Câu hỏi và bài tập luật hành chính (Lý thuyết, bài tập, nhận định)


Câu hỏi và bài tập luật hành chính (Lý thuyết, bài tập, nhận định)


     I.          Lý thuyết

1, Phân biệt cán bộ với công chức

TIÊU CHÍ

CÁN BỘ

CÔNG CHỨC

Nguồn gốc

Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ.

Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm.

Nơi làm việc

Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Theo đó, từ 1/7/2020 Luật mới sẽ thu hẹp đối tượng là công chức.

 

Tính chất công việc

Làm nhiệm vụ quản lý; nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công.

Theo nhiệm kỳ.

Mang tính quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý, thực hiện công vụ thường xuyên.

Biên chế và chế độ lương

Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thời gian tập sự

Không có.

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.

Hình thức kỷ luật

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

 

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

+ Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; bổ sung hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. (Bổ sung đối tượng bị kết án về tội phạm tham nhũng)

 

 

2, Phân biệt công chức với viên chức

TIÊU CHÍ

CÔNG CHỨC

VIÊN CHỨC

Nguồn gốc

Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm.

Nơi làm việc

Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Theo đó, từ 1/7/2020 Luật mới sẽ thu hẹp đối tượng là công chức. 

Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Tính chất công việc

Mang tính quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý, thực hiện công vụ thường xuyên.

Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Biên chế và chế độ lương

Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Thời gian tập sự

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.

Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

Hình thức kỷ luật

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

+ Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; bổ sung hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. (Bổ sung đối tượng bị kết án về tội phạm tham nhũng)

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

 

3, phân biệt tổ chức xã hội với cơ quan hành chính nhà nước

TIÊU CHÍ

TỔ CHỨC XÃ HỘI

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Cơ sở hình thành

Hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên để thực hiện mục đích của mình. Là tập hợp một giai cấp, tổ chức có cùng quan điểm cùng lập trường, cùng ngành nghề hoặc cùng giới tính.

Hình thành do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng bầu ra hoặc hình thành từ tuyển dụng.

Chức năng chính

Đáp ứng và bảo vệ những lợi ích chính đáng của các thành viên và phát huy tính tích cự chính trị của các thành viên tham gia vào quản lý nhà nước

Cơ quan có chức năng hành pháp.

Cơ quan hành chính nhà nước: quản lý hành chính nhà nước mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện các hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật

Cơ cấu tổ chức

Không phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia

Bao gồm chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, bộ cơ quan ngang bộ có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, ủy ban nhân dân ở địa phương

Đặc điểm

Không đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của mình

Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công

Không thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng đầu

Có thiết lập quyền lực công

Hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên của tổ chức xây dựng lên

Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước

Đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức

Không đặt ra lệ phí mà hoạt động nhờ vào nguồn ngân sách nhà nước

 

4, Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan hành chính nhà nước.

   II.          Các câu khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

1, Chủ thể quản lý hành chính nhà nước chỉ là các cơ quan hành chính nhà nước.

-Khẳng định: Sai

- Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Như vậy ngoài chủ thể là tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước còn có cả chủ thê là cá nhân được nhà nước trao quyền.

2, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện hoạt động quản lý hành chính.

-Khẳng định: Sai

-Tuy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không thuộc hệ thống quản lý hành chính, nhưng trong cơ chế vận hành bộ máy của mình, hoạt động quản lý hành chính được thể hiện như: chế độ công vụ, quy chế công vụ, quy chế công chức, công tác tổ chức, cán bộ… Phần công tác hành chính của các cơ quan này cũng có những quy định và thực hiện thống nhất theo quy định của nền hành chính Nhà nước. Như vậy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thực hiện hoạt động quản lý hành chính.

3, Cá nhân chỉ tham gia vào quản lý hành chính Nhà nước với tư cách là đối tượng quản lý (người bị quản lý).

-Khẳng định: Sai

-Cá nhân không chỉ tham gia vào quản lý hành chính Nhà nước với tư cách là đối tượng quản lý (người bị quản lý) mà còn tham gia với tư cách là chủ thể quản lý khi được nhà nước trao quyền. Ví dụ: Bộ tưởng bộ Công thương vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý.

4. Tổ chức xã hội có thể là chủ thể quản lý hành chính Nhà nước.

5. Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

-Khẳng định: Sai.

- Vì Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức là hoạt động lập pháp của quốc hội và nó thuộc lĩnh vực lập pháp chứ không phải hoạt động quản lý hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua các quyết định hành chính, hành vi hành chính nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức đã được pháp luật ghi nhận.

6. Chánh án Tòa án nhân dân ký quyết định tuyển dụng công chức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

7. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hành chính nhà nước đều do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

8. Cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định phù hợp với quy định của pháp luật thì có năng lực hành vi tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính.

9. Các tổ chức xã hội có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi thành lập.

10. Các cơ quan nhà nước có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi thành lập.

11. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính chỉ là nghĩa vụ của đối tượng quản lý hành chính.

12. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là quyền của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.

13. Phương pháp cưỡng chế chỉ được chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng trong trường hợp đối tượng quản lý vi phạm pháp luật.

14. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền không sử dụng phương pháp thuyết phục.

15. Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt là sử dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước.

16. Áp dụng biện pháp thay thế với người chưa thành niên vi phạm hành chính là chủ thể quản lý sử dụng phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước.

17. TAND có thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính.

18. Các cơ quan nhà nước có thể tham gia vào thủ tục hành chính với tư cách chỉ thể tham gia thủ tục.

19. Viện kiểm sát nhân dân có thể ban hành quyết định hành chính.

20. Chỉ có các quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là quyết định hành chính.

21. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan hành chính nhà nước có chwucs năng quản lý hành chính nhà nước.

22. Mọi quyết định hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ban hành đều có hiệu lực trong phạm vi cả nước.

23. Tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đều có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính quy phạm.

24. Quyết định hành chính cá biệt là quyết định hành chính chỉ áp dụng đối với một cá nhân hoặc một tổ chức.

25. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung đều tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể.

26. Tổ chức xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

27. Tất cả những người làm việc trong cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức.

28. Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển.

29. Nếu viên chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức trong khi thực hiện nhiệm vụ thì viên chức phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

30. Khi xử lý kỷ luật công chức thì người có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng kỷ luật.

31. Viên chức được thôi việc trong trường hợp vi phạm pháp luật không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với vị trí việc làm.

32.

 

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn