Đề thi luật tố tụng hình sự Trường đại học luật TP HCM Đề 1 (Có đáp án)

 




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

 

Câu 1 (6 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

          a. Bị cáo không được quyền trực tiếp hỏi người làm chứng tại phiên tòa trong mọi trường hợp.

          b. Một số vật chứng có thể bán hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

          c. Tạm giam không được áp dụng đối với bị cáo là phụ nữ có thai.

          d. Xem xét dấu vết trên thân thể có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.

Câu 2 (4 điểm): Anh/chị hãy nêu hướng giải quyết của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra VAHS đối với các tình huống sau:

          a. Bị can có những biểu hiện mắc bệnh tâm thần

          b. Người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị can bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015


Hướng dẫn giải

Câu 1. Nhận định đúng sai

a. Sai, bởi vì nếu được chủ tọa đồng ý thì bị cáo vẫn có quyền hỏi người tham gia phiên tòa, mà cụ thể là người làm chứng đang tham gia phiên tòa về các vấn đề liên quan trong vụ án đó.

Căn cứ điểm i, khoản 2 điều 61 Bộ luật TTHS.

b. Đúng. Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì có thể tiêu hủy, vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán… tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Căn cứ điểm c, khoản 2 và điểm c, khoản 3 điều 106 BLTTHS

c. Sai. Tạm giam vẫn có thể áp dụng đối với bị cáo là phụ nữ có thai nếu bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã…. Tức là chỉ cần thuộc một trong các trường hợp được liệt kê ở khoản 4 điều 119 BLTTHS thì cho dù là có thai thì vẫn bị tạm giam.

d. Đúng. Ngay cả khi vụ án chưa được khởi tố nhưng Điều tra viên thấy cần thiết thì vẫn có thể tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ…

Căn cứ khoản 1, điều 203 BLTTHS.

Câu 2. Hướng giải quyết của cơ quan điều tra trong vụ án hình sự.

a. Khi bị can có biểu hiện mắc bệnh tâm thần thì cơ quan điều tra cần làm rõ bị can có mắc bệnh tâm thần không, nếu có thì tình trạng bệnh như thế nào và phải áp dụng biện pháp buộc chưa bệnh đối với bị can… Vì việc bị can có mắc bệnh tâm thần hay không là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Căn cứ điểm b, khoản 1, điều 448 và khoản 1, điều 449 BLTTHS.

b. Trong trường hợp này cơ quan điều tra cần giải thích rõ cho bị hại và bị can biết về việc cho dù bị hại có làm đơn xin miễn truy cứu TNHS cho bị can hay không thì cũng không có hiệu lực pháp lý và vụ án vẫn được tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì bị can bị khởi tố về tội Trộm cắp đoạt tài sản, nghĩa là không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định tại khoản 1, điều 155 BLTTHS, do đó bị hại không có quyền xin miễn truy cứu TNHS cho bị can trong trường hợp này.

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn