Đề cương chi tiết môn luật môi trường đầy đủ các vấn đề


Đề cương chi tiết môn luật môi trường đầy đủ các vấn đề


Mục lục

TUẦN 1 – VĐ 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG: 2

Câu 1: Khái niệm môi trường: 2

Câu 2: Thực trạng môi trường: 3

Câu 3: Môi trường và sự phát triển: 3

Câu 4: Khái niệm bảo vệ môi trường: 4

Câu 5: Các biện pháp bảo vệ môi trường: 5

Câu 6: Khái niệm Luật bảo vệ môi trường: 8

Câu 7: Các nguyên tắc cơ bản của Luật môi trường: 9

Câu 8: Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính quyền lực cao: 11

Câu 9: Trong lĩnh vực môi trường, con người được đảm bảo cac quyền cơ bản nào và mức độ đảm bảo những quyền ấy?. 12

TUẦN 1 – VĐ 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG. 13

Câu 1: Khái niệm ô nhiễm môi trường: 13

Câu 2: Suy thoái môi trường: 14

Câu 3: Sự cố môi trường: 15

Câu 4: Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường: 15

Câu 5: Kiểm soát ô nhiễm môi trường: 17

Câu 6: Phân biệt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn môi trường quốc tế: 17

TUẦN 2 – VĐ 3: PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC.. 18

Câu 1: Khái niệm đa dạng sinh học: 18

TUẦN 2 – VĐ 4: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG: 18

Câu 1: Khái niệm đánh giá môi trường: 18

Câu 2: Phân biệt ĐMC, ĐTM và KBM.. 19

Câu 3: Tại sao pháp luật không quy định thầm quyền phê duyệt KBM?. 20

VẤN ĐỀ 6: XỬ LÝ VI PHẠM MÔI TRƯỜNG – TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG: 21

Câu 1: Tranh chấp môi trường: 21

Câu 2: Các dạng tranh chấp môi trường: 23

Câu 3: Xác định 5 yêu cầu đặt ra đối với giải quyết tranh chấp môi trường. 24

Câu 4: Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường: 24

Câu5: Cách làm bài tập tình huống khi hỏi cần làm rõ những gì để xử lý tình huống: 27

Câu 6: Cách làm bài tập tình huống khi hỏi xác định các nghĩa vụ mà dự án phải thực hiện: 28

Câu 7: Phân biệt thuế và phí bảo vệ môi trường: 29

 

TUẦN 1 – VĐ 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG:

Câu 1: Khái niệm môi trường:

+ Khoản 1, điều 3 Luật BVMT 2014.

+ Nghĩa rộng: Môi trường là tất cả các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng hành động của mình đã khai thác các TNTT và nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu con người.

+ Điểm mới: “ là hệ thống” điểm mới tích cực so với Luật 2005 bởi nó chỉ ra mối quan hệ giữa tự nhiên và nhân tạo.

ð Môi trường bao gồm yếu tố vật chất tự nhiên và yếu tố nhân tạo có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người .

ð Trong môi quan hệ với các yếu tố trên, con người đóng vai trò là yếu tố trung tâm, chi phối quá trình hoạt động của các yếu tố đó.

+ Các chức năng của môi trường:

- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật;

- Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người;

- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;

- Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất;

- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Câu 2: Thực trạng môi trường:

+ Thực trạng:

-       Biến đổi khí hậu ( hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự biến đổi thất thường của các hiện tượng tự nhiên ).

-       Ô nhiểm môi trường ( sự biến đổi của môi trường đất, nước, không khí theo chiều hướng xấu; sức khỏe con người, sinh vật bị ảnh hưởng do ôi nhiễm môi trường ).

-       Suy thóa đa dạng sinh học ( sự suy giảm đáng kể về số lượng và trữ lượng các loài sinh vật; sự tuyệt chủng của một số loại nguy cấp, quý hiếm ).

+ Nguyên nhân:

-       Khách quan ( do tự nhiên như: sụt lở, bào mòn, núi lửa, nhiễm phèn, tảo biển….)

-       Chủ quan ( do con người: chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… )

Câu 3: Môi trường và sự phát triển:

+ Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

+ Trong mối quan hệ với môi trường:

-       Quan điểm phát triển hay môi trường ( phát triển bằng mọi giá hoặc đình chỉ phát triển => hoặc phát triển hoặc môi trường => sự phát triển không bền vững ).

-       Quan điểm phát triển và môi tường ( phát triển bền vững là phát triển đảm bảo sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố: sự phát triển kinh tế ổn định lâu dài; đảm bảo an sinh – an toàn xã hội và lợi ích về mặt môi trường. Phương hướng và nguyên tắc được quy định khoản 2, 3 điều 4 Luật BVMT ).

+ Chính sách phát triển bền vững: Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật.

 

                   

-       Thứ nhất, quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách. Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn.Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững.

-       Thứ hai, ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

-       Thứ ba, giải quyết tranh chấp.Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững.

-       Thứ tư, hợp tác quốc tế. Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu.

Câu 4: Khái niệm bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ môi trường ( khoản 3 Điều 3 ) là hoạt động bao gồm:

-       Giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường;

-       Ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái; cải thiện và phục hồi môi trường.

-       Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

=> Bảo vệ môi trường = giữ gìn môi trường + cải thiện môi trường.

+ Chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường: điều 5.

+ Đặc trưng của hoạt động bảo vệ môi trường:

-       Hoạt động thường xuyên, liên tục với mọi quốc gia;

-       Trách nhiệm của toàn dân;

-       Hoạt động mang tính quyền lực cao;

-       Hoạt động mạng tính toàn cầu.

Câu 5: Các biện pháp bảo vệ môi trường:

a.    Biện pháp tổ chức chính trị:

Khái niệm: Là các biện pháp dùng quyền lực chính trị để định hướng cho hoạt động cá nhân, tổ chức và toàn xã hội về các vấn đề môi trường.

Biểu hiện:

+ Đối với các nước đa đảng:

-       Hình thành các đảng phái, phong trào về bảo vệ môi trường;

-       Các đảng phái sử dụng vấn đề bảo vệ môi trường để tranh dành ảnh hưởng;

-       Các phong trào bảo vệ môi trường được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

+ Đối với nhà nước 1 đảng như Việt Nam:

-       Xây dựng các đường lối, chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường;

-       Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng;

-       Vấn đề bảo vệ môi trường được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.

Ý nghĩa:

+ Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình

+ Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách pháp luật.

 

Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiễn là không cao.

b.    Biện pháp kinh tế:

Khái niệm: Là việc dùng lợi ích, vật chất để khuyến khích hoặc trừng phạt các tổ chức cá nhân khi thực hiện các hành vi khai thác, sử dụng, tác động đến thành phần môi trường, buộc họ phải thực hiện các hành động theo hướng có lợi cho môi trường, cộng đồng.

Biểu hiện: Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp

+ Hỗ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực.

+ Ưu đãi về đất đai

+ Miễn phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực. Áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

+ Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường

+ Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi trường.

Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác.

c.    Biện pháp khoa học công nghệ:

Khái niệm: Là biện pháp sử dụng các trang thiết bị khoa học công nghệ,  quản lý hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân khi họ thực hiện các hành vi khai thác, sử dụng, tác động đến môi trường.

Biểu hiện:

+ Nhà máy xử lý phân rác Cầu Diễn (Hà Nội), Nhà máy phân rác Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột (tỉnh Ðác Lắc)…

+ Xử lý rác thải bằng giun được nhập từ Philippines về (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện); xử lý rác thải bằng ruồi đen (do Trường ÐH Nông lâm TTP.HCM thực hiện); xử lý mùi hôi sinh ra từ bãi rác bằng chế phẩm EM, chế tạo các thiết bị xử lý rác công suất 50-1.000 tấn rác/ngày theo phương pháp sinh học (do Công ty Cổ phần An Sinh thực hiện).

Ý nghĩa: Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc bảo vệ môi trường do môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụng biện pháp khoa học công nghệ.

d.    Biện pháp giáo dục:

Khái niệm: Là biện pháp nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường dẫn đến việc thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng có lợi cho môi trường:

Biểu hiện:

+ Giáo dục trực tiếp ( đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào chương trình học ).

+ Giáo dục gián tiếp:

-       Sử dụng sức mạnh của phương tiện thông tin, truyền thông…

-       Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường mang tính công cộng; các cuộc điều tra xã hội về vấn đề môi trường.

e.    Biện pháp pháp lý:

Khái niệm: Là biện pháp sử dụng các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, buộc các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hành vi làm phát sinh quan hệ pháp luật về môi trường thì phải tuân theo các quy định pháp luật môi trường được đưa ra.

Biểu hiện: Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật liên quan:

+ Quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường.

+ Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.

+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường.

+ Ban hành các tiêu chuẩn môi trường.

+ Giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường

Câu 6: Khái niệm Luật bảo vệ môi trường:

Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các qui phạm pháp luật, các nguyên tăc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người

- Luật môi trường khác các luật khác ở mục đích điều chỉnh là bảo vệ môi trường.

- Luật môi trường đan xen với luật hành chính, dân sự...chứ không độc lập tuyệt đối.

Câu 7: Các nguyên tắc cơ bản của Luật môi trường:

Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành:

Cơ sở pháp lý:

+ Nguyên tắc này đươc ghi nhận trong tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio- De Janeiro. Và chi phối việc xây dựng chính sách pháp luật của các quốc gia

+ Điều 43 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Nội dung:

Ngày nay, sống trong môi trường trong lành được coi là quyền con người quan trọng. ( Như chúng ta biết, quyền con người chứa đựng các giá trị chung được cả thế giới ghi nhận và bảo vệ, nó là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội các giá trị của quyền con người ngày càng được mở rộng và bảo vệ, ban đầu quyền con người gồm những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tự do,... sau đó nhiều quyền quan trọng khác cũng được coi là giá trị chung của nhân loại (quyền con người), trong đó có quyền được sống trong môi trường trong lành. )

Tiêu chí để đánh giá quyền được sống trong môi trường trong lành dựa trên sự đáp ứng được nhu cầu của con người về một môi trường sống trong sạch, thuần khiết, chất lượng, hệ sinh thái cần bằng, không có ô nhiễm hay suy thoái môi trường giúp con người sống thoải mái, trường thọ và hữu ích…

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất:

Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau vì vậy trong việc bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất và điều này được coi là một nguyên tắc của luật môi trường

Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 3, điều 2, Hiến pháp 2013: “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

+ Điều 40, 41 Luật bảo vệ môi trường ( ???? )

Nội dung:

+ Các chính sách và các qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ.

+ Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều chỉnh của một cơ quan thống nhất.

+ Các tiêu chuẩn môi trường, các qui trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ quan trọng của quản lý môi trường cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạp vi cả nước,

+ Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân.

Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững:

Phát triển bền vững được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc này.

Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 2 Điều 4.

Nội dung:

Phát triển bền vững là phát triển đảm bảo sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố: sự phát triển kinh tế ổn định lâu dài; đảm bảo an sinh – an toàn xã hội và lợi ích về mặt môi trường:

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, vùng và từng vùng.

+ Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được lãng phí và tham nhũng các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững.

+ Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư.

Nguyên tắc coi trọng tinh thần phòng ngừa:

Luật môi trường coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hạnh cho môi trường.

Cơ sở pháp lý: Khoản 6 điều 4.

Yêu cầu:

+ Chủ động dự báo rủi ro thiên nhiên, con người có thể gây ra cho môi trường;

+ Đề ra các biện pháp phòng tránh rủi ro.

Bản chất: Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Câu 8: Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính quyền lực cao:

+ Chịu sự điều chỉnh của nhà nước nhằm giải quyết các xung đột lợi ích giữa cá nhân và cộng đồng, giữa trước mắt và lâu dài.

+ Nhà nước điều hòa bằng các chính sách pháp luật sao cho lợi ích các bên được đảm bảo.

VD: yêu cầu doanh nghiệp khai thác rừng phải nộp thuế.

+ Nhà nước quả lý ít bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng các công cụ kinh tế.

VD: ký quỹ…

Câu 9: Trong lĩnh vực môi trường, con người được đảm bảo cac quyền cơ bản nào và mức độ đảm bảo những quyền ấy?

Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trườn trong lành:

Cơ sở pháp lý:

+ Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường  và pháp triển môi trường ( Tuyên bố  Rio de Janeiro ).

+ Điều 43 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Nội dung:

Ngày nay, sống trong môi trường trong lành được coi là quyền con người quan trọng. Tiêu chí để đánh giá quyền được sống trong môi trường trong lành dựa trên sự đáp ứng được nhu cầu của con người về một môi trường sống trong sạch, thuần khiết, chất lượng, hệ sinh thái cần bằng, không có ô nhiễm hay suy thoái môi trường giúp con người sống thoải mái, trường thọ và hữu ích…

Mức độ được đảm bảo: Không giống nhau ở các vùng miền dựa vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Bên cạnh, trên lý thuyết quyền này cần được đảm bảo không phân biệt giàu nghèo nhưng thực tế có sự phân biệt.

Quyền được thông tin về môi trường:

Căn cứ pháp lý: Điều 127, Điều 131, Điều 7 Nghị định 18/2015; …

Nội dung: mọi người có quyền được công khai thông tin…

Mức độ đảm bảo: Chưa được đảm bảo trên thực tế, thông tin là do mọi người tìm hiểu.

Các quyền khác:

+ Quyền được xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc hành vi của người khác gây tổn hại cho môi trường  và lợi ích chính đáng về môi trường của mình ( điều 162 )

+ Quyền được khai thác sử dụng các thành phần môi trường vào mục đích được cho phép ( được khai thác các tài nguyên đất, nước, trong giới hạn cho phép trong luật khai thác khoán sản 2010,  Luật tài nguyên nước 2012…)  => ở VN không kiểm soát được.

+ Quyền được tác động đến môi trường;

+ Quyền được bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

+ Quyền được hưởng sự hỗ trọ của nhà nước hoặc chủ sự án khi phải gánh chịu ảnh hưởng bất lợi từ hoạt động

TUẦN 1 – VĐ 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.

Câu 1: Khái niệm ô nhiễm môi trường:

+ Khoản 8 Điều 3.

+ Căn cứ xác định môi trường bị ô nhiễm:

Có sự biến đổi không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường do các chất gây ô nhiễm + sự biến đổi gây ảnh hướng xấu cho con người và sinh vật = Ô nhiễm môi trường.

ð khái niệm này dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường ko. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm ko có mqh nhân quả và mqh hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà ko có môi trường bị ô nhiễm, hay có môi trường bị ô nhiễm song ko có hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Nguyên nhân: chủ yếu là do chất gây ô nhiễm (là chất, hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho môi trường bị ô nhiễm) . Chất gây ô nhiễm là chất thải, nhưng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm...phân thành các loại:

-       chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm ko tích lũy (tiếng ồn)

-       chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiễng ồn) , trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu (chất cfc) ,

-       chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm ko xác định được nguồn

-       chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiêm do phát thải ko liên tục

+ Các cấp độ ô nhiễm môi trường: Khoản 2 điều 105 bao gồm ô nhiễm mt, ô nhiễm mt nghiêm trọng, ô nhiễm mt đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 2: Suy thoái môi trường:

+ Khoản 9 Điều 3.

+ Căn cứ xác định môi trường bị suy thoái:

Có sự suy giảm đồng thời cả số lượng và chất lượng thành phần môi trường + ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật = Suy thoái mt.

Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

+ Nguyên nhân: chủ yếu là do hành vi khai thác qua mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại môi trường, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...

+ Các cấp độ suy thoái:

Câu 3: Sự cố môi trường:

+ Khoản 10 Điều 3.

+ Nguyên nhân:

-       Sự cố do tự nhiên gây ra (Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác ) => không đặt ra vấn đề xác định trách nhiệm pháp luật.

-       Sự cố do con người gây ra (Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.) => Yêu cầu xác định trách nhiệm pháp luật của chủ thể.

+ Phòng ngừa, khắc phục, ứng phó và xử lý sự cố môi trường ( từ điều 108 ).

Câu 4: Phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường:

Tiêu chí

Ô nhiễm môi trường

Suy thoái môi trường

Khái niệm:

Khoản 8 Điều 3

Khoản 9 Điều 3

Căn cứ xác định:

Có sự biến đổi không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường do các chất gây ô nhiễm + sự biến đổi gây ảnh hướng xấu cho con người và sinh vật = Ô nhiễm môi trường.

 

Có sự suy giảm đồng thời cả số lượng và chất lượng thành phần môi trường + ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật = Suy thoái mt.

 

Nguyên nhân

+ là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường.

+ bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường

+ là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

+ bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên

Hậu quả:

hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường; có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên. 

 

hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường.

là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên.

 

Các biện pháp phòng ngừa

Biện pháp chủ yếu để phòng ngừa ô nhiễm môi trường là ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm.

biện pháp chủ yếu để phòng ngừa suy thoái môi trường là ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường.

 

 

 

Câu 5: Kiểm soát ô nhiễm môi trường:

+ Khoản 18 Điều 3: Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.

+ Các phương thức kiểm soát ( các câu sau nêu cụ thể ).

-       Thu tập, quản lý, công bố thông tin môi trường ( từ Điều 128 );

-       Quy hoạch, kế hoạch hóa công tác BVMT ( Khoản 21 Điều 3; từ điều 8 );

-       Quy chuẩn kỹ thuật môi trường ( Khoản 5 Điều 3; từ điều 113);

-       Quản lý chất thải ( Khoản 12 Điều 3; từ điều 85);

-       Khắc phục ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường

-       Xử lý cơ sở gây ra ô nhiễm ( Điều 104 )

Câu 6: Phân biệt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn môi trường quốc tế:

Tiêu chí

Quy chuẩn kt

Tiêu chuẩn môi trường

Khái niệm

Khoản 5 Điều 3

Khoản 6 Điều 3

Ví dụ

Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước, chất lượng không khí, chất lượng đất, tiếng ồn, độ rung

Tiêu chuẩn ISO 14001;

………………..

Cơ quan ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường

International Organization for Standardization; viết tắt: ISO hay iso) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia.

Hiệu lực

Bắt buộc Toàn quốc.

Các quốc gia tự nguyên tham gia.

tự nguyện áp dụng

Mục đích

quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng…

Tiêu chuẩn để phân loại,đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng

 

TUẦN 2 – VĐ 3: PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Câu 1: Khái niệm đa dạng sinh học:

Khái niệm: Khoản 5 Điều 3 Luật đa dạng sinh học.

+ Đa dạng gen: là toàn bộ các gen chứa trong all cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể, gen và AND chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó tạo ra sự đa dạng về nguồn gen

+ Đa dạng loài: là toàn bộ sự khác nhau trong một nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Thể hiện trong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại trên trái đất

+ Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. HST là một hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó.

TUẦN 2 – VĐ 4: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG:

Câu 1: Khái niệm đánh giá môi trường:

+ Là việc phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề môi trường khi quyết định thực hiện các hoạt động phát triền

+ Nhằm xác định xem phạm vi và mức độ ảnh hưởng của các dự án đó ở mức độ chi tiết nhất từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.

+ Việc cho phép hay không cho phép dự án được triển khai thực hiện dựa vào quyết định phê duyệt hay không phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường của cơ quan có thẩm quyền.

ð Dưới góc độ pháp lý: là biện pháp quản lý nhà nước về môi trường.

ð Dưới góc độ kinh tế: là những nghiên cứu về mối liên hệ, tác động biện chứng giữa chính sách, hoạt động phát triển và môi trường.

ð Dưới gốc độ pháp lý: là các quy tắc xử sự chủ thể cần phải thực hiện để tiến hành dự án phát triển ( bao gồm xây dựng C.Q.K – chiến lược quy hoạch kế hoạch ) có khả năng tác động đến môi trường.

Câu 2: Phân biệt ĐMC, ĐTM và KBM

Tiêu chí

ĐMC

ĐTM

KBM

Khái niệm

Khoản 22 Điều 3.

 

Khoản 23 Điều 3:

 

 

Đối tượng phải thành lập

Điều 13 Luật BVMT  => áp dụng với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại mục lục I nghị định 18/2015.

Điều 18: các dự án tại mục lục II nghị định 18

Điều 29 Luật và Điều 18 Nghị định 

Chủ thể lập

Điều 14 Luật: cơ quan được giao nhiệm vụ Trách nhiệm ĐMC => chỉ do các cơ quan, tổ chức Nhà nước tiến hành

Điều 19: Chủ dự án

 

Giai đoạn phải lập

Điều 14 Luật: đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Điều 19:

trong giai đoạn chuẩn bị dự án

 

Nội dung

Điều 15

Điều 22

 

Hình thức thẩm định

Điều 16: Hội đồng thầm định

 

 

Kết quả thẩm định

là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

 

 

Hình thức phê duyệt

Không phê duyệt

( nội dung lớn mang tín định hướng lớn, lâu dài, mang tính đường lối, chủ trương nên không thể phê duyệt )

Điều 25 Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM

 

Trách nhiệm sau thẩm định

 

 

 

 

Câu 3: Tại sao pháp luật không quy định thầm quyền phê duyệt KBM?

Khái niệm: Tương tự ĐTM nhưng áp dụng cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh có quy môi nhỏ.

Theo luật BVMT hiện hành và các văn bản dưới luật hiện hành không quy định về thẩm quyền phê duyệt, thẩm định nhưng có quy định về thời hạn nhận hồ sơ, xác nhận hồ sơ ( Điều 19 Nghị định 18/2015 )  => bản chất gần giống phê duyệt, thẩm định kế hoạch.

Lý do chỉ cần xem xét, xác nhận mà không tổ chức phê duyệt vì KBM có nội dung tương đối đơn giản so với ĐTM, được áp dụng mang tính quy mô nhỏ, ảnh hưởng đến mt ko lớn, ko nhất thiết phải tổ chức quy mô để phê duyệt.

VẤN ĐỀ 6: XỬ LÝ VI PHẠM MÔI TRƯỜNG – TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG:

Câu 1: Tranh chấp môi trường:

Khái niệm:

 

Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.

Đặc trưng:

Đặc trưng 1: Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích công và lợi ích tư thường gắn chặt với nhau (đây là nét đặc trưng cơ bản nhất) .

+ Lợi ích công: là chất lượng môi trường sống đối với tất cả mọi người (chất lượng không khí, chất lượng nước, đất, âm thanh, hệ sinh vật...

+ Lợi ích tư: là tài sản, tính mạng, sức khỏe do chất lượng môi trường đem lại

Hai loại lợi ích này luôn đi liền với nhau hay cồn được gọi là khách thể kép.

Đặc trưng 2: Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các công đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia

Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người ngoài nước, quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển... Chính sự đa dạng về chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiển soát, khó dung hòa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý, thậm chí cả mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia, đặc biệt là quốc gia láng giềng (ví dụ: sự cố tràn dầu)

Đặc trưng 3: Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng với nhau

 Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người, và ưu thế của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây hại cho môi trường.

Đặc trưng 4: Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường.

Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động...quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi là những quyền và lợi ích đã bị phía bên kia xâm hại. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các bên còn yêu cầu loại trừ trước khả năng xâm hại môi trường.

Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Giai đoạn này mặc dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Đặc trưng 5: Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định

Hậu quả do hành vi gây hại đối với môi trường thường rất nghiêm trọng, đa dạng và biến đổi nhiều cấp độ khác nhau, gồm: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài; thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về sinh thái; thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại đối với một quốc gia, thiệt hại trên phạm vi quốc tế...

Câu 2: Các dạng tranh chấp môi trường:

Căn cứ và định nghĩa tranh chấp môi trường, chúng ta có thể nhận diện 3 dạng tranh chấp môi trường phổ biến sau:

 

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễn môi trường gây nên. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.

Ví dụ:

+ người dân Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam vì Công ty này đã có hành vi xả thải sai quy định tại lưu vực sông Thị Vải gây ô nhiễm, thiệt hại lớn cho các hộ dân vào tháng 9/2008;

+ tranh chấp giữa người dân Đồng Nai và Công ty Sonadezi Long Thành tại Đồng Nai vào tháng 8/2011 do Công ty này xả thải không qua xử lý;

+ tranh chấp giữa người dân Hải Dương và Công ty Tung Kuang đặt tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vào tháng 4/2011 do Công ty này  xả thải có hóa chất độc hại như Chrome 6, mangan, sắt… với hàm lượng vượt quy định ra sông Ghẽ, Hải Dương;

- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của các chủ thể khác.

Câu 3: Xác định 5 yêu cầu đặt ra đối với giải quyết tranh chấp môi trường

 

Với các đặc trưng cơ bản của tranh chấp môi trường, việc giải quyết tranh chấp môi trường đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã hội.

Yêu cầu đặt ra trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp là phải làm sao để có thể dung hòa được cả hai loại lợi ích, vừa bảo vệ được lợi ích của từng cá nhân, từng tổ chức, song đồng thời cũng bảo vệ được các lwoij ích của cộng đồng, lợi ích của xã hội, lợi ích của số đông.

Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường.

Do tính chất không thể sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng pahir được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả.

Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thiệt hại xảy gây nên đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến các mặt kinh tế, xã hội đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định và sự kết luận của các nhà chuyên môn.

Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh

Tranh chấp môi trường thường xảy ra giữa các nhóm xã hội nên ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội là rất lớn vì vậy các tranh chấp này phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời để góp phần bảo đảm trật tự xã hội.

Câu 4: Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường:

 

Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện:

 

Đây là bước đầu tiên, quan trọng và là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của việc tranh chấp.

Chủ thể có thẩm quyền:

Kiểm tra, xác minh được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc liên ngành. Thành phần đoàn thanh tra gồm:

+ Thanh tra chuyên ngành về môi trường;

+ Đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi môi trường bị ô nhiễm, nơi có nguồn gây ô nhiễm;

+ Đại diện các cơ quan chuyên môn;

+ Đại diện bên bị hại;

+ Đại diện bên gây thiệt hại;

 

Nội dung:

Việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu kiện được tiến hành bằng các biện pháp gồm:

+ Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đặc tính của yếu tố môi trường;

+ Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát o nhiễm trong khu vực;

+ Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm;

+ Chứng minh mối quan hệ giữa hành vi gây ô nhiêm với thiệt hại vật chất, đối chiếu kết quả với Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, từ đó có kết luận đương sự khiếu kiện đúng hay sai sự thật.

Ý nghĩa:

Trên cơ sở các kết luận, các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hành chính với đối tượng gây ô nhiễm; mặt khác, giúp bên bị hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

+ Đây là nét riêng của quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp môi trường do thiệt hại gây nên có giá rị lớn nên bị hại thường không thể đưa ra các số liệu chứng minh nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chuyên môn.

+ Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng phổ biến.

 

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung đột.

- Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tham gia với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý.

- Tổ chức giải quyết tranh chấp dưới dạng cuộc họp hoặc hội nghị.

- Phương pháp giải quyết tranh chấp: mềm dẻo, thận trọng hiệu quả nhằm mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư xung quanh để bảo vệ môi trường chung.

- Một số phương án bồi thường thiệt hại:

+ Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế.

+ BTTH trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bì đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế.

+ BTTH trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại.

+ BTTH trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân.

+ BTTH bằng việc đầu tư vào các công trình phúc lợi, công cộng cho cộng đồng dân cư.

 

Các trường hợp đặc biệt:

+ Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu thì cơ quan quản lý môi trường địa phương sẽ là người đại diện cho bên bị hại thực hiện: lập hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên.

+ Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật VN, đồng thời xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.

Câu5: Cách làm bài tập tình huống khi hỏi cần làm rõ những gì để xử lý tình huống:

Yêu cầu cơ bản:

-       Xác định chủ thể vi phạm, hành vi vi phạm

-       Xác định hậu quả xảy ra

-       Xác định mối liên hệ

-       Các phương pháp xử lý( xử  phạt hành chính theo nghị định 179, có thiệt hại phải bồi thường )

Câu 6: Cách làm bài tập tình huống khi hỏi xác định các nghĩa vụ mà dự án phải thực hiện:

VD1: Dự án xây dựng nhà máy cơ khí chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp được đặt tại Huyện X với S là 2,5 ha. Nhiên liệu chính là than đá, nguyên liệu thép phế thải... Sử dụng các công cụ: búa, máy. đe... Dự kiến nhập khẩu thiết bị máy móc về từ Nga, phế liệu từ Đức...

Hỏi: Xác định các nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường của chủ dự án.

VD2: Doanh nghiệp N đã xây dựng xong nhà máy trên địa bàn xã X để chuẩn bị đi vào hoạt động kình doanh. Để có thế hoạt động DN N phải khai thác quặng sắt trên địa bàn xã X và 1 số xã lân cân. Đồng thời dùng nước của sông S chảy qua xã X để làm mát hệ thống dây chuyền hoạt động. Hệ thống dây chuyền hoạt động do doanh nghiệp N nhập khẩu từ CHLB Nga dưới dạng dây chuyền đã qua sử dụng. Hỏi: doanh nghiệp N phải có những trách nhiệm pháp lý j` về môi trường?

VD3: Tháng 7/2k6, một dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm vải có công suất dệt nhuộm 40 triệu m/năm, đầu tư tại tỉnh A và B. Dự án dự định khai thác nước ngầm có quy mô 1.500 m3/ ngày đêm đồng thời xả nước thải với khối lượng 1.200 m3/ ngày đêm.

a. Hãy cho bíêt nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhất về bảo vệ môi trường của chủ dự án.

b. Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư nêu trên?vì sao?

Cách làm:

-       Xác định lĩnh vực của dự án, doanh nghiệp

-       Xác định loại đánh giá môi trường dự án ( thường là ĐTM hoặc KBM, dựa vào phụ lục 2)

-       Nghĩa vụ tài chính: thuế, phí.

Câu 7: Phân biệt thuế và phí bảo vệ môi trường:

 

Thuế bảo vệ

Phí bảo vệ

Căn cứ pháp lý

Luật thuế bảo vệ mt 2010

 

Khái niệm

Thuế môi trường: Là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.

Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng  môi trường và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đối tượng chịu

Điều 3

 

Mục đích

- Tạo nguồn thu Ngân sách

- Đảm bảo công bằng xã hội

- Định hướng tiêu dùng

=> Thúc đẩy thay đổi mặt hàng, cách sản xuất, khuyến khích các hoạt động tích cực về môi trường.

Dùng cho việc thành lập quỹ khắc phục ô nhiễm môi trường

Tính ổn định

Có tính ổn định cao, ít thay đổi

Tính ổn định thấp hơn, có thể thay đổi nhanh chóng

Phân loại

+ Thuế trực thu nhằm đánh vào lượng chất thải độc hại với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra.

+ Thuế gián thu nhằm đánh vào giá trị hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

 

Thuế Bảo vệ môi trường ở Việt Nam là thuế gián thu mà người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế Bảo vệ môi trường, còn người chịu thuế là người tiêu dùng. Thuế Bảo vệ môi trường chỉ phải nộp 1 lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

+ Phí Vệ sinh môi trường

+ Phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải

+ Phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

+ Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Căn cứ tính

Mức thuế và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của quốc gia và các thông lệ quốc tế.

được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn