Bài 1: Tháng 11/2014, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc công ty cổ phần Hà Giang, có trụ sở tại quận Ba Đình Hà Nội (bên bán) ký hợp đồng mua bán số 01/HĐMBHH 200 tấn gạo tấm với bà Bùi Thị Vinh, Phó giám đốc công ty TNHH Đồng Văn ( bên mua). Trong hợp đồng có một số thỏa thuận sau:
Ngày 20/12/2014, bên
mua sẽ nhận giao hàng tại kho của bên bán.
Bên mua thanh toán một
lần tại thời điểm giao hàng.
Mọi tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng này được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Ngày 15/12/2014,
CTTNHH Đồng Văn gửi thông báo lùi ngày nhận hàng tới ngày 25/12/2014, kho hàng
của CTCP Hà Giang bị hỏa hoạn, thiệt hại toàn bộ 200 tấn gạo tấm. Ngày
25/12/2014, công ty TNHH Đồng Văn tới kho của bên bán để lấy hàng, nhưng vì
không có hàng nên sau đó bị đối tác phạt vi phạm 800 triệu đồng. CTTNHH Đồng
Văn có gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu CTCP Hà
Giang bồi thường 800 triệu đồng do đối tác phạt vi phạm.
1. Xác định tính hiệu lực
của hợp đồng số 01/HĐMBHH.
2. Nêu căn cứ pháp lý để
yêu cầu của CTTNHH Đồng văn được giải quyết.
3. Bình luận về thỏa thuận
trọng tài của các bên.
4. Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội có thể thụ lý đơn khởi kiện của CTTNHH Đồng Văn không?
Bài làm:
1.
Xác
định tính hiệu lực của hợp đồng.
a) Về
chủ thể của hợp đồng: 2 bên trong quan hệ hợp đồng đều là thương nhân (CTCP Hà
Giang và CTTNHH Đồng Văn). Trong trường hợp này, cả hai chủ thể của hợp đồng
mua bán hàng hóa đều là pháp nhân, do đó việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
sẽ được thực hiện thông qua người đại diện của công ty (theo quy định của luật
doanh nghiệp 2014)
Chủ thể giao kết hợp đồng:
ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc công ty cổ phần Hà Giang và bà Bùi Thị Vinh, Phó giám
đốc công ty TNHH Đồng Văn.
b) Về
năng lực pháp luật dân sự: ông Tuấn và bà Vinh có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
c) Về
thẩm quyền giao kết hợp đồng:
+ Ông Lê Anh Tuấn là
giám đốc công ty cổ phần Hà Giang: căn cứ khoản 2 Điều 134 luật doanh nghiệp
2014, ông Tuấn có thể là người đại diện của công ty cổ phần Hà Giang trong trường
hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và ông Tuấn được Điều lệ quy định
là người đại diện hoặc công ty có nhiều hơn một người đại diện. Trong 2 trường
hợp này, ông Tuấn là người đại diện theo pháp luật của công ty và có thẩm quyền
giao kết hợp đồng.
+ Bà Bùi Thị Vinh, Phó giám đốc công ty TNHH Đồng
Văn: căn cứ điều 64 luật doanh nghiệp 2014, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng
nhân danh công ty bao gồm Giám đốc, tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng thành
viên. Tuy nhiên nếu bà Vinh được ủy quyền trong trường hợp này thì vẫn được
giao kết hợp đồng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.
d) Về
hình thức: hợp đồng được thể hiện dưới dạng văn bản. (điều 24 luật thương mại)
e) Về
đối tượng: là hàng hóa (theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương mại)- 200
tấn gạo tấm. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
f) Về
nội dung: các bên đã thỏa thuận về đối tượng, thời gian, địa điểm giao hàng,
phương thức giải quyết tranh chấp.
Mục đích và nội dung của
hợp đồng kinh doanh, thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội.
Hợp đồng mua bán được
giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do
giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạoc đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng,
trung thực, thiện chí và ngay thẳng. Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự
nguyện.
Nhận
xét về tính hiệu lực: hợp đồng thỏa mãn các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực nếu
chủ thể giao kết hợp đồng là hợp pháp ( bà Vinh là đại diện ủy quyền và ông Tuấn
là đại diện theo pháp luật)
3. Bình luận về thỏa thuận
trọng tài của các bên.
a) Thời
điểm lập: thỏa thuận trọng tài được lập trước khi xảy ra tranh chấp
b) Hình
thức: xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng.
c) Thỏa
thuận có hiệu lực: không bị vô hiệu theo điều 18 luật trọng tài thương mại, thỏa
mãn các điều kiện:
Tranh
chấp phát sinh trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của trọng tài quy định tại điều
2, trường hợp này là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Người
xác lập thỏa thuận trọng tài có thẩm quyền và có năng lực hành vi dân sự. Như vậy,
trường hợp bà Vinh là người đại diện theo ủy quyền và ông Tuấn là người đại diện
theo pháp luật thì thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài là hợp pháp.
Hình thức của thỏa thuận
trọng tài phù hợp với quy định theo điều 16 luật TTTM: dưới dạng văn bản, xác lập
dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng.
Thỏa
thuận trọng tài do các bên tự nguyện thỏa thuận và không vi phạm điều cấm của
pháp luật.
Như
vậy thỏa thuận trọng tài giữa 2 bên là hợp pháp nếu thẩm quyền xác lập thỏa thuận
của 2 bên hợp pháp
4. Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội không thể thụ lý đơn khởi kiện của CTTNHH Đồng Văn. Căn cứ điều 6 luật
trọng tài thương mại, “trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng
tài mà một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường
hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện
được”. như vậy, khi hai bên đã xác lập thỏa thuận trọng tài để giải quyết tranh
chấp thì tòa án sẽ không được phép thụ lí giải quyết, trừ trường hợp:
+ thỏa thuận trọng tài
vô hiệu: trong tình huống trên, nếu thẩm quyền xác lập thỏa thuận không hợp
pháp, thỏa thuận trọng tài sẽ bị coi là vô hiệu.
+ thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được: là các trường hợp
quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định
Luật Trọng tài thương mại do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban
hành.
Bài 2:
Ngày 15/7/2008, doanh
nghiệp H gửi một đề nghị giao kết hợp đồng tới công ty phần mềm máy tính M. Đề
nghị này yêu cầu công ty M cung cấp 5 phần mềm quản lí doanh nghiệp theo tiêu
chuẩn nội bộ của doanh nghiệp H. Sau khi nhận được đề nghị này vào ngày
16/7/2008, công ty M yêu cầu doanh nghiệp H chờ một thời hạn là 10 ngày để công
ty tiến hành thử nghiệm sản phẩm. Doanh nghiệp H đồng ý.
Đến ngày 24/7/2008,
doanh nghiệp H gửi một đề nghị có nội dung giống hệt nội dung của bản đề nghị
giao kết hợp đồng với công ty M cho công ty máy tính K. Công ty K ngay lập tức
đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp H đã thông báo ngay cho công ty M
về việc hủy đề nghị giao kết hợp đồng với lý do đã ký kết hợp đồng với công ty
K. Doanh nghiệp H có được phép hủy hợp đồng với công ty M không, vì sao?
Trả lời:
Doanh
nghiệp H không được phép hủy hợp đồng với công ty M. Căn cứ BLDS 2015. (tìm căn
cứ pháp lí) đề nghị giao kết hợp đồng ràng buộc người đề nghị nên về nguyên tắc,
đề nghị giao kết đã gửi đến người được đề nghị thì không thể rút lại, thay đổi
hoặc hủy bỏ. chính vì lí do này nên khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề
nghị thường ấn định một thời hạn trả lời nhất định. Nếu hết thời hạn đó mà bên
được đề nghị không trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn hiệu lực và
bên đề nghị được giải phóng khỏi sự ràng buộc. cũng chính vì chịu sự ràng buộc
này nên trong thời hạn đã ấn định, bên đề nghị không được giao kết hợp đồng với
chủ thể khác. Nếu hợp đồng giao kết với chủ thể khác được thiết lập khiến cho
bên được đề nghị thiệt hại do không giao kết được hợp đồng thì bên đề nghị giao
kết phải bồi thường.
Bài 3:
Ngày
12/06/2008 công ty thương mại Gia Vũ (Hà Nội) ký hợp đồng mua 100 tấn đường
tinh khiết RE loại 1 với công ty sản xuất đường mia La Ngà (Đồng Nai) Bên mua
là công ty Gia Vũ có trách nhiệm vận chuyển hàng. Công ty Gia Vũ đã ký hợp đồng
vận tải với công ty Bắc Hà. Khi kiểm tra lô hàng, công ty Gia Vũ nhận thấy 30
bao hàng bị hỏng do ngấm nước. Công ty Gia Vũ từ chối nhận lô hàng và yêu cầu
bên Bắc Hà phải bồi thường thiệt hại do không đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi
vận chuyển. Công ty Bắc Hà không chấp nhận, cho rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ
vận chuyển. Việc lô hàng bị ngấm nước là do công ty La Ngà không đóng gói đúng
tiêu chuẩn, vì vậy bên Gia Vũ không thể đòi Bắc Hà bồi thường thiệt hại.
Thời điểm chuyển rủi
ro của lô hàng trên là khi nào? Công ty Bắc Hà có phải bồi thường thiệt hại
không? Vì sao?
Bài 4:
Ngày
10/11/2017, ông Doanh- giám đốc công ty cổ phần Doanh Minh ký hợp đồng mua bán
hàng hóa số 01/HĐMB với bà Mai- chủ doanh nghiệp tư nhân Ngọc Mai. Trong hợp đồng,
hai bên thỏa thuận một số điều khoản sau: CTCP Doanh Minh bán 1 tấn cá đông lạnh
cho DNTN Ngọc Mai với giá thỏa thuận 25.000 đồng/1kg. Thời gian giao hàng từ
ngày 1/12/2017 đến ngày 5/12/2017. Địa điểm giao hàng tại kho của DNTN Ngọc
Mai; Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mọi tranh chấp phát sinh giải quyết tại
trọng tài thương mại.
1. Nêu những điều kiện để
hợp đồng 01/HĐMB có hiệu lực.
2. Ngày 2/12/2017, CTCP
Doanh Minh giao hàng, qua kiểm tra, đại diện phía bên mua xác định 300kg hàng
hóa không đảm bảo chất lượng. DNTN Ngọc Mai yêu cầu hủy hợp đồng và phạt vi phạm
với CTCP Doanh Minh. CTCP Doanh Minh không chấp nhận và đồng ý đổi số hàng
không đảm bảo chất lượng nói trên. Hãy nêu cách thức xử lý tình huống trên?
3. Đến hết ngày
5/12/2017, CTCP Doanh Minh không giao đủ hàng cho DNTN Ngọc Mai. DNTN Ngọc Mai
đã yêu cầu phạt vi phạm với CTCP Doanh Minh; đồng thời yêu cầu CTCP Doanh Minh
bồi thường 200 triệu đồng do hành vi vi phạm hợp đồng. Hãy nhận xét về yêu cầu
của DNTN Ngọc Mai.
4. Ngày 8/1/2018, với lý
do ông Doanh- giám đốc CTCP Doanh Minh không phải người đại diện theo pháp luật
của công ty nên DNTN Ngọc Mai đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng
01/HĐMB vô hiệu và yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh. hỏi tòa án
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không?
Trả lời:
1. Điều kiện để hợp đồng
mua bán có hiệu lực.
+ Chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong trường hợp này, chủ thể của giao
dịch dân sự là công ty cổ phần Doanh Minh và doanh nghiệp tư nhân Ngọc Mai. Chủ
thể của giao dịch mua bán hàng hóa này là thương nhân. Do đó giao kết hợp đồng
trong trường hợp này được thực hiện thông qua người đại diện CTCP Doanh Minh và
chủ DNTN Ngọc Mai.
+ Đại diện của các bên
giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền: đại diện trong hợp đồng mua bán trên là
ông Doanh- giám đốc công ty cổ phần Doanh Minh và bà Mai- chủ doanh nghiệp tư
nhân Ngọc Mai. Căn cứ (..)
+ Đối tượng của hợp đồng:
: là hàng hóa (theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương mại)- 1 tấn cá đông
lạnh. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
+ Nội dung của hợp đồng:
các bên thỏa thuận về giá, thời gian địa điểm giao hàng, phương thức giải quyết
tranh chấp
Mục đích và nội dung của
hợp đồng không vi phạm điều cấm của phápluật, không trái đạo đức xã hội;
+ Hợp đồng mua bán bảo
đảm các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do giao kết
nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, trung thực,
thiện chí và ngay thẳng. Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
+ Hình thức của hợp đồng
phù hợp với quy định của pháp luật: căn cứ điều 24 luật thương mại 2005, hình
thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc hành
vi cụ thể. Trong trường hợp này, hai bên đã xác lập hợp đồng mua bán bằng hình
thức văn bản, phù hợp với quy định của pháp luật
2. Xử lý tình huống.
Căn cứ khoản 2 điều 40
luật thương mại 2005 quy định về Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với
hợp đồng: “bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng
hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm
khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro”. Vậy trong trường hợp
này, công ty cổ phần Doanh Minh phải chịu trách nhiệm về 300kg hàng hóa không đảm
bảo chất lượng.
Về yêu cầu của DNTN Ngọc
mai “hủy hợp đồng và phạt vi phạm với CTCP Doanh Minh”.
+ về yêu cầu hủy hợp đồng:
việc hủy hợp đồng thường áp dụng khi hợp đồng chưa được thực hiện, áp dụng
trong các trường hợp: (1) xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều
kiện để hủy bỏ hợp đồng; (2) một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (căn cứ
khoản 4 điều 312). Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt
hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết
hợp đồng. Trong trường hợp này 2 bên không thỏa thuận trước về hành vi là điều
kiện để hủy bỏ hợp đồng. Vi phạm trong trường hợp này cũng không phải là vi phạm
cơ bản. Do đó, không thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng.
+ về yêu cầu phạt vi
phạm: căn cứ điều 300 luật thương mại 2005, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng
trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng. Trong hợp đồng trên,
hai bên không thỏa thuận về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm, do đó không thể
áp dụng chế tài này.
Về yêu cầu của CTCP
Doanh Minh không chấp nhận và đồng ý đổi số hàng không đảm bảo chất lượng nói
trên: căn cứ khoản 1 điều 41 luật thương mại 2005, “...” trong trường hợp này,
bên bán- là CTCP Doanh Minh giao hàng trước khi hết thời hạn và hàng không phù
hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng
hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời gian còn lại. như vậy
yêu cầu của CTCP Doanh Minh là có căn cứ. bên cạnh đó, nếu việc khắc phục này
gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lí cho bên mua thì bên bán phải
chịu trách nhiệm về bất lợi này.
3. Nhận xét về yêu cầu của
DNTN Ngọc Mai
Về yêu cầu phạt vi phạm
(không có căn cứ vì 2 bên đã ko thỏa thuận trước trong hợp đồng)
Về yêu cầu bồi thường
thiệt hại (nếu chứng minh được thiệt hại thực tế phát sinh thì có quyền yêu cầu)
4. Tòa án không có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp
Hai
bên đã thỏa thuận mọi giải quyết phát sinh sẽ thỏa thuận bằng trọng tài, kiểm
tra 2 trường hợp ngoại lệ: thỏa thuận vô hiệu, thỏa thuận không thể thực hiện
được.