TÌNH
HUỐNG 1:
Cơ
quan điều tra công an tỉnh Q thụ lý, điều tra vụ án tham ô tài sản từ ngày 5/
3, trong quá trình điều tra đã xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra
của mình mà thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra tỉnh H. Vì vậy, ngày
12/ 4 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Q đã ra Quyết định chuyển vụ án và di lý bị
can A (bị can của vụ án) đến Cơ quan điều tra Công an tỉnh H. Khi nhận vụ án,
Cơ quan điều tra tỉnh H thấy bị can A đã có quyết định tạm giam từ ngày 6/3 với
thời hạn 03 tháng của Cơ quan điều tra tỉnh Q nên các điều tra viên được phân
công điều tra vụ án đã có ý kiến khác nhau về lệnh tạm giam đối với A. Cụ thể
như sau:
· Tiếp
tục thực hiện lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q đối với A,
không cần phải ra lệnh tạm giam khác.
· Ra
quyết định huỷ bỏ Quyết định tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q đối
với A và ra lệnh tạm giam khác kể từ khi
nhận bàn giao bị can A.
· Ra
quyết định huỷ bỏ Quyết định tạm giam của Cơ quan điều tra Công An tỉnh Q đối
với A và Cơ quan điều tra tỉnh H ra lệnh
tạm giam khác kể từ ngày 6/3 (thời điểm
A có quyết định khởi tố, bắt giam của Cơ quan điều tra tỉnh Q).
Hỏi: Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 2:
Khoảng
02 giờ ngày 6/12 tổ tuần tra của công an TP Hà Nội phát hiện A đang dắt hai con trâu đi trên đường, dáng
vẻ lấm lét nên đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ và giải thích dắt trâu đi đâu
vào ban đêm. Bị hỏi, A đã khai: Do muốn
có tiền tiêu sài nên đã dắt trộm hai con
trâu của một gia đình ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mang xuống lò mổ ở
Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng, HN bán; Nơi thường trú A khai tại Bản B, xã Q,
huyện Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên, vì đi vội nên không mang theo giấy tờ tuỳ
thân. Trong tổ tuần tra có những ý kiến khác nhau sau đây:
· Lập
biên bản lời khai của A, dẫn giải A và hai con trâu về trụ sở công an Quận để
xác minh làm rõ sự việc, trên cơ sở đó sẽ đề ra biện pháp xử lý phù hợp.
· Lập
biên bản phạm pháp quả tang, dẫn giải A và hai con trâu về công an Quận để ra
lệnh tạm giữ đối với A.
· Lập
biên bản lời khai của A, dẫn giải A và hai con trâu về công an Quận để ra lệnh bắt
khẩn cấp.
Hỏi:
Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? Nếu không đồng ý với những ý kiến trên thì Anh (Chị) nêu giải
quyết khác.
TÌNH
HUỐNG 3:
3.
a) Cơ quan điều tra Công an tỉnh H đã khởi tố và bắt tạm giam đối với A về Tội tham ô tài sản theo
Điều 353 BLHS năm 2015, trong quá trình điều tra phát hiện ngoài Tội tham ô, A
còn phạm thêm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ qui
định tại Điều 356 BLHS năm 2015.
Hỏi:
Cách xử lý của Cơ quan điều tra trong trường hợp này?
3.
b) Khi vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát, Viện kiển sát chỉ ra Quyết định
truy tố A về Tội tham ô tài sản mà không
truy tố A về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hỏi: Trường hợp này Cơ quan điều tra có
quyền hạn gì không? Tại sao ?
TÌNH
HUỐNG 4:
Cơ
quan điều tra tỉnh Công an tỉnh Q dựa trên cơ sở xác minh lời tố giác của người
bị hại đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với A, lệnh này đã được VKS cấp tỉnh phê chuẩn. Cùng với
việc chuyển lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với A để VKS phê chuẩn Cơ quan điều tra đã Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm
đi khỏi nơi cư trú đối với A.
Hỏi: Quyết định áp dụng biện pháp ngăn
chặn cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan điều tra có đúng không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 5:
5.
a) Trong Bản kết luận điều tra và Quyết định đề nghị truy tố đối với A, Cơ quan
điều tra đều khẳng định A phạm Tội cưỡng đoạt tài tài sản. Khi nghiên cứu hồ sơ
vụ án VKS cho rằng có cơ sở để kết luận A phạm Tội cướp tài sản nên đã ra Quyết
định truy tố A về Tội cướp tài sản.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết quyết định
truy tố của VKS đối với A có đúng không? Tại sao ?
5.
b) Khi xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã ra bản án đối với A về Tội cưỡng đoạt
tài sản vì cho rằng không có cơ sở để kết luận A phạm Tội cướp tài sản như VKS
đã truy tố.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết Hội đồng xét xử ra bản án A phạm Tội cướp tài sản có đúng
với qui định của LTTHS không? Tại sao ?
TÌNH
HUỐNG 6:
6.
a) A đang bị tạm giam và bị VKS truy tố
về Tội giết người, vụ án được đưa ra xét xử. Tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã
tuyến bố không có cơ sở để kết luận A phạm tội giết người và trả tự do ngay cho
A tại phiên toà.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết Quyết định trả tự do cho A ngay tại phiên toà có đúng không?
6.
b) Bản án sơ thẩm bị Viện kiểm sát kháng nghị
theo hướng A phạm tội giết người và được xét xử lại theo thủ tục phúc
thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm sau khi xem xét vụ án đã ra bản án khẳng định
đủ cơ sở để buộc A phạm tội giết người và áp dụng hình phạt 20 năm tù đối với
A. Đồng thời Hội đồng xét xử cũng ra Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm
giam ngay đối với A tại phiên toà.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết Bản án phúc thẩm và Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giam đối với A của HĐXX phúc thẩm có
đúng không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 7:
Do
có mâu thuẫn với nhau nên A đã rủ B, C, D, E đến đánh M, theo kết luận giám
định pháp y M bị tổn hại 10% sức khoẻ. M đã có đơn yêu cầu Cơ quan điều tra
khởi tố bị can đối với A, những người
còn lại M không yêu cầu khởi tố. Trước yêu cầu này của người bị hại, trong Cơ
quan điều tra đã có những ý kiến khác nhau sau đây:
- Thứ nhất, không khởi tố vụ án và
khởi tố bị can đối với những người trong vụ án vì, chỉ có yêu cầu khởi tố của
người bị hại đối với tất cả những người trong vụ án mới thoả mãn dấu hiệu cấu
thành của Tội cố ý gây thương tích.
- Thứ hai, ra Quyết định khởi tố vụ án
và Quyết định khởi tố bị can đối với A về Tội cố ý gây thương tích, không khởi
tố bị can đối với B, C, D, E vì không có yêu cầu của người bị hại.
- Thứ ba, ra Quyết định khởi tố vụ án
và Quyết định khởi tố bị can đối với A, B, C, D, E vì, hành vi của bọn chúng đã
thoả mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã có yêu cầu khởi tố vụ án, khởi
tố bị can (mặc dù người bị hại không yêu cầu khởi tố tất cả những người trong
vụ án).
Hỏi:
Anh (Chị) đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 8:
Trên
cơ sở tài liệu, chứng cứ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H đã
phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với A về Tội giết người, thời hạn tạm giam 04
tháng. Lệnh tạm giam ghi ngày 1/10,
nhưng đến ngày 21/11 Cơ quan điều tra mới bắt được A và lập biên bản về việc
bắt, đồng thời dẫn giải A đến trại tạm giam để thực hiện lệnh tạm giam của các
cơ quan tiến hành tố tụng.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết thời hạn tạm
giam trong trường hợp này được tính từ khi nào (từ khi có lệnh tạm giam hay khi
bắt được được bị can)? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 9:
A
là người tỉnh BN về Hà Nội làm nghề xe ôm trong lúc nông nhàn, không có nơi cư
trú cố định ở Hà Nội. Tuy nhiên, do bị cám dỗ nên A nghiện ma tuý và bị bắt quả tang về hành vi
sử dụng chất ma tuý. Sau khi xác minh, Cơ quan điều tra khẳng định có đủ căn cứ
để ra Quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với A về Tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý theo Khoản 1, Điều 249 BLHS năm 2015.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với A
không? Tại sao ?
TÌNH
HUỐNG 10:
B
phạm tội đánh bạc và bị Toà án xử 6 tháng tù giam, nhưng sau khi xét xử B đã bỏ
trốn ra nước ngoài. Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã B, sau 01 năm B trở về
Việt Nam và ra đầu thú tại Cơ quan điều tra và xin tại ngoại. Cơ quan điều tra
đã tiếp nhận sự đầu thú của B và chấp nhận đơn xin tại ngoại của B, đồng thời
ra Quyết định đình chỉ việc truy nã.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết cách giải quyết vụ án trong trường hợp này của Cơ quan điều
tra có đúng qui định của Luật TTHS không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 11:
A
bị khởi tố về Tội cố ý gây thương tích
cho người khác theo Khoản 1, Điều 134 BLHS năm 2015 và bị áp dụng biện
pháp ngăn chặn tạm giam. Toà án Quận H xử bị cáo 12 tháng tù giam. Bị cáo không
kháng cáo. VKSND cùng cấp kháng nghị theo hướng bị cáo được hưởng án treo. Vụ
án được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, đến thời điểm đưa ra xét xử phúc
thẩm là 18 tháng kể từ khi A có quyết định khởi tố và bị tạm giam . Trong bản
án của mình, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, không chấp nhận
kháng nghị phúc thẩm của VKS, đồng thời cũng quyết định trả tự do ngay cho bị
cáo tại phiên toà.
Hỏi: 1. Anh (Chị)
cho biết trường hợp này bị cáo A có được coi là bị oan không?
2. Anh (Chị) cho biết Cơ quan tiến hành tố
tụng nào phải chịu trách nhiệm về việc A
bị giam quá thời hạn 6 tháng so với mức hình phạt mà bản án phúc thẩm đã tuyên?
TÌNH
HUỐNG 12:
12.
a) T bị bắt quả tang khi đang trộm cắp
01 chiếc xe đạp của B. Công an Quận H đã tham khảo ý kiến của hai chủ cửa hàng
bán xe đạp về giá trị chiếc xe mà T lấy cắp thì đều được trả lời trị giá của
chiếc xe đó khoảng 1.200.000 đồng đến 1. 500. 000đ, người bị hại cũng công nhận giá trị xe của mình chỉ
khoảng 1.500. 000đ. Không tin vào việc
định giá đó, Công an Quận H đã ra Quyết định trưng cầu định giá chiếc xe đạp và
gửi đến Phòng tài chính - vật giá Quận H. Hội đồng định giá tài sản đã ra biên
bản xác định trị giá của chiếc xe bị lấy cắp là 2.300.000 đồng. Trên cơ sở kết
luận định giá đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và
khởi tố bị can đối với T.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết Quyết định
khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với T của Công an Quận H có căn cứ
và đúng thủ tục theo qui định của Luật tố tụng hình sự không?
12.
b) Khi kết thúc điều tra, bị can T đã nhờ luật sư D bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình. Luật sư D đã đến nhà máy sản xuất ra chiếc xe đạp bị lấy cắp và xin báo
giá thì được biết trị giá chiếc xe khi mới (100%) là 1. 560. 000đ (bao gồm cả
10% thuế giá trị gia tăng). Trên thực tế chiếc xe bị lấy cắp đã được sử dụng 3
năm nên trị giá chiếc chỉ còn khoảng 900. 000 đ nên luật sư D đã yêu cầu cơ
quan tiến hành tố tụng giám định lại chiếc xe tang vật của vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và những tài liệu mà
luật sư D cung cấp, VKS Quận H đã Quyết định đình chỉ vụ án vì việc vi phạm của
bị can T chưa đến mức phải xử lý hình sự mà chỉ phải chịu trách nhiệm hành
chính.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Việc thu thập và xuất trình chứng
cứ của luật sư D có đúng qui định của pháp luật tố tụng không?
2. Quyết định đình chỉ vụ án của VKS
Quận H có căn cứ không?
3. Hội đồng định giá tài sản Quận H có
phải chịu trách nhiệm gì không?
TÌNH
HUỐNG 13:
Khoảng
22 giờ đêm ngày 15/4 T, N, C rủ nhau trêu ghẹo người đi đường. Bọn chúng đã
dùng xe máy và dao để thực hiện ý đồ phạm. Trên đường đi thấy một đôi nam, nữ
đèo nhau bằng xe máy, bọn chúng đã áp sát xe vào xe của người đàn ông, nhưng
người đàn ông đã rồ máy cho xe chạy nhanh nên thoát. Đi một đoạn chúng gặp đôi
nam, nữ đèo nhau bằng xe đạp, T đã dí mã tấu vào người thanh niên doạ dẫm, N và
C trêu trọc người phụ nữ, khi đang hành động chúng gặp người đi đường can ngăn
nên đã bỏ đi. Đến ngã ba, chúng gặp một xe khách đang đỗ ven đường nên đã dừng
xe, dùng mã tấu chém vào hông xe khách, và lấy đá ném vào cửa kính xe gây thiệt
hại 2.000. 000đ. Tiếp tục đi, chúng gặp một người đi bộ và xông vào lục soát
nhưng không có tài sản gì nên T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào nạn nhân,
gây thương tích với tỷ lệ 24%. Trên đường về nhà chúng còn vừa đi vừa la hét,
chửi bới nên đã bị B là công an viên đuổi bắt, nhưng chúng đã dùng gạch, đá nén
lại làm B bị thương với thương tích 5%. Đến sáng hôm sau chúng đến Công an xã
tự thú.
Vụ án được khởi tố và điều tra, Viện
kiểm sát truy tố T, N, C về các tội: Tội
cố ý gây thương tích, theo Điểm a, c, i Khoản 2, Điều 134 BLHS; Tội gây
rối trật tự công cộng, theo Điểm a, Khoản 2, Điều 318 BLHS. Trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử, Toà án đã trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra
và truy tố bổ sung các bị cáo thêm về
Tội cố ý huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản , theo Điều 178 BLHS và Tội chống
người thi hành công vụ, Điều 330 BLHS nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan
điểm như cáo trạng ban đầu.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Viện kiểm sát không điều
tra, truy tố bổ sung các bị cáo theo yêu cầu của Toà án mà vẫn giữ nguyên quan
điểm như cáo trạng ban đầu có đúng hay không? Tại sao?
2. Cách giải quyết của Toà
án trong trường hợp này?
TÌNH
HUỐNG 14:
14a.
D 15 tuổi, là học sinh Trường THCS Mai Hoa do mâu thuẫn nên đã đâm L(bạn cùng
lớp) nhiều nhát vào bụng và ngực làm L bị thương nặng khi vừa ra khỏi cổng
trường. Thấy vậy, Bảo vệ Nhà trường đã can ngăn, đưa L đi cấp cứu, đồng thời
lập biên bản về việc phạm pháp của D, sau đó dẫn giải D đến Công an phường để
xử lý.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Trong trường hợp này có bắt quả tang D
được không?
2. Việc bảo vệ nhà trường lập biên bản phạm
pháp và dẫn giải D đến công an phường có đúng thủ tục pháp luật không?
14b.
Khi tiếp nhận sự việc, Công an phường đã ra Quyết định tạm giữ D, lấy lời khai
của D về sự việc phạm pháp, đồng thời báo cáo sự việc lên Công an Quận.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Quyết định tạm giữ D của Công an phường
có đúng không?
2. Trong trường hợp này Công an phường có
phải dẫn giải D đến Cơ quan điều tra Công an Quận H không?
14c.
Sau khi nhận báo cáo của Công an phường, Công an Quận đã yêu cầu Công an Phường
dẫn giải D lên Công an Quận. Trên cơ sở xem xét sự việc Công an Quận đã ra
quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với D, đồng thời Công an Quận cũng
ra Quyết định tạm giam D với thời hạn 02 tháng. Quyết định khởi tố bị can và
tạm giam D được Công an Quận thông báo đến gia đình của D.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
đối D của Công an Quận có đúng qui định của pháp luật không?
2. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giam đối với D có đúng qui định của pháp luật không? Tại sao
14d.
Vụ án được tiến hành điều tra làm rõ, thương tích mà D gây ra cho L, theo kết
luận của giám định pháp y L bị thiệt hại 30% sức khoẻ. Trên cơ sở kết luận của
Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đã lập cáo trạng và truy tố D về Tội cố ý gây
thương tích cho người khác theo Khoản 1,
Điều 134 BLHS. Hội đồng xét xử sơ thẩm với thành phần: Ông Kim, Thẩm phán - Chủ
toạ phiên toà; Ông Huỳnh cán bộ Công an hưu trí, Hội thẩm nhân dân; Bà Minh cán
bộ thương nghiệp quận, Hội thẩm nhân dân
đã tuyên phạt D về Tội cố ý gây thương tích và áp dụng hình phạt 2 năm
tù đối với D, đồng thời buộc cha, mẹ D phải nộp tiền án phí và bồi thường thiệt
hại cho L là 10. 000. 000 đồng.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
trong trường hợp này có đúng qui định của luật tố tụng hình sự không?
2. Hình phạt 02 năm tù mà Hội đồng xét
xử áp dụng đối với D có phù hợp với tính chất, mức độ vụ án và với qui định của
Luật hình sự không?
3. Xác định tư cách tham gia tố tụng
của D, của cha, mẹ D, L và cha mẹ L.
14e.
Sau khi án sơ thẩm tuyên được 05 ngày, Viện kiểm sát có kháng nghị với nội
dung: Hình phạt mà án sơ thẩm tuyên là quá nặng so với tính chất, mức độ phạm
tội của D; Cha mẹ D kháng cáo với ba nội dung: 1/ Vụ án được đưa ra xét xử
nhưng không có luật sư tham gia 2/ Hình phạt mà Hội đồng xét xử áp dụng đối với
D là quá nặng 3/ Mức bồi thường quá nhiều so với thực tế thiệt hại của nạn
nhân. Toà án cấp phúc thẩm đã thụ lý và
giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Toà án cấp phúc thẩm
giải quyết vụ án như thế nào cho đúng qui định của pháp luật?
TÌNH
HUỐNG 15:
Cơ
quan điều tra tỉnh H đang thụ lý vụ án mua bán chất ma tuý (Điều 251 BLHS) có
nhiều đối tượng tham gia. A là bạn của những đối tượng trong vụ án nên Cơ quan
Điều tra đã triệu tập đến hỏi với tư cách người làm chứng. Trong quá trình lấy
lời khai A, Cơ quan điều tra thấy rằng: A không những là người biết việc mua
bán chất ma tuý mà còn là người đồng
phạm với các đối tượng khác của vụ án. Trước những bằng chứng cụ thể, rõ ràng A
đã thừa nhận sự tham gia của mình vào việc mua bán chất ma tuý nên cơ quan Điều
tra đã tuyên bố bắt và tạm giữ đối với người đó.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết việc làm trên của cơ quan Điều tra đúng hay sai.Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 16:
16a.
A sử dụng xe máy 350 cc để cướp giật tài sản công dân. Ngày 25/4 A phóng xe với
tốc độ 80km/ giờ giật sợi dây truyền vàng của chị N đang đi xe máy trên Quốc lộ
số 05. Do quá bất ngờ và mất thăng bằng do bị giật, chị N bị ngã ngay trên
đường. Khi thực hiện tội phạm, A đã bị công an phát hiện và đuổi bắt. Trong quá
trình bị đuổi bắt, A đã lao xe vào gốc cây bên đường, bỏ xe lại và nhảy xuống
sông để tẩu thoát nhưng bị dân chài ở sông bắt được.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1.
Có thể bắt A trong trường nào theo qui định của Luật TTHS?
2.
Những thủ tục nào phải làm đối với sự việc nêu trên?
16b.
Trong bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra đã làm rõ và khẳng định những nội
dung sau: A là thanh niên có tiền án về Tội lừa đảo, chưa được xoá án, không có
nghề nghiệp ổn định; Hành vi mà A thực hiện ngày 25/ 4, trên Quốc lộ số 05 đã
cấu thành Tội cướp giật; Chị N ngoài việc bị giật dây truyền còn bị thương do
ngã từ xe xuống đường với tỷ lệ thương tích 15%, chiếc xe máy của chị bị hư
hỏng, muốn khôi phục phải mất 2.000. 000đ; Chiếc xe máy mà A sử dụng làm công
cụ phạm tội là của B do A mượn (A nói với B mượn xe để về quê thăm mẹ ốm) bị hư
hỏng nặng ( thiệt hại 50% trị giá của xe tương đương với 15. 000. 000đ).
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1. Với những tình tiết của
vụ án nêu trên, có thể truy cứu A theo những điều, khoản nào của BLHS?
2. Cơ quan tiến hành tố tụng
có thể tịch thu xung công quĩ chiếc xe máy 350cc mà A dùng để thực hiện tội
phạm được không?
3. Chị N và B tham gia tố tụng với tư cách gì?
TÌNH HUỐNG 17:
A
phạm Tội truyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ Khoản 1, Điều 326 BLHS, trong giai
đoạn điều tra, Cơ quan Điều tra áp dụng biện pháp tạm giam đối với A 04 tháng,
Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tạm giam thời hạn 01 tháng đối với A. Khi xét
xử, trong bản án của mình, Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định:
Trường
hợp 1: Bị cáo phạm tội và bị áp dụng 06 tháng tù.
Trường
hợp 2: Bị cáo phạm tội và bị áp dụng 12 tháng cải tạo không giam giữ. Hỏi: Anh
(Chị) cho biết thời hạn 05 tháng bị cáo đã bị tạm giam được giải quyết như thế
nào trong các trường hợp nêu trên và trường hợp nào cần phải thi hành bản án
của Toà án khi chưa có hiệu lực pháp luật.
TÌNH
HUỐNG 18:
D,
T & L là bị cáo trong vụ án trộm cắp tài sản , bị HĐXX sơ thẩm tuyên án,
phạt tù D 05 năm tù, T 04 năm tù và L 06 năm tù. D đã kháng cáo yêu cầu toà
phúc thẩm giảm hình phạt cho mình, T và L không kháng cáo; Viện kiểm sát không
có kháng nghị. Tại phiên toà, HĐXX phúc
thẩm thấy có căn cứ để giảm hình phạt cho D và cũng có căn cứ để giảm hình phạt
cho T & L, nên trong bản án đã quyết định giảm hình phạt cho D xuống còn 02
năm tù, T 03 năm tù và L 04 năm tù.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Quyết định giảm hình phạt cho T& L(hai bị cáo không có kháng cáo) của HĐXX phúc thẩm có đúng không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 19:
19a.
A là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Đông phong, ký hợp đồng với T lái xe
cho công ty. Theo hợp đồng thoả thuận giữ T và công ty TNHH Đông Phong mà A là
đại diện thì T có trách nhiệm chạy xe theo sự điều động của Ban giám đốc, bảo
đảm mọi vấn đề kỹ thuật của xe và lái xe an toàn. Ngày 1/ 4 T đã tự ý dùng xe
vào việc riêng, không báo với Ban giám đốc và gây tai nạn làm chết người nên đã
bị Cơ quan điều tra bắt tạm giam.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Công ty TNHH Đông Phong có phải là người tham gia tố tụng
không? A có phải là người tham gia tố
tụng?
19b.
B là đại diện cho người bị hại đã có đơn và trước phiên toà đều yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại cho
cái chết của em mình là 100. 000.000đồng, còn không có ý kiến gì về hình phạt
đối với T. Hội đồng xét xử đã ra bản án quyết định: T phạm tội vi phạm các qui
định tham gia giao thông đường bộ, theo Khoản 2, Điều 260 BLHS và bị phạt 04 năm tù; Buộc T phải có trách
nhiệm bồi thường cho nạn nhân 85. 000. 000đồng; A và Công ty TNHH Đông Phong
không phải là người gây tai nạn nên không phải bồi thường thiệt hại.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Bản án của HĐXX trong trường hợp này có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 20:
Tại
phiên toà, khi xét xử bị cáo A về Tội tham ô tài sản XHCN theo Khoản 1, Điều
353 BLHS, Hội đồng xét xử có căn cứ cho rằng: Ngoài Tội tham ô như cáo trạng
của Viện kiểm sát đã truy tố, A còn phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản, theo Điều 355 BLHS (trong cáo trạng của Viện kiểm sát không truy
tố A về tội phạm này) nên đã tuyên án A phạm hai tội: Tham ô tài sản và Tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, đồng thời áp dụng mười lăm năm tù
là hình phạt chung của hai tội mà A đã phạm.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Bản án của HĐXX đối với đúng hay sai? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 21:
21a.
Ngày 26-12, UBND huyện K bị mất trộm chiếc xe ô tô hiệu Hon Da, biển kiểm soát
29 A- 0576, Chánh văn phòng UBND huyện đã làm đơn trình báo với Cơ quan điều
tra. Sau thời gian 2 tháng, Cơ quan điều tra thông báo cho UBND huyện biết đã
tìm ra thủ phạm vụ trộm là T, nhưng không thu hồi được tang vật vì T đã bán
chiếc xe đó qua biên giới lấy tiền tiêu sài.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: UBND huyện K có phải
là người tham gia tố tụng không? Quyền và nghĩa vụ của UBND huyện K trong vụ án
này.
21b.
UBND huyện K có đơn yêu cầu Toà án buộc T phải bồi thường cho mình
300.000.000đồng giá trị chiếc xe mà T đã lấy cắp. Tại phiên toà bị cáo T không
chấp nhận yêu cầu của UBND huyện K về giá trị chiếc xe, vì cho rằng mình chỉ
bán được 95. 000. 000đồng, Luật sư của bị cáo lập luận trị giá chiếc xe theo
giá cả hiện hành chỉ khoảng 120.000.000đồng đến 150.000.000đồng nên đã đề nghị
hoãn phiên toà. Sau khi xem xét, đánh giá các tình tiết vụ án, Hội đồng xét xử
đã quyết định hoãn phiên toà, trả lại hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung
làm rõ giá trị chiếc xe mà T đã lấy cắp.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết:
1.
Quyết định hoãn phiên toà của Hội đồng xét xử dựa trên căn cứ nào?
2. Việc trả lại hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung có đúng qui định của pháp luật có đúng không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 22:
N
đã cướp sợi dây chuyền của chị H và bị mọi người đuổi bắt. Khi đuổi đến một khu
tập thể N chạy vào ngõ khuất, mọi người không nhìn thấy nên đã vây quanh khu
nhà mà N chạy vào. Khoảng 15 phút sau một thanh niên có hình dạng giống như N
(cao to, mặc áo Nato, quần bò, đi dép tông gan gà ), đi từ khu tập thể ra. Thấy
vậy, mọi người đã bắt và dẫn giải thanh niên đó đến trụ sở Công an phường. Qua
xác minh cơ quan công an đã khẳng định thanh niên đó chính là N người có hành
vi cướp dây chuyền của chị H.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Đã có thể bắt N trong trường hợp nào?
2. Những thủ tục tố tụng nào cần phải làm trong trường hợp này?
TÌNH
HUỐNG 23:
23a.
Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh H đã quyết khởi tố vụ án và khởi tố bị
can đối với A & B là công nhân Công ty hoá chất Lam phượng về Tội cướp tài
sản của công dân. Trong qúa trình điều tra, A và B đã khai ra đồng bọn là Q
hiện đang là quân nhân đơn vị X, lời khai đó được xác minh là đúng và Cơ quan
điều tra còn thu thập được những chứng cứ khác về hành vi phạm tội của Q, nên
đã ra quyết định khởi tố bị can, quyết định bắt tạm giam đối với Q.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Các quyết định nêu trên của Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh
H đối với Q có đúng thẩm quyền không?
23b.
Khi Cơ quan điều tra Công an tỉnh H thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Q thì
Cơ quan điều tra Quân đội không đồng ý vì lệnh bắt tạm giam của Cơ quan Cảnh
sát điều tra tỉnh H không đúng thẩm quyền (do Q hiện đang là quân nhân tại
ngũ). Cơ quan điều tra Quân đội còn yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh H
phải chuyển toàn bộ vụ án và tất cả các bị can để các cơ quan tiến hành trong
quân đội giải quyết vì vụ án có liên quan đến quan nhân.
Hỏi: Anh (Chị) cho biết: Yêu cầu chuyển vụ án của Cơ quan điều tra Quân đội có đúng không? Tại sao?
TÌNH
HUỐNG 4:
24a.
Ngày 5/4/ 2004 Cơ quan điều tra thành phố HN phát hiện thấy P đang sử dụng
chiếc xe Dream II của một nạn nhân trong vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra
trên địa bàn Thành phố HN vào ngày 26/3/ 2004 mà cơ quan này đang thụ lý. Khi
yêu cầu xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ sở hữu xe thì N chỉ có giấy tờ
tuỳ thân, còn không xuất trình được giấy tờ sở hữu xe. Trước tình hình đó, Cơ
quan điều tra thành phố HN đã ra Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối
với N.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Quyết định khởi tố bị can. bắt tạm giam đối với N của Cơ
quan điều tra thành phố HN dựa vào căn cứ nào? Có đúng qui định của pháp luật
không?
24b.
Cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà ở của N tại số nhà 50, phố X, phường
BTX, Quận HBT nhưng không thu được chứng cứ tài liệu gì liên quan đến vụ án.
Trong các lần hỏi cung N đều khai sở dĩ có chiếc xe Dream II vì N đã mua ở chợ
mua, bán xe máy cũ của một người đàn ông
tên là M với giá 9.000. 000đồng, nhưng người đàn ông bán xe chỉ lấy trước
5.000. 000đ còn 4.000.000đ hẹn 10 ngày sau đưa giấy tờ xe cho N và lấy nốt
4.000. 000đồng còn lại. Xác minh tên và địa chỉ của người đàn ông bán xe cho N,
theo giấy mà người đàn ông đó ghi lại cho N thì đó là tên và địa chỉ không có thực.
Cơ quan điều tra đã tổ chức cho các nạn nhận nhận dạng N và họ đều khẳng định:
N không phải là người đã dùng súng bắn vào họ để cướp tài sản. Dựa trên kết quả
này, Cơ quan điều tra đã thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với N từ tạm giam
sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Thời hạn mà N bị tạm giam đến khi được chuyển sang
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là 3 tháng 15 ngày.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang
cấm đi khỏi nơi cư trú của Cơ quan điều tra có đúng qui định của pháp luật tố
tụng hình sự không?
24c.
Vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì
bị can L trong vụ án cướp tài sản ở địa bàn tỉnh BN nhận đã gây ra vụ cướp tài sản ngày 26/ 3 trên địa
bàn thành phố HN, chiếc xe máy cướp được L đã bán cho một người ở chợ mua, bán
xe máy cũ. N và những người bị hại khác của vụ án được tổ chức cho nhận dạng
đều khẳng định bị can L chính là người đã dùng súng bắn, cướp tài sản của họ và N cũng khẳng định chính L là
người bán cho anh ta chiếc xe Dream II.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1.
Với những tình tiết đã nêu Cơ quan điều tra thành phố HN phải tiến hành những
biện pháp nào và ra các quyết định gì để tiếp tục giải quyết vụ vụ án?
2.
Cơ quan tiến hành tố tụng nào phải ra quyết định minh oan và có trách nhiệm bồi
thường cho anh N?
3. Chiếc xe Dream II - Tang vật của vụ án được giải quyết thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường cho anh N 5000. 000.000đồng đã bỏ ra mua xe của L?
TÌNH
HUỐNG 25:
25a. Trần An và Bùi Thông là chiến sĩ cảnh sát
giao thông, trong phiên tuần tra làm nhiệm vụ phát hiện hai thanh niên đi xe
máy với tốc độ cao, quá giới hạn cho phép nên đã dừng xe lại để kiểm tra. Hai
thanh niên này đã xuất trình giấy tờ tuỳ thân
mang tên T& L, kiểm tra cốp xe thấy có một gói bột màu trắng và một
súng ngắn K 59.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết: Có thể bắt T & L trong trường hợp nào được chưa?
25b.
An và Thông đã lập biên bản về việc chạy xe quá tốc độ, biên bản thu giữ tang
vật (súng, 01 gói bột màu trắng) và dẫn giải T, L về trụ sở Phòng công sát giao
thông Công an thành phố bàn giao cho lãnh đạo phòng. Sau khi xem xét, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị
can đối với T & L về Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý theo Điều 250
BLHS và Tội tàng trữ vũ khí quân dụng theo Điều 340 BLHS.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi
tố bị can đối với T & L của Trưởng phòng cảnh sát giao thông có đúng qui định của Luật TTHS không?
2. Những vấn đề gì cần phải làm sáng tỏ trong trường hợp này để có Quyết định tố tụng đúng đắn?
TÌNH
HUỐNG 26:
Chị
Hoàng V đến Công an Quận Đ, Thành phố HN trình báo: Ngày 11/2 trong khi cả gia
đình đi làm vắng nhà, kẻ gian đã vào nhà lấy 01xe DreamII, 01 ti vi màu và một
số đồ dùng cá nhân khác. Sau khi nhận được đơn trình báo của Chị V khoảng 03
ngày (ngày 15/2), Công an quận Đ đã phát hiện thấy T đang bán chiếc xe Dream II
có biển kiểm soát, số khung, số máy và những đặc điểm giống như xe của chị
Hoàng V đã mất.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Công an Quận Đ đã có căn cứ để bắt T
được không?
2. Công an
Quận Đ phải tiến hành những hoạt động nào để giải qyết vụ án?
TÌNH
HUỐNG 27:
L
là đối tượng có nhiều tiền sự, sáng ngày 20/12 đã cướp giật của chị H một dây
chuyền vàng. Khi bị cướp do mất bình tĩnh chị H chỉ biết đứng im, nhưng sau đó
chị H đã hô hoán và mọi người đuổi theo L đến giữa cánh đồng thì bắt được. Hỏi: Anh (Chị) cho biết: có thể bắt L trong
trường hợp nào?
TÌNH
HUỐNG 28:
Anh
A đã đến trình báo với công an quận về việc nhà mình bị mất trộm đêm ngày
22/12, tài sản bị mất gồm 1 xe DreamII, một máy khâu, và 5.000.000đ. Đồng thời
A ra chợ xe máy Phùng Hưng phục, sáng ngày 25/ 12 A phát hiện thấy một thanh
niên dắt chiếc xe máy giống của mình bèn tiến lại gần hỏi: xe này của anh à,
thì thanh niên đó nổ máy cho xe chạy. A đuổi theo và bắt được đưa người thanh
niên đó cùng xe máy vào Công an phường. Tại đây qua kiểm tra đã xác định, chiếc
xe mà thanh niên đó định mang vào chợ bán là chiếc xe của A đã bị mất trộm.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Có căn cứ để bắt người thanh niên đó
trong trường hợp nào?
2. Công an phường phải tiến hành những thủ
tục tố tụng nào?
TÌNH
HUỐNG 29:
29a.
T và L chở hàng bằng xe ô tô mang biển kiểm soát 36H.03002. Trên đường đi đã
cho xe chạy vào đường cấm nên bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe lập biên
bản vi phạm. Đồng thời cảnh sát giao thông yêu cầu đưa xe về trụ sở để kiểm tra
hàng hoá trên xe. Khi kiểm tra phát hiện ngoài số nước mắm và cá khô, trên xe
của T & L còn có 1kg Hêrôin dạng bột được đóng thành 5 gói. Cơ quan công an
đã thu giữ và lập biên bản số Hêrôin đó. T và L khai số thuốc Hêrôin thu được
trên xe là chúng chở hộ D (người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội).
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Những tài liệu nào nêu trên được coi là chứng cứ của vụ án?
2. Những vấn đề nào cần phải được xác minh
làm rõ đẻ gải quyết vụ án chính xác.
29b.
Toàn bộ vụ việc cùng vật chứng được Cơ quan cảnh sát giao thông lập biên bản
chuyển đến Cơ quan điều tra Công an tỉnh NB để giải quyết theo thẩm quyền. Cơ
quan điều tra sau khi nghiên cứu xem xét đã tiến hành một số hoạt động sau:
-
Lập biên bản phạm pháp quả tang và ra lệnh tạm giữ về hành vi vận chuyển chất
ma tuý của T và L;
-
Quyết định khám xét nhà ở của T & L;
-
Quyết định trưng cầu giám định để xác 05 gói bột trắng thu giữ có chứa chất
Hêrôin không, nếu cso thì hàm lượng bao nhiêu?;
-
Xác minh người (D) và địa chỉ ở Hà Nội mà T & L đã khai;
-
Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với T & L.
Hỏi: Anh (Chị) hãy bình luận những
hoạt động và Quyết định trên của Cơ quan điều tra tỉnh NB.
TÌNH
HUỐNG 30:
T
và L là hai con nghiện cùng nhau đi mua thuốc hút. Trên đường về chúng gặp anh
A đang bốc hàng lên xe ôtô và yêu cầu anh A cho chúng 500.000đ nếu không chúng
phá xe. Khi hai bên đang gằng co thì D là trưởng công an xã đến can thiệp nhưng
T và L không nghe mà còn xông vào đánh D bị thương nặng. Toàn bộ sự việc trên
đã được Công an xã báo lên Công an huyện bằng văn bản.
Hỏi:
bắt T & L theo trường hợp nào? khởi tố bị can đối với chúng được chưa, về
tội gì?
TÌNH
HUỐNG 30:
Chị
H đi chợ sớm, phát hiện thấy Q là người cùng xóm xuất hiện tại khu kho nông sản
của huyện. Khi về thấy có công an và nhiều người tụ tập ở kho nông sản và được
biết đã có người vào kho lấy trộm tài sản trị giá trên 50 triệu đồng. Chị H đã
trình bày với cơ quan công an về việc mình nhìn thấy Q ở khu vực kho vào lúc
gần sáng, lời khai này được cơ quan công an lập biên bản.
Hỏi:
Lời khai của chị H có được coi là chứng cứ của vụ án không? là loại chứng cứ
nào?
TÌNH
HUỐNG 32:
Sau
khi bị phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, T tỏ ra rất bực
tức đối với A cảnh sát khu vực, người đã phạt hành chính T. Nhân dân phát hiện
buổi chiều cùng ngày T đi ra khu vực ga khi về thấy có bọc to giấu trong túi
quần mà mọi người nghi là súng ngắn. Khoảng 19h tối vợ T đến cơ quan Công an
báo cáo: T đe dọa đêm nay sẽ giết chết anh A để rửa nhục và đã đưa súng cho vợ
xem.
Hỏi
: Anh (Chị) cho biêt với những tài liệu trên có thể bắt T trong trường hợp nào?
TÌNH
HUỐNG 33:
Do
thù tức T đã đánh L gây thương tích, thiệt hại 45% sức khoẻ và đã bị cơ quan
Điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với T. Kể từ khi gây thương tích T tỏ
ra ăn năn về hành vi phạm tội của mình, có thái độ tích cực trong việc thăm
nom, chữa chạy cho L và nghiêm chỉnh làm theo các yêu cầu của cơ quan điều tra.
Hỏi:
Có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với T không?
TÌNH
HUỐNG 34:
D
là quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự được xuất ngũ về địa phương. Do bất
đồng trong làm ăn, D đã đánh V là trưởng thôn bị thương nặng. Cơ quan cảnh sát
điều tra đã khởi tố và bắt giam D. Trong quá trình điều tra còn phát hiện thời
gian tại ngũ, D cùng đồng bọn là những quân nhân hiện đang tại ngũ đã phạm tội
cướp tài sản.
Hỏi:
Thẩm quyền điều tra đối với vụ án này?
TÌNH
HUỐNG 35
T
đã lừa đảo tài sản của nhiều công dân, tổng số tài sản mà T chiếm đoạt là 300
triệu đồng, khi biết những người bị hại làm đơn tố giác với Cơ quan điều tra về
hành vi phạm tội của mình, T đã bỏ trốn. Sau hai năm T trở về và đến Cơ quan
Điều tra thú nhận hành vi phạm tội, đồng thời nộp 150 triệu đồng cho Cơ quan
điều tra để đền một phần cho người bị hại.
Hỏi:
1. Anh (Chị) cho biết có căn cứ để khởi tố bị can đối với T không.
2. Cơ quan Điều tra có căn cứ để áp dụng
biện pháp ngăn chặn nào và cần phải tiến hành những biện pháp gì để gải quyết
vụ án?
TÌNH
HUỐNG 36:
Tại
phiên toà sơ thẩm xét xử D về tội gây rối trật tự công cộng, khi đã đến giờ
khai mạc phiên toà mới chỉ có bị cáo, người làm chứng và đại diện Viện kiểm
sát, nhưng không có mặt luật sư bào chữa. Sau15 phút Hội đồng xét xử quyết định
hoãn phiên toà.
Hỏi:
Anh (chị) cho biết Quyết định hoãn phiên toà của Hội đồng xét xử có đúng không?
TÌNH
HUỐNG 37:
Qua
công tác kiểm tra, cảnh sát làm nhiệm vụ trên tàu đã phát hiện trong túi sách
của N (là khách đi tàu) có chứa 1 bánh Hêrôin. Khi được hỏi, N khai túi sách
sách đó không phải của mình mà của L (người cùng cơ quan), nhờ mang vào cho em
là D tại số nhà 125, Đường X, TP Hồ Chí Minh.
Hỏi:
Anh (chị) cho biết với tình tiết nêu trên có thể bắt D trong trường hợp nào?
TÌNH
HUỐNG 38:
Nhận
được cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố L về Tội hiếp dâm, Thẩm phán V (người
được phân công thụ lý vụ án) sau khi
nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng để kết luận vụ
án mà Toà án không thể tự mình bổ sung như: Chưa có đủ chứng cứ để xác định
thái độ và hành vi kháng cự của nạn nhân của nạn nhân đối với L; Mức độ hậu hậu
quả và tác hại của hành vi hiếp dâm đối với nạn nhân...
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết cách giải quyết của Toà án trong trường hợp này?
TÌNH
HUỐNG 39:
Trong
quá trình xét xử tại phiên toà đối với bị cáo Q về Tội cướp tài sản, Hội đồng
xét xử thấy ngoài Q, vụ án còn có T và L tham gia mà cáo trạng của Viện kiểm
sát không nêu. Sau khi hội ý Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên toà.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết Quyết định hoãn phiên
toà của Hội đồng xét xử có đúng không?
TÌNH
HUỐNG 40:
Trần
T làm nghề sửa xe đạp do mâu thuẫn với D giám đốc công ty X, vì đã giảm biên
chế cho L (vợ T) nghỉ việc không lương nên đã đến cơ quan chửi mắng giám đốc.
Khi xẩy ra xô xát công an tới can thiệp và giải tán. Về nhà, T quyết định đi
mua súng để giết giám đốc trả thù. Chiều tối ngày 28/09 T tới nhà Trung ở phố
Đội cấn mua súng K54 và 5 viên đạn . Khi đang mua bán bị nhân dân phát hiện và
báo cho công an phường đến bắt.
Hỏi:
1. Anh (Chị) biết Công an phường đã bắt T trng trường hợp nào?
Đã
khởi tố vụ án và khởi tố những ai với tư cách bị can được chưa ? Nếu khởi tố
thì khởi tố về tội gì?
TÌNH
HUỐNG 41:
Anh
A đã đến trình báo với công an quận về việc nhà mình bị mất trộm đêm ngày
22/12, tài sản bị mất gồm 1 xe DreamII, một máy khâu, và 5.000.000 đ. Đồng thời
A ra chợ xe máy Phùng Hưng phục, sáng ngày 25/ 12 A phát hiện thấy một thanh
niên dắt chiếc xe máy giống của mình bèn tiến lại gần hỏi: xe này của anh à,
thì thanh niên đó nổ máy cho xe chạy. A đuổi theo và bắt được đưa người thanh
niên đó cùng xe mày vào Công an phường để giải quyết. Tại đây, qua kiểm tra đã
xác định, chiếc xe mà thanh niên đó định mang vào chợ bán là chiếc xe của A đã
bị mất trộm.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết có thể bắt người
thanh niên đó trong trường hợp nào?
TÌNH
HUỐNG 42:
Tại
phiên toà, khi xét xử bị cáo A về Tội tham ô tài sản XHCN, Hội đồng xét xử có
căn cứ cho rằng: Ngoài Tội tham ô như cáo trạng của Viện kiểm sát đã nêu, A còn
phạm tội cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính (trong cáo trạng
của Viện kiểm sát không truy tố A về tội phạm này) nên đã tuyên án A phạm hai
tội: Tham ô và cố ý làm trái và áp dụng mười năm tù là hình phạt chung của hai
tội mà A đã phạm.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết bản án của Hội đồng xét xử
đối với A cso đúng qui định của pháp luật không?
TÌNH
HUỐNG 43:
Tại
phiên toà khi đang xét xử, A là người nhà của bị cáo đã có lời nói thiếu lễ độ
với Hội đồng xét xử nên bị B (cảnh sát bảo vệ phiên toà) nhắc nhở nhưng A không
chịu nghe mà còn đánh B bị thương. Hội đồng xét xử đã ra quyết định khởi tố vụ
án và quyết định khởi tố A về Tội chống người thi hành công vụ.
Hỏi:
Anh (chị) cho biết Quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị bị can của HĐXX đối
với A có đúng không?
TÌNH
HUỐNG 44:
44a.
Tại hiện trường một vụ án giết người, Cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm
hiện trường, thu thập các dấu vết phạm tội và đã phản ánh vào biên bản những
nội dung sau: Nạn nhân là X, một thanh niên không nghề nghiệp, thích chơi bời
lêu lổng nhưng có nhiều tiền do cha, mẹ để lại. X bị giết bằng súng K59 với 01
viên đạn được bắn từ phía sau đầu ở cự ly gần (khoảng 0,5 mét). Ngoài vết đạn
đó trên người nạn nhân không có bất kỳ một vết thương nào và cũng không có sự
vật lộn giữa nạn nhân và kẻ phạm tội trước khi nạn nhân bị bắn. Xác nạn nhân
nằn úp sấp xuống nền nhà, cạnh bàn uống nước ở phòng khách, sự việc phạm tội
xảy ra khoảng 9 giờ 30 tối 2/3. Cơ quan điều tra đã thu thập đầu viên đạn K59
bắn nạn nhân, ngoài ra không phát hiện, thu thập thêm bất kỳ vật chứng
nào. Biên bản được lập hồi 02 giờ sang
ngày 3/3 có đại diện chính quyền địa phương, người hàng xóm chứng kiến cùng ký
vào biên bản nhưng không có đại diện Viện kiểm sát tham dự.
Hỏi: 1. Anh (Chị) cho biết việc khám
nghiệm hiện trường của Cơ quan điều tra đã đúng thủ tục tố tụng chưa?
2. Đã có căn cứ để ra Quyết định khởi tố vụ
án hình sự về tội gì chưa?
3. Những công việc nào Cơ quan điều tra phải
tiếp tục tiến hành để giải quyết vụ án?
44b.
Ngày 4/3 một thanh niên cùng trong khu dân cư với nạn nhân đến Cơ quan điều tra
cung cấp thông tin: M là thanh niên 16 tuổi, đang học PTTH, người có quan hệ
thường xuyên với nạn nhân, trong bữa tiệc mừng sinh nhật mình đã nói với mọi
người rằng M đã dùng súng bắn chết X. Xác minh lời tố giác này, Cơ quan điều
tra thấy sự tố giác đó đúng, tất cả những người sự tiệc sinh nhật của M đều
khẳng định M đã tuyên bố như vậy và họ sẽ sẵn sàng ra làm chứng trước toà. Trên
cơ sở tài liệu, chứng cứ thu thập được Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp
đối với M và Quyết định tạm giữ M. Sau khi bắt M, ba Điều tra viên đã thay nhau
thẩm vấn M suốt 08 giờ liền trong đêm. Trong qúa trình thẩm vấn, M yêu cầu được
gặp và nói chuyện với cha mình, nhưng yêu cầu này đã bị các điều tra viên từ
chối. M bị bỏ đói 10 giờ đồng hồ và sau đó tiếp tục lại bị thẩm vấn; lần này M
yêu cầu được có luật sư bào chữa cho mình nhưng cũng bị các điều tra viên từ
chối. Trong quá trình thẩm vấn các điều tra viên có nói với M nếu nhận giết X Họ
sẽ để M được gặp cha. Do quá mệt mỏi và muốn được gặp cha nên M đã viết vào tờ
khai nhận giết X. Tại các biên bản hỏi cung vê sự việc phạm tội có đoạn M khai
:" Tôi đã bứn X vào ngực bởi vì tôi nợ tòên của hắn, sau khi bắn tôi đã
ném súng xuông đất và bỏ chạy". Căn cứ vào lời khai của M và những tài
liệu chứng cứ thu dược Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án và khởi tố
bị can, Quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với M.
Hỏi: 1. Anh (Chị) cho biết Quyết định
bắt khẩn cấp, tạm giữ đối với M của Cơ quan điều tra có đúng pháp luật không?
2. Anh (chị) hãy bình luận về việc hỏi cung
của ba điều tra viên đối với M? Những yêu cầu M đưa ra đối với Cơ quan điều tra
có đúng với qui định của luật TTHS không? Tại sao?
3. Quyết định khởi tố vụ án
hình sự và khởi tố bị can đối với M của
Cơ quan điều tra đã đủ căn cứ theo luật định không?
44c.
Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ vụ án và quyết định khởi tố sang Viện kiểm sát
để Viện kiểm sát phê chuẩn. Sau khi nghiên cứu, xem xét hồ sơ, các tình tiết khác
của vụ án Viện kiểm sát đã ra quyết định không phê chuẩn Quyết định không khởi
tố và Quyết định tạm giam đối với M. Đồng thời với quyết định đó, Viện kiểm sát
yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho M và điều tra làm rõ để truy tìm
thủ phạm của vụ án.
Hỏi:
Anh (Chị ) cho biết các Quyết định của
Viện kiểm sát có cơ sở và đúng qui định của pháp luật không? Tại sao?
44d.
Vụ án được tiếp tục được Cơ quan điều tra tiến hành điều tra và đã thu thập
được những vấn đề sau:
-
Khám nghiện lại hiện trường vụ án Cơ quan điều tra không tìm được khẩu súng K59
mà M khai sau khi bắn nạn nhân đã vứt xuống đất;
-
Tìm được dấu vân tay lạ (ngoài vân tay của nạn nhân) để lại trên cốc uống nước
ở phòng khách nhà nạn nhân, đối chiếu với vân tay của M thì không phải, mở rộng
điều tra thì vân tay thu thập trên hiện trường phù hợp với vân tay của L (là
bạn và ở cùng khu tập thể với nạn nhân);
-
Từ sau khi vụ án xảy ra L tỏ ra hoảng sợ, hay dò hỏi thông tin về vụ án và hiện
đã đi làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh; Chị H (người yêu của M) đã chủ động đến
trình báo với Cơ quan điều tra: Từ 8 giờ đến 10 giờ 30 tối, ngày 2/3 (thời gian
xảy ra vụ án) M đã cùng chị đi chơi, xem phim tại rạp Q, chị H đã nộp cho Cơ
quan điều tra 02 cuống vé xem phim đề buổi chiếu bắt đầu từ 8 giờ 30 tối 2/3;
-
Bố nạn nhân đã cung cấp cho Cơ quan điều tra một giấy vay nợ viết tay đề ngày
2/1 với nội dung L vay của nạn nhân 15.
000. 000đồng trong thời hạn 01 tháng; Tiến hành giám định tự dạng, Cơ quan điều
tra đã xác định chữ viết trên giấy vay nợ phù hợp với chữ viết của L;
-
Một nhân chứng là người ở sát cạnh nhà nạn nhân cho biết khoảng 9 giờ tối ngày 2/3 (buổi tối xảy
ra vụ án) nhìn thấy L đến nhà M và sau đó nghe thấy họ to tiếng với nhau, nhưng
không không nghe thấy tiếng súng nổ;
-
Công ty môi trường đô thị Quận HK đã nộp cho Cơ quan điều tra một khẩu súng K59
do công nhân nhặt được khi khơi cống nước ở gần khu vực nhà nạn nhân. Khám
nghiệm khẩu súng này thì được biết: Súng có gắn bộ phận giảm thanh, thiếu mất
01 viên đạn trong ổ đạn, đầu đạn thu được trên hiện trường vụ án cùng loại với
những viên đạn còn trong ổ đạn và phù hợp với rãnh xoán trong nòng súng;
-
Cử người đến địa chỉ mà gia đình L cung cấp nơi L đang cư ngụ và làm việc nhưng
không thấy; Chủ nhà cho biết L chưa bao giờ đến địa chỉ này.
Với
những chứng cứ và tài liệu thu thập được Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi
tố bị can đối với L, đồng thời ra ra lệnh truy L trên địa bàn toàn quốc và
quyết tạm định đình chỉ vụ án.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết Quyết định khởi tố bị can, Lệnh truy nã đối với L, Quyết
định tạm đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra có căn cứ và đúng pháp luật
không?
44e.
Sau 06 tháng kể từ khi có Quyết định truy nã, L đã đến Cơ quan điều tra đầu thú
và khai về hành vi phạm tội như sau: L quen X đã lâu, đi lại chơi bời và có sự
hiểu biết nhất định về nhau, tuy nhiên L vay tiền của X đến hẹn chưa trả được
nên bị X chửi rủa thậm tệ. Do bực tức muốn trả thù, L đã ra GaHC mua khẩu K59
có bộ phận giảm thanh và băng đạn 06 viên. Tối ngày 2/3 L đến nhà X nói xin
khất nợ nhưng X không những chửi L mà còn buộc L phải vận chuyển Hêrôin để trừ
nợ; L đã mắng lại X và ra đằng sau X bắn một nhát từ sau gáy. Sau khi bắn xong
L mang súng ra cống thoát nước gần nhà X vứt.
Cơ quan điều tra đã quyểt định tạm
giam L và điều tra làm rõ các tình tiết của vụ án, hoàn thành kết luận điều tra
chuyển Viện kiểm sát. Viện kiểm sát đã có Quyết định truy tố L
Toà án đã mở phiên toà xét xử công
khai hành vi phạm tội của L.
Hỏi:
Anh (Chị) cho biết:
1. Những điều, khoản nào của
BLHS sẽ được áp dụng đối với hành vi phạm tội của L?
2. Những tài liệu nào (từ
14a đến 14e) được coi là chứng cứ của vụ án; phân loại chứng cứ trong vụ án
này?
3. M có được coi
là bị oan không? Cơ quan tiến hành tố tụng nào có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về vật chất và danh dự đối với M?
4.
Nhưng vấn đề gì cần phải tiếp tục được các Cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ để
đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm
TÌNH HUỐNG 45:
Bà D bị bà E tố cáo trước Cơ quan điều tra về việc bà D
vay của mình 20.000. 000đ đã quá hẹn 01 năm không chịu trả. Chẳng những thế khi
bị bà E đòi nhiều thì bà D nói rằng chưa bao giờ vay nợ bà E và còn doạ nếu đòi
nữa sẽ yêu cầu khởi kiện bà E về Tội khống. Tại Cơ quan điều tra bà E xuất
trình giấy vay nợ và nói rằng "giấy vay nợ do chính tay bà D viết".
Đối chiếu chữ viết và chữ ký trong giấy vay nợ với những giấy tờ khác của bà D
thì thấy có những nét tương đồng. Cơ quan điều tra đã triệu tập bà D đến yêu
cầu trình bày rõ sự việc thì bà D phủ nhận việc vay tiền của bà E và khẳng định
giấy vay tiền mà bà E xuất trình trước Cơ quan điều tra không phải do mình viết
và ký. Cơ quan điều tra nhận định bà D
đã cố tình phủ nhận việc vay nợ E để chiếm đoạt số tiền 20.000.000đồng nên đã
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam bà D về "Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản " theo Điều 1 BLHS.
Hỏi :
1. Anh (chị) cho
biết Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam bà D đã có cơ sở và đúng
pháp luật không?
2. Theo Anh
(Chị) Cơ quan điều tra cần tiến hành những biện pháp nào đẻ làm rõ vấn đề gì
nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan?