Chứng cứ và chứng minh là hai khái niệm thường xuyên được nhắc
tới trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vậy chứng cứ là gì? Nguồn
chứng cứ có mối quan hệ như thế nào với chứng cứ?
Khái niệm chứng cứ, được quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015:
"Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo
trình tự, thủ tục do luật đinh mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà
án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực
hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc
giải quyết đúng đắn vụ án"
Pháp luật đã tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người
bị buộc tội, người bào chữa, bị hại... có thể tham gia vào quá trình chứng
minh, giải quyết vụ án hình sự. Đối với việc quy định quyền và nghĩa vụ của
người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân
sự; người bào chữa đều có quyền “trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật
liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá”.
Đồng thời bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ cho người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự có quyền “thu thập, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ”.
Khái niệm nguồn chứng cứ, được quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015: Nguồn chứng cứ là cơ sở chứa đựng tất cả dấu
vết, tài liệu, hình ảnh… nói chung là những đặc điểm liên quan đến vụ án
hình sự để từ đó chứng cứ được hình thành và mang giá trị chứng
minh.
Mối quan hệ giữa chứng cứ và nguồn
chứng cứ
- Chứng cứ bắt
buộc phải được rút ra từ một trong những nguồn và thu thập bằng biện
pháp do pháp luật quy định. Trong quá trình giải quyết vụ án, các chủ
thể chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ. Đối
với những thông tin không được rút ra từ các nguồn do pháp luật quy định,
không được thu thập, nghiên cứu đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của
pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng để giải quyết vụ
án.
- Nguồn chứng cứ là
nguồn được thu nhập, cung cấp theo trình tự pháp luật quy định và được liệt kê
tại bộ luật. Nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không có chứng cứ giải thích, làm
sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, kéo theo hậu quả là các cơ quan
tiến hành tố tụng sẽ đưa ra những kết luận không đúng, không chính xác và
không đầy đủ để giải quyết vụ án,