1/ A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó
đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt đc, A bị giải đến trụ sở CA quận vào
lúc 10h sáng . Sau khi xem xét trường hợp của A, Thủ trưởng cơ quan CSĐT đã ra
quyết định tạm giữ A vào lúc 16h cùng ngày.
a/ Thời hạn tạm giữ A đc tính từ thời điểm
nào ? Thời hạn tạm giữ tối đa là bao lâu?
b/ CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với
A theo K1 Đ171 BLTTHS 2015( có mức phạt từ từ 1-5 năm) thì CQĐT có thể tạm giam
A được ko?
c/ Giả sử trog quá trình tạm giam, phát hiện
A là người bị bệnh nặng và có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT
có thể ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giam không? Tại sao?
d/ Trong quá trình điều tra, CQĐT thay đổi
quyết định khởi tố bị can đối với A theo K2 Đ171 BLTTHS 2015( có mức phạt từ
3-10 năm ). Người thân thích A làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền được đặt
tiền để bảo đảm cho A . Yêu cầu này có thể được chấp nhận không? Tại sao?
a/ Thời hạn tạm giữ A được tính từ lúc thủ trưởng
cơ quan CSĐT ra quyết định tạm giữ A lúc 16h cùng ngày.
Thời hạn tạm giữ tối
đa là không quá 03 ngày.
CSPL: K1 Đ118 BLTTHS
2015
b/ Được.
Theo Đ119 : thì CQĐT có thể tạm giam A
c/ Không .
Vì A ko thuộc các trường
hợp thuộc Đ125 . mặc dù A bị bệnh nặng và có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhưng
A vẫn là người phạm tội.
d/ Không được.
Vì lúc này đang trong
quá trình điều tra, khởi tố A mà theo Điều 122 đặt tiền để bảo đảm thì ko áp dụng
thay cho tạm giữ.
BT2/
Trên 1 chuyến bay của VN Airline từ Melbourne
về tp.HCM, hành khách A có hành vi gây rối
và đe doạ sẽ cho nổ máy bay bằng bom tự tạo đựng trong hành lý xách tay.
a/ BPNC nào có thể được sử dụng trong tình huống
trên ? Ai có quyền quyết định áp dụng ?
b/ Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay TSN
, những thủ tục tiếp theo cần phải thực hiện là gì?
c/ Giả sử A bị khởi tố về tội cản trở giao
thông đường không( K1 Đ278 BLHS 2015). Nếu A là người Úc thì có thể bị áp dụng
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không ?
d/ Giả sử A bị tạm giam
trong giai đoạn điều tra. CQĐT sau đó xác định hành vi của A không cấu thành tội
phạm nên đã ra quyết định đình chỉ điều tra . A có được trả tự do trong trường
hợp này không ? Cơ sở pháp lý?
a/ Sử dụng BPNC : giữ
người trong trường hợp khẩn cấp ( Đ110 BLTTHS 2015)
Theo điểm c, K2, Đ110
BLTTHS 2015 thì người chỉ huy tàu bay của chuyến bay này có quyền quyểt định áp
dụng.
b/ Sau khi máy bay hạ
cánh xuống sân bay TSN, theo K4 Đ110 BLTTHS 2015 thì phải dẫn giải A đến CQĐT
nơi có sân bay đầu tiên trở về, lấy lời khai và ra quyết định xử lý A ,..
Có lệnh giữ người
theo K3 Đ110 BLTTHS 2015 . Giữ trong thời hạn 12h
c/ Không.
Người nước ngoài phạm
tội trên lãnh thổ VN được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà VN là
thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước
ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự VN theo
PL VN, điều ước quốc tế mà VN là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải
quyết theo quy định của điều ước quốc tế
hoặc tập quán quốc tế đó. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có
tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
d/trong thời hạn bị tạm
giam , CQĐT xác định A không cấu thành tội phạm thì theo K7 Đ173 BLTTHS 2015
thì CQĐT phải kịp thời đề nghị VKS huỷ bỏ
lệnh tạm giam để trả tự do cho A.
BT3/
Vào lúc 7h30 ngày 15/10/2015 , A chạy xe máy
lưu thông trên đường thì thấy chị B đang đứng sát lề đường, trên cổ chị B có
đeo 01 sợi dây chuyền. Thấy vậy, A nảy
sinh ý định cướp giật. A điều khiển xe quay
lại chạy lên lề đường, ép sát phía sau lưng chị B, dùng tay phải giật sợi
dây chuyền trên cổ chị B. Chị B quay lại nắm áo của A và cùng quần chúng nhân
dân bắt giữ được A cùng tang vật và phương tiện gây án giao cho CA phường X,
huyện Y, TP.H để xử lý
a/ A bị bắt trong trường hợp nào theo quy định
của BLTTHS?
b/ A có thể bị áp dụng BPNC nào tiếp theo sau
khi bị bắt? thẩm quyền áp dụng biện pháp đó thuộc về chủ thể nào?
c/ Trong giai đoạn điều tra, Thủ trưởng CQĐT
ra lệnh tạm giam A 02 tháng. Nhưng khi điều tra được 01 tháng ,thủ trưởng CQĐT
thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam A nên đã ra quyết định huỷ bỏ lệnh
tạm giam đối với A. Nêu nhận xét về quyết định này của Thủ trưởng CQĐT?
a/ A bị bắt trong trường
hợp theo Điểm b,c K1 Đ110 BLTTHS 2015
b/ A có thể bị tạm giữ
theo Đ117 BLTTHS 2015.
Người có thẩm quyền
áp dụng BPNC đó quy định tại K2 Đ11O BLTTHS 2015.
c/ vì theo CQĐT xác định
ko cần thiết phải tiếp tục tạm giam A, theo K7 Đ173 BLTTHS 2015 thì CQĐT phải kịp
thời đề nghị VKS huỷ bỏ lệnh tạm giam để
xét thấy cần thiết thì áp dụng BPNC khác cho A.
BT4/
Vào buổi tối ngày 08/10/2015, A lẻn vào hầm
xe của 1 chung cư nhằm trộm cắp xe máy . Khi A đang tiến hành bẻ khoá xe thì bị
bảo vệ phát hiện và hô hoán nên mọi người đuổi theo bắt được A
a/ BPNC nào đã được áp dụng trong trường hợp
này ?
b/ Giả sử khi nhân viên bảo vệ và mọi người
đã đuổi theo , A đã nhanh chân chạy thoát . Sáng hôm sau, nhân viên bảo vệ phát
hiện A đang uống cafe ở 1 quán ven đường. Nhân viên bảo vệ đã bắt được A. Việc
bắt người của nhân viên bảo vệ trong trường hợp này đúng hay sai? Vì sao? Nêu
hướng xử lý thích hợp ?
a/ Trong trường hợp
này đã sử dụng BPNC : theo K1 Đ110 BLTTHS 2015 giữ người trong trường hợp khẩn
cấp.
b/ Việc bắt người của
nhân viên bảo vệ này là sai.
Vì sự việc đã xảy ra
hôm trước, nhưng không thể bắt được tại thời điểm xảy ra thì bảo vệ phải có nhiệm
vụ đi tố giác, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Và việc bắt A phải do
cơ quan công an nhân dân có trách nhiệm thi hành ( K5 Đ 127 BLTTHS 2015)
BT5/
H là
người làm công cho anh A . 06/08/2015, do những mâu thuẫn liên quan đến chuyện
trả lương, H và A xảy ra xô xát. Trong quá trình xô xát, H đâm A 2 nhát vào ngực
trái. 07/08/2015, H nghe tin A chết nên sau đó 02 ngày H đã đến cơ quan CA tự
thú. Tại đây, H bị bắt tạm giam, 15/8/1015, H bị CQĐT khởi tố về tội giết người.
a/ Việc cơ quan CA tạm giam đối với H như vậy
có đúng quy định pháp luật ko?
b/ Giả sử, trong quá trình H bị tạm giam, anh
M (anh trai H) và chị N( vợ anh M) đứng ra bảo lĩnh cho H. Theo anh chị, việc bảo
lĩnh trong trường này có được chấp nhận hay ko ?
a/ Việc cơ quan công
an tạm giam đối với H là sai với quy định của pháp luật. Vì sau khi H đâm A và
nghe tin A đã tử vong thì H có đến cơ quan công an để tự thú, ta áp dụng K1
Đ117 BLTTHS 2015 thì H được tạm giữ chứ không phải là tạm giam.
b/ Trường hợp này có
thể được xem xét và chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo Đ121 BLTTHS 2015.
BT6:
A và B thực hiện hành vi giết 04 người tại tỉnh N. Vụ án do cơ
quan CSĐT Bộ công an khởi tố và điều tra. Bản kết luận điều tra và đề nghị truy
tố được gửi đến VKS có thẩm quyền.
Câu hỏi:
1. VKS cấp nào có thẩm quyền quyết định việc truy tố bị can A, B?
2. VKS nào có trách nhiệm thực hành quyền
công tố tại tòa?
3. VKS phát hiện A là người chưa thành niên nhưng CQĐT đã không
chỉ định người bào chữa cho A trong giai đoạn điều tra. VKS giải quyết như thế
nào?
4. Khi đang xem xét quyết định việc truy tố thì B bỏ trốn. VKS giải
quyết như thế nào?
Bài làm
1. VKSNDTC. Căn cứ theo k1 Đ239 (Bộ luật TTHS 2015) thì VKS cấp nào
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra VKS cấp đó được quyền truy tố.
2. Sau khi quyết định truy tố, VKS cấp tỉnh N sẽ ra quyết định phân
công VKS cấp huyện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (VKS cấp huyện
này cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền XXST vụ án). Căn cứ đoạn 3, khoản 1, Đ239
BLTTHS 2015.
3.
Căn cứ điểm d, k1, Đ245 thì VKS
trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vì cơ quan điều tra đã vi phạm vào trường
hợp quy định tại điểm b, k1, Đ76 thuộc trường hợp người được chỉ định người
bào chữa.
4.
Căn cứ theo k1, Đ8 TTLT số 13/2012 thì VKS đang thụ lý hồ sơ có văn bản
yêu cầu Cơ quan điểu tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.
BT7:
A và B bị VKSND tỉnh X truy tố về tội giết người. Giả sử TAND tỉnh
X xác định những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án chưa đủ cơ sở kết luận
A và B phạm tội giết người và trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung. Nhận thấy
không thể tự mình bổ sung được nên VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung:
Câu hỏi:
1. Tổng thời hạn để điều
tra bổ sung trong trường hợp này được pháp luật quy định là bao lâu?
2. Giả sử kết quả điều
tra bổ sung cho thấy A và B phạm tội cố ý gây thương tích thì VKS giải quyết
như thế nào?
3. Giả sử trong giai
đoạn truy tố, có kết quả kết luận giám định tư pháp xác định bị can A mắc bệnh
hiểm nghèo nên đã ra quyết định tách vụ án. Hỏi quyết định của VKS có đúng
không? Tại sao?
Bài làm:
1.
Căn cứ theo k2, Đ174 BLTTHS 2015 thì thời
hạn điều tra do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung là 2 tháng (trong đó có Thẩm
phán trả 1 lần, HĐXX trả 1 lần). Còn do VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung là
không quá 4 tháng (trong đó đã được tối đa 2 lần gia hạn). Vậy tổng thời hạn tối đa để điều tra bổ sung
trong trường hợp này 6 tháng.
2.
Căn cứ k3, Đ245 thì CQĐT phải ra bản kết
luận điều tra mới thay thế.
Căn cứ k1, Đ246 thì VKS ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa
án.
3.
VKS quyết định như vậy là sai. Vì A rơi
vào trường hợp được quy định tại điểm a, k1 Đ247 BLTTHS 2015 và trong trường hợp
này VKS được tạm đình chỉ đối với từng bị can (bị can A) nếu có căn cứ để tạm
định chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can căn cứ k2 Đ247 BLTTHS 2015
chứ không tách vụ án.
BT8:
A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích thuộc khoản 1 Điều
134 BLHS 2015. B làm đơn yêu cầu và CQĐT đã ra quyết định khởi tó VAHS đối với
A về tội danh trên. Khi VKS đang làm cáo trạng để truy tố bị can A thì B rút lại
đơn yêu cầu. Tuy nhiên VKS xác định được việc B rút yêu cầu là do bị ép buột bởi
gia đình của A. VKS vẫn giữ nguyên cáo trạng và toà án đã mở phiên toà xét xử
sơ thẩm tuyên phạt A 03 năm tù giam.
Câu hỏi:
1. Nhận xét về cách
giải quyết của VKS?
Tình tiết bổ sung thứ nhất
2. Tại phiên toà sơ
thẩm, B tự nguyện rút yêu cầu khởi tố vụ án thì HĐXX sẽ giải quyết như thế nào?
Tình tiết bổ sung thứ hai:
Giả sử A là người chưa thành niên và tại phiên toà sơ thẩm A từ chối
người bào chữa chỉ định cho mình, nhưng người đại diện của A không từ chối.
3. Nêu hướng giải quyết
của HĐXX?
Bài làm:
1. Đối với tội phạm thuộc khỏan 1 Điều
134 là tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại. VKS đã căn cứ theo khoản 2 Điều
155 BLTTHS 2015 trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án
phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu
cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã
yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục
tiến hành tố tụng đối với vụ án. Do đó VKS vẫn giữ nguyên cáo trạng là đúng. Giữ
vững sự công bằng của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội.
2. Do tội phạm A phạm phải là tội phạm khởi
tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18
tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Nên khi B tự
nguyện rút quyết định yêu cầu khởi tố thì toà án căn cứ điểm a khoản 1 Điều 282
BLTTHS 2015 dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này ra quyết định đình
chỉ vụ án.
3. Đầu tiên do A là người chưa thành niên
nên căn cứ điểm b khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015 thì A thuộc diện bắt buột phải có
người bào chữa. Do A và người đại diện của mình không thống nhất trong việc từ
chối người bào chữa nên căn cứ phần cuối của tiểu mục II. Về Việc Bảo Đảm Quyền
Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo. của Nghị Quyết 03/2004/NQ-HĐTP Nghị Quyết Hướng Dẫn
Thi Hành Một Số Quy Định Trong Phần Thứ Nhất "Những Quy Định Chung" Của
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2004 ghi rõ. Nếu chỉ có bị cáo từ chối người bào chữa,
còn người đại diện hợp pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc chỉ có
người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối người bào chữa, còn bị cáo không từ
chối người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung, có sự tham
gia của người bào chữa đã được cử.
BT9:
A cư trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhưng lại làm việc
tại huyện Cái Bè cùng tỉnh. Một lần về thăm nhà ở Châu Thành, A đã thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản ( Điều 173 BLHS 2015 ). Sau đó, khi sang nơi làm việc
lại phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý ( Điều 251 BLHS 2015 ). Cùng thời
gian đó, trong khi đi chơi tại thành phố Mỹ Tho, A đã thực hiện hành vi cướp giật
tài sản ( Điều 171 BLHS 2015 ) và bị bắt. A bị khởi tố về cả 3 tội trên và đều
thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.
1. Toà án nào sẽ xét
xử sơ thẩm bị cáo A.
2. Nếu một trong ba tội
trên thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh Tiền Giang thì thẩm quyền xét xử thuộc
toà án nào?
3. Nếu phát hiện cùng
với A còn có B ( là quân nhân tại ngũ được về nghỉ phép ) đã cùng tham gia cướp
giật tài sản tại Mỹ Tho thì Toà án nào có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong trường
hợp này?
Bài làm:
1. Trước hết, về thẩm quyền toà, do trong
dữ kiện đề bài, A không thuộc đối tượng xét xử của TAQS theo Điều 272 BLTTHS
2015 nên bị cáo A sẽ bị xét xử bởi một toà án thuộc hệ thống TAND.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ. Căn cứ khoản
1 Điều 269 BLTTHS 2015. Do A phạm nhiều tội ở nhiều địa bàn khác nhau. ( Trộm cắp
tài sản tại Châu Thành, sau đó mua bán trái phép chất ma túy tại Cái Bè, cuối
cùng là cướp giật tài sản tại Mỹ Tho. Tuy nhiên ba nơi này đều thuộc tỉnh Tiền
Giang.) nên trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc
không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là
Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Đồng thời do 3 tội của A đều là tội ít nghiêm trọng/ nghiêm trọng nên căn cứ
khoản 1 Điều 268 BLTTHS 2015 thẩm quyền xét xử đối với A là Toà án nhân dân Thành phố Mỹ Tho ( QL 50 ấp Hội Gia, Xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền
Giang, Việt Nam)
Lưu ý là do mức án của 3 tội danh trên nếu chiếu theo khoản 1 cộng lại có thể
lên đến 15 năm nên nếu xét thấy cần thiết thì sẽ do TAND Tỉnh Tiền Giang xét xử
theo điểm c khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015
1.
Căn cứ Điều 271 BLTTHS 2015 Khi bị cáo phạm
nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì
Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Trong trường hợp này, TAND tỉnh Tiền
Giang sẽ xét xử toàn bộ vụ án.
2.
Do B thuộc đối tượng xét xử của hệ thống
TAQS theo điểm a khoản 1 Điều 272 nên trong trường hợp này áp dụng điều 273
BLTTHS 2015 có hai lựa chọn: Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự
xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa
án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
nhân dân; hoặc trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ
vụ án.
BT 10:
A bị VKSND huyện N
(thuộc tỉnh M) truy tố theo khoản 1 Điều 141 BLHS 2015 về tội hiếp dâm. Khi chuẩn
bị xét xử, TP chủ tọa phiên toà thấy cần phải áp dụng khoản 2 Điều 141 BLHS
2015 để xét xử A.
1. Trong TH này TP
nên xử lý ntn?
2. Giả sử TAND huyện
N đã áp dụng khoản 2 Điều 141 BLHS 2015 để xét xử và tuyên phạt A 15 năm tù
giam, buộc Bồi thường 10 triệu đồng. TA cấp Phúc thẩm sẽ giải quyết ntn trong
những TH sau:
a. VKSND huyện N
kháng nghị yêu cầu giảm hình phạt nhưng bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt.
b. Trước ngày mở
phiên tòa phúc thẩm, bị hại bổ sung kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt
hại lên 20 triệu đồng.
c. Có căn cứ cho rằng
ngoài hành vi hiếp dâm, A còn cướp tài sản của nạn nhân.
BL:
1.
Trường hợp này Thẩm phán chuẩn bị xét xử vụ
án và kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa nên trực tiếp trao đổi với nhau theo
Mục II TTLT số 01 ngày 08/12/1988 (Khi Tòa án thấy cần áp dụng khung hình phạt
nặng hơn), kết quả của việc không mang tính bắt buộc chỉ mang tính chất tham khảo,
nên nếu hai bên bất đồng quan điểm thì TP chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử theo điểm a khoản 1 Điều 277, còn nếu như kiểm sát viên và
TP chủ tọa có đồng quan điểm thấy TA cần trả hồ sơ để viện kiểm sát điều tra bổ
sung thì ra quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung theo điểm b khoản
1 Điều 277.
2.
A.
TA cấp PT thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và
các chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo nếu có (Điều 340); sau đó chuyển hồ sơ
cho VKS cùng cấp. Trong thời hạn phù hợp tại Điều 346 thì TA cấp PT sẽ đưa ra một
trong hai quyết định sau (khoản 2 Điều 346): Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
nếu thuộc trường hợp tại Điều 348; hoặc là quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc
thẩm (không thuộc các trường hợp phải hoãn phiên tòa phúc thẩm tại Điều 352),
lúc này HĐXX PT đưa ra một trong các quyết định tại Điều 355 đối với bản án sơ
thẩm sao cho phù hợp.
B. Căn cứ khoản 1 Điều 342: Trước đó bị hại đã kháng cáo tăng hình phạt (ở
câu a), bây giờ lại tiếp tục kháng cáo đòi tăng khoản bồi thường lên 20 triệu đồng,
tức là bổ sung theo hướng không có lợi cho bị cáo.
Theo nghị quyết 05 /2005/ Trước ngày mở
phiên tòa:
+ Nếu bổ sung trong thời hạn kháng cáo,
kháng nghị thì có thể xem xét chấp nhận dù bổ sung không có lợi cho bị cáo.
+ Nếu bổ sung trong khoảng thời gian đã hết
thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì tuyệt đối không được
C.
“Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi hiếp
dâm, A còn cướp tài sản của nạn nhân.” : xuất hiện tình tiết mới trọng vụ án,
chứng tỏ việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể tự
mình xác minh, bổ sung được, nên:
+ Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm: căn cứ
điểm b khoản 1 Điều 352 thì TA cấp PT sẽ hoãn phiên tòa phú thẩm, vụ án sẽ được
xét xử lại từ đầu.
+ Khi đã mở phiên tòa phúc thẩm: căn cứ
khoản 1 Điều 358 thì TA cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại,
lúc này vụ án cũng sẽ được tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại theo thủ tục
chung căn cứ khaonr 1 Điều 360.
BT 11:
A bị VKSND tỉnh T truy tố về tội giết người theo khoản 1 Điều 123
BLHS 2015. Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh áp dụng khoản 2 Điều 123 BLHS
2015, xử phạt A 13 năm tù về tội giết người.
1. Giả sử VKSND tỉnh
T kháng nghị theo hướng giảm hình phạt đối với A và bị hại kháng cáo theo hướng
tăng hình phạt đối với A thì TA cấp phúc thẩm giải quyết ntn?
2. Giả sử 20 ngày sau
khi TA cấp sơ thẩm tuyên án, VKSND tỉnh T phát hiện có căn cứ để kháng nghị bản
án. VKSND tỉnh T xử lý tình huống này ntn?
3. Giả sử tại phiên
tòa phúc thẩm, có đủ căn cứ cho rằng B là đồng phạm với A trong vụ giết người
nhưng chưa bị khởi tố bị can thì HĐXX giải quyết ntn?
BL:
1.
Trường hợp 1: Kháng nghị giảm, kháng cáo
tăng:
Tòa nhận thấy có căn cứ để tăng thì tòa sẽ
sửa bản án theo hướng tăng. Căn ứ điểm a khoản 2 Điều 357.
TH 2: có kháng nghị giảm, kháng cáo tăng:
Tòa án nhận thấy có căn cứ giảm thì sẽ sửa
theo hướng giảm hình phạt. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 357.
2.
Thời hạn kháng nghị của VKSND tỉnh T cùng
cấp đối với bản án sơ thẩm của TA cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày TA tuyên
án, tức là đã quá thời hạn kháng nghị 5 ngày thì VKSND tỉnh T mới phát hiện
căn cứ kháng nghị. Luật không quy định về việc kháng nghị quá hạn, trong mọi
trường hợp việc vi phạm thời hạn của cơ quan tiến hành tố tụng đều coi là vi phạm
pháp luật:
+ Thứ nhất, việc kháng nghị theo Điều 336
chỉ áp dụng đối với các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. (khoản 1 Điều
330)
+ Thứ hai, căn cứ Điều 343 thì kể từ ngày
hết thời hạn kháng nghị thì bản án sơ thẩm này đã có hiệu lực.
ð Viện kiểm sát không được kháng nghị bản án trên lên phúc thẩm nữa.
[Bởi bản án đã có hiệu lực mà phát hình
tình tiết mới có thể làm thay đởi cơ bản nội dung của bản án mà lúc trước TA
không thể biết được khi ra bản án đó căn cứ khoản 2 Điều 398 thì chỉ có
VKSNDTC hoặc cấp cao mới có thể kiến nghị theo thủ tục tái thẩm
3.
Căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS thì
căn cứ này đã cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội tức ở đây là
đồng phạm mà chưa bị khởi tố. Lúc này HĐXX sẽ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
theo nội dung tại khoản 1 Điều 360.
BT1: A( ngụ xã L, huyện
H) bị cáo buộc dụ dỗ B( 17 tuổi) ra chỗ vắng hiếp dâm. Ông N( cha nạn
nhân) đã làm đơn yêu cầu công an xã L KTVAHS và xử lý A để trả lại
công bằng cho con gái mình.
1. Công an xã L cần tiến hành
những hoạt động gì trong trường hợp này ?
2. Giả sử B lại làm đơn yêu
cầu CQĐT công an huyện H không KTVAHS vì lo sợ nếu vụ việc được thụ
lý sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình. Nêu hướng giải
quyết của CQĐT ?
3. Khi tiến hành xác minh về
tuổi của A, có căn cứ cho rằng cha mẹ A trước đây đã đăng ký khai sinh
trễ hạn cho A. CQĐT phải giải quyết tình huống này như thế nào ?
>G:
1. Công an xã phải
tiếp nhận tố giác về tội phạm của ông N, lập biên bản việc tiếp
nhận, lấy lời khai ban đầu và
chuyển về CQĐT có thẩm quyền. Theo k3, Đ146.
2. Theo Đ155, đối với tội Hiếp dâm nếu thuộc quy định tại k1, Đ141 BLHS
thì cơ quan có thẩm quyền chỉ KTVAHS theo yêu cầu của bị hại. Trường
hợp này người đại diện hợp pháp của B là ông N đã yêu cầu KTVAHS,
mặc dù B có yêu cầu không KTVAHS nhưng vì bị hại là người dưới 18t
nên phải được sự đồng ý của cả người đại diện theo pháp luật của
mình (tức là ông N) thì CQĐT mới có thể ra quyết định không KTVAHS
theo Đ157.
3. Nếu trường hợp không thể xác định chính xác độ tuổi của A thì
CQĐT có thể trưng cầu giám định về độ tuổi.
BT2: A là nhân viên bảo vệ của CTCP X nhưng đã thực
hiện hành vi trộm cắp tài sản. Vụ việc bị phát hiện, giám đốc CTCP
X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty đặt trụ sở KTVAHS để thu hồi tài
sản đã bị mất.
1. Kiến nghị khởi tố của CTCP X
có được xem là cơ sở KTVAHS không ? Tại sao ?
2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần
tiến hành những hoạt động nào ?
3. Trong quá trình xác minh vụ
việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công ty và công ty X làm đơn
bãi nại. Trên cơ sở đó, CQĐT đã ra quyết định không KTVAHS. Nhận xét
về cách giải quyết của CQĐT ?
>G:
1. Theo k3, Đ144;
kiến nghị khởi tố là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở
đây, CTCP X không phải là chủ thể nêu trên nên không có quyền kiến nghị
khởi tố và đương nhiên cũng không được coi là cơ sở KTVAHS.
2. Để quyết định KTVAHS, CQĐT phải :
- Trường hợp có tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
: CQĐT phải tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền, thông báo kết quả
giải quyết,… theo các quy định tại Đ145, 146, 147, 148, 149, 150.
3. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Đ173, BLHS. Các trường hợp
KTVAHS theo yêu cầu của bị hại quy định tại k1, Đ155 không có quy định
về loại tội phạm này. Vì vậy việc quyết định không KTVAHS của CQĐT
dựa trên đơn bãi nại của CTCP X là không đúng với quy định của PL.
BT3: A
sinh năm 1975, cư trú tại tỉnh T. Ngày 01/12/2012. A thấy chị B ở nhà
một mình nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B
để thực hiện hành vi của mình, A đã bóp cổ chị B đến chết. Thấy
chị B chết nên A không thực hiện hành vi hiếp dâm nữa mà đẩy xác chị
B xuống mương. Kết luận giám định pháp y xác định B chết là do bị
chẹn cổ gây ngạt dẫn đến tử vong, CQĐT sau đó đã tiến hành khởi tố
vụ án, khởi tố bị can A về tội giết người. Sau khi điều tra, thu
thập thêm chứng cứ và lời khai, VKSND tỉnh T đã bổ sung quyết định
khởi tố bị can A, thêm tội danh hiếp dâm.
1. Việc VKSND tỉnh T bổ sung quyết
định khởi tố bị can đối với A có đúng thẩm quyền không ?
2. A là bị can trong vụ án giết
người hiếp dâm nhưng qua điều tra cho thấy trước đó A còn thực hiện
hành vi cướp tài sản nhưng chưa bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào
?
3. Giả sử tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm, TAND tỉnh A phát hiện A còn thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản nhưng vụ án chưa được khởi tố nên HĐXX đã ra quyết định KTVAHS.
VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KTVAHS của HĐXX không có căn cứ thì
phải giải quyết như thế nào ?
>G:
1. Theo k1, Đ180; VKS phải bổ sung quyết định khởi tố bị can khi có căn
cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi tội phạm khác. Như vậy
VKSND tỉnh T bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với A là đúng
thẩm quyền.
2. Theo k1, Đ170; CQĐT có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm
quyền trong cùng một vụ án. Vì trong trường hợp này, hành vi cướp
tài sản của A không cùng 1 vụ án đang được xử lý nên không thể nhập
vụ án theo quy định tại Đ170. Cơ quan có thẩm quyền có thể KTVAHS về
tội cướp tài sản và khởi tố bị can đối với A.
3. Theo điểm c, k1, Đ161; VKSND có căn cứ cho rằng quyết định KTVAHS của
HĐXX không có căn cứ pháp luật thì VKS có quyền kháng nghị lên TA cấp
cao.
BT4: A gây thương tích cho B, hành vi gây
thương tích ứng với Khoản 1 Điều 134 BLHS. B không yêu cầu khởi tố, tuy
nhiên VKS nhận thấy hành vi phạm tội của A cần phải đưa ra xét xử để
phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy VKS đã
KTVAHS trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội.
1. Việc KTVAHS như trên của VKS là
đúng hay sai ? Tại sao ?
2. Giả sử B có yêu cầu KTVAHS
nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố đối với A. Cơ quan
có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào ? Nếu sau đó B yêu cầu khởi
tố lại thì có được chấp nhận không ? Tại sao ?
> G:
1. Việc KTVAHS của VKS đã trái với
quy định tại k1, Đ155; vì hành vi gây thương tích của A ứng với k1,
Đ143, BLHS nên việc KTVAHS trong trường hợp này phải dựa trên yêu cầu
KTVAHS của bị hại.
2.
- Theo điểm a, k1, Đ230; CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vì vụ án
thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo Đ155, mà bị
hại đã rút đơn yêu cầu KTVAHS theo k2, Đ155. Trừ trường hợp CQĐT có cơ
sở cho rằng việc rút yêu cầu KTVAHS là trái với ý muốn của B thì
vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.
- Nếu sau đó B yêu cầu khởi tố lại nếu không có cơ sở chứng minh
việc rút yêu cầu KTVAHS trước đó là trái ý muốn thì không thể được
chấp nhận nữa. Theo k3, Đ155. Việc giới hạn này nhằm tránh tình
trạng lợi dụng thủ tục tố tụng để chuộc lợi.
BT5: Khi anh A đi làm về thì
phát hiện cửa nhà đã bị mở khóa, đồ đạc bị xáo trộn. A kiểm tra
thì phát hiện thấy bị mất 50 triệu tiền mặt cùng một số tài sản
có giá trị khác. Sau đó, A đi trình báo với UBND phường nơi gần
nhất.
1. UBND phường có thẩm quyền
tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm của A hay không ? Hướng
xử lý của UBND phường như thế nào ?
2. Sau khi cơ quan có thẩm quyền
khởi tố vụ án, A phát hiện vụ việc trên là do B( người quen của A)
thực hiện. A và B thỏa thuận với nhau để B bồi thường thiệt hại cho
A. Sau khi nhận tiền bồi thường, A làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền không tiếp tục giải quyết vụ án. Nêu hướng xử lý của cơ quan
có thẩm quyền trong trường hợp này ?
> G:
1. Theo Đ146 quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì UBND các cấp không có thẩm
quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm, nhưng có nhiệm vụ nhận tin báo
về tội phạm và chuyển ngay cho CQĐT hoặc gọi trực tiếp trong trường hợp
khẩn cấp. Theo k3, Đ145 quy định về thẩm quyền giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì UBND các cấp không có
thẩm quyền giải quyết tin báo về tội phạm. Vì vậy UBND phường không
có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm của A.
Hướng giải quyết đã nêu ở trên.
2. Theo Đ155 quy định về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại thì trong
trường hợp này, tội Trộm cắp tài sản được quy định tại Đ173 BLHS
không thuộc quy định tại k1 Điều này. Do đó A không có quyền yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền không tiếp tục giải quyết vụ án, cơ quan có
thẩm quyền phải tiếp tục hoạt động tố tụng của mình.
1.
A và
B phạm tội hiếp dâm trẻ em ( C là nạn nhân ). Vụ án được khởi tố, trong quá
trình điều tra, phát hiện bị can A bị mắc bệnh hiểm nghèo và đã có kết luận
giám định tư pháp. Bị can B là người bình thường và đủ tuổi chịu TNHS
Câu hỏi.
a.
CQĐT
sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình tiết bổ sung
thứ nhất.
Trong quá trình điều tra vụ án, khi tiến
hành lấy lời khai của C, Điều tra viên đã không mời cha mẹ C tham dự. Nhưng sau
đó, Điều tra viên lại yêu cầu cha mẹ C ký tên vào biên bản lấy lời khai.
b.
Nêu
hướng giải quyết của VKS khi phát hiện được tình tiết nêu trên.
Tình tiết bổ sung thứ hai.
Có đủ căn
cứ cho thấy B còn phạm thêm tội cướp tài sản.
c.
Nêu
hướng giải quyết của CQĐT trong trường hợp này?
Tình tiết bổ sung
thứ ba.
Khi CQĐT đang làm bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố B thì B bỏ trốn và không xác định được đang ở đâu; A chết vì bệnh
hiểm nghèo.
d.
Nêu
hướng giải quyết của CQĐT trong trường hợp này.
Bài làm:
a.
Cơ
quan điều tra xem xét, nếu việc bị can A mắc bệnh hiểm nghèo không ảnh hưởng đến
quá trình điều tra thì tiếp tục điều tra, nếu gây ảnh hưởng đến quá trình điều
tra, làm sai lệch sự thật vụ án, không làm sáng tỏ được chân lý thì căn cứ điểm
b khoản 1 Điều 229 BLTTHS 2015 Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị
can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì Cơ quan điều tra ra quyết định tạm
đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra.
Trong trường
hợp này cũng không thể tách vụ án vì căn cứ khoản 2 Điều 170 thì Cơ quan điều
tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm
việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến
việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. A và B phạm tội hiếp dâm
trẻ em, và phạm tội có tổ chức là một tình tiết định khung nên nếu tách ra sẽ
không thể hiện được đúng tính chất hành vi phạm tội của cả hai.
b.
VKS
xem xét theo khoản 2 Đ 421 Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng
phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham
dự. Ở đây cha mẹ C là người đại diện và không được mời khi lấy lời khai của
C. Đồng thời cha mẹ C còn bị ép ký tên vào biên bản. Do đó căn cứ theo khoản 5,
6 và 7 Điều 166 nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự.
VKS xem xét:
5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm
sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra thực hiện các hoạt động.
a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp
luật trong việc điều tra.
6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm
minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
c.
Có đủ
căn cứ cho thấy B còn phạm thêm tội cướp tài sản thì CQĐT phải căn cứ theo khoản
2 Điều 180 BLTTHS 2015 bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ xác định
bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Đồng
thời theo khoản 3 của Điều luật này, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi
quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho
Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát
phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn
cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp Viện
kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ
ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn
hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trong
thời hạn 24 giờ kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành
điều tra
d.
Trường
hợp này do bị can A đã chết, không có khả năng gây hành vi nguy hại đến xã hội
nữa, bị cáo B bỏ trốn không rõ nơi ở. CQĐT áp dụng khoản 2 Điều 170 BLTTHS
2015, CQĐT ra quyết định tách vụ án để điều tra. Đối với phần của bị cáo A thì
CQĐT áp dụng điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS 2015 dẫn chiếu đến khoản 7 Điều 157
của cùng Bộ luật này ra quyết định đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra theo
Điều 232.
Đối với phần
của bị cáo B CQĐT ra quyết định truy nã bị can căn cứ theo quy định tại khoản 1
Điều 231, đến khi hết thời hạn điều tra thì ra quyết định tạm đình chỉ theo điểm
a khoản 1 Điều 229. Đến khi tìm được bị can và còn trong thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự thì CQĐT ra quyết định phục hồi điều tra theo khoản 1 Điều
235 BLTTHS 2015.
2.
Anh T
( 30 tuổi, ngụ tỉnh LA ) bị đội tuần tra công an thành phố C, tỉnh ĐT phát hiện
và phối hợp với công an huyện H bắt giữ về tội trộm cắp tài sản. Chiều cùng
ngày, anh T được công an xã Đ huyện H bàn giao cho công an thành phố C để đưa về
trụ sở làm việc và sau đó được đưa về nhà tạm giữ với nhiều vết bầm đỏ trên
chân, tay, ngực.
Sáng 17/11/2015, anh T được trích xuất ra làm việc. Đến trưa cùng ngày, một cán
bộ công an vào phòng thì không thấy anh T ăn cơm mà đầu gục xuống bàn nên đưa
đi cấp cứu tại Bệnh viện đã khoa tỉnh ĐT. Tuy nhiên anh T đã tử vong.
Kết quả
giám định của Viện pháp y quân đội xác định nguyên nhân tửu vong của anh T là
do chấn thương bởi lực tác động mạnh lên nhiều vùng cơ thể, trong đó có vùng
nguy hiểm như ức, thượng vị. Vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền khởi tố và
điều tra về hành vi dùng nhục hình.
Câu hỏi
a)
Cơ
quan nào có thẩm quyền khởi tố và điều tra vụ án trên.
b)
CQĐT
có thẩm quyền đã khởi tố đối với A, B là Điều tra viên của cơ quan cảnh sát điều
tra công an thành phố C về tội dùng nhục hình. Giả sử trong quá trình điều tra
A chết, B bỏ trốn thì CQĐT phải giải quyết như thế nào?
c)
Giả sử
trong giai đoạn điều tra, VKS phát hiện ngoài A và B còn có D cũng thực hiện
hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố thì phải giải quyết như thế
nào?
Bài làm:
a.
Căn cứ
vào Điều 153 BLTTHS 2015 thẩm quyền khởi tố VAHS và khoản 1 Điều 163 của cùng Bộ
luật này quy định về thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra của Công an nhân
dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Dẫn chiếu đến khoản 3 của cùng Điều 163 thì đây là hành vi
dùng nhục hình, tương ứng với điều 373 quy định tại Chương XXIV của BLHS 2015.
Đồng thời người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT khi tiến hành hoạt động
tư pháp nên thẩm quyền thuộc về CQĐT của VKS.
b.
Trường
hợp này do đối với tội danh này, hành vi phạm tội có tổ chức không được xem là
tình tiết định khung, định hình mà chỉ là tình tiết tăng nặng nên xét bị can A
đã chết, không có khả năng gây nguy hại đến xã hội nữa, bị cáo B bỏ trốn không
rõ nơi ở. CQĐT áp dụng khoản 2 Điều 170 luật BLTTHS 2015 CQĐT ra quyết định
tách vụ án để điều tra. Đối với phần của bị cáo A thì CQĐT áp dụng điểm a khoản
1 Điều 230 BLTTHS 2015 dẫn chiếu đến khoản 7 Điều 157 của cùng Bộ luật này ra
quyết định đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra theo Điều 232.
Đối với phần của bị cáo B, CQĐT ra quyết định truy nã bị can căn cứ theo quy định
tại khoản 1 Điều 231, đến khi hết thời hạn điều tra thì ra quyết định tạm đình
chỉ theo điểm a khoản 1 Điều 229. Đến khi tìm được bị can và còn trong thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự thì CQĐT ra quyết định phục hồi điều tra theo khoản
1 Điều 235 BLTTHS 2015.
c.
VKS
phát hiện còn có D có hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố thì căn cứ vào khoản
7 Điều 165 BLTTHS 2015 VKS yêu cầu điều tra bổ sung bằng văn bản cho CQĐT và nếu
CQĐT không khắc phục thì trực tiếp tiến
hành một số hoạt động điều tra, xác minh sự thật. và có thể trực tiếp khởi tố
theo khoản 3 của cùng Điều luật này, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 156 BLTTHS
2015, VKS ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ
xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố..
3.
A và B
cùng sinh năm 1970, sống tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 01/03/2013, tổ
công tác phòng chống tội phạm ma tuý công an quận 8 đang làm nhiệm vụ tại khu vực
thì bắt quả tang A đang trên đường đi bán 02 bánh heroin có trọng lượng 754
gam. Theo hồ sơ vụ án, sau khi bắt A, CQĐT đã tiến hành khám xét nhà A nhưng
chưa có lệnh. Tại nhà A, CQĐT phát hiện 04 bánh heroin và 150 triệu đồng. CQĐT
đã lập biên bản và thu 04 bánh heroin và 150 triệu đồng. A khẳng định số tiền
trên thuộc khối tài sản do gia đình làm ra nên đã làm đơn yêu cầu được trả lại.
CQĐT đã khởi tố A về 02 tội: tội tàng trữ trái phép chất ma tuý ( điều 249 BLHS
2015) và mua bán trái phép chất ma tuý ( Điều 251 BLHS 2015 )
Câu hỏi
a)
Việc CQĐT tiến hành khám xét nhà A như trên
đúng hay sai? Vì sao?
b)
Giả sử A chứng minh được số tiền 150 triệu đồng
không liên quan đến vụ án thì được giải quyết như thế nào?
c)
Giả sử CQĐT ra quyết định thay đổi quyết định
khởi tố vụ án, áp dụng khoản 2 Điều 249 và khoản 2 Điều 251 BLHS đối với hành
vi phạm tội của A. Hỏi quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án của CQĐT có
đúng quy định pháp luật không?
d)
Giả sử trong giai đoạn điều tra, CQĐT phát hiện
hành vi của bị can A không cấu thành tội phạm đã nên đã ra quyết định đình chỉ
điều tra. Nếu xét thấy quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT không có căn cứ
thì VKS giải quyết như thế nào?
Bài làm
a.
Việc
CQĐT tiến hành khám xét như trên là sai, bởi các lẽ sau:
-
Trong quy
định tại chương XIII về khám xét thì lệnh khám xét được quy định tại phần đầu
như một quy định chung cho tất cả các điều luật cụ thể trong chương này và gần
như mặc định khi khám xét phải có lệnh.
-
Trường hợp
ngoại lệ duy nhất là tại khoản 3 Điều 194 quy định khám xét người không cần lệnh.
các điều luật khác trong chương này không có quy định tương tự.
b.
Trường
hợp quyết định tịch thu vật chứng đã được thi hành nhưng sau phát hiện có sai lầm
và đã có quyết định huỷ, thì cơ quan đã xử lý phải quan hệ với cơ quan tài
chính để trích quỹ Nhà nước bồi thường cho đương sự số tài sản đã bị tịch thu
theo giá bán lẻ hiện hành của Nhà nước. căn cứ theo điểm 3 mục III. xử lý vật
chứng và tài sản kê biên, tạm giữ của thông tư liên tịch số: 03-TT/LB thông tư
liên tịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ,
Bộ tư pháp, Bộ tài chính số 03.TT.LB ngày 23 tháng 4 năm 1984 quy định chế độ
thu giữ, bảo quản, xử lý lật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự
c.
Quyết định thay đổi quyết định khởi tố trên
không đúng quy định của pháp luật vì căn cứ xác định tội phạm cũng như do không
có sự chấp nhận của VKS
Căn cứ vào khoản 2 Điều
156 BLTTHS 2015 cụ thể như sau: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định
thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định
kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm
quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ
kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự,
Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, VKS căn
cứ vào khoản 3 Điều 230 BLTTHS 2015 nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không
có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra
phục hồi điều tra.