Bài tập 1:
A và công ty X ký
HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng (từ 01/01/2014 đến 01/01/2017) với mức lương
2,6 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc 8giờ/ngày.
Trong tháng
4/2016 A có làm thêm vào 1 ngày nghỉ hàng tuần, 1 ngày lễ (đã được
công ty cho nghỉ bù) và 04 giờ làm thêm ban đêm vào ngày thường.
1. Tính tiền
lương làm thêm của A trong tháng 4.
2. Hết hạn HĐLĐ
các bên không ký HĐLĐ mới. A vẫn tiếp tục làm việc và được trả lương với mức
lương là 3 triệu/tháng. Đến ngày 01/09/2018 A đơn phương chấm dứt HĐLĐ và báo
trước cho công ty 30 ngày. Hãy giải quyết chế độ cho A khi chấm dứt HĐLĐ trên.
Bài tập 2:
A có thời gian
đóng BHXH theo thang bảng lương nhà nước (từ 01/01/1980 đến 31/12/1999). Mức
bình quân lương làm căn cứ đóng BHXH 5 năm cuối trong khu vực nhà nước là
400.000 đ. Ngày 01/01/2000 A chuyển sang làm việc cho DN có vốn đầu
tư nước ngoài với diễn biến tiền lương như sau:
– 01/01/2000 –
31/12/2002: 750.000 đ/tháng
– 01/01/2003 –
31/12/2005: 1.000.000 đ/tháng
– 01/01/2006 –
31/12/2007: 1.500.000 đ/tháng
– 01/01/2008 ông
A xin nghỉ hưu.
Hãy tính chế độ lương
hưu trí của ông A trong các trường hợp sau:
a) Ông A sinh
ngày 01/01/1947
b) Ông A sinh
ngày 01/01/1955, có 10 năm công tác tại Campuchia trước 31/8/1999 và
bị suy giảm 61% khả năng lao động.
c) Ông A sinh
ngày 01/01/1951, bị suy giảm 63% khả năng lao động.
d) Ông A sinh
ngày 01/01/1966, có 10 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm
63% khả năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc
nặng nhọc, độc hại là 450.000 đ/tháng
e) Ông A sinh
ngày 01/01/1966, có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm
63% khả năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc
nặng nhọc, độc hại là 450.000 đ/tháng
Bài tập 3:
Một công
nhân có hành vi trộm cắp, nếu là trưởng phòng nhân sự , bạn tư vấn cho
giám đốc hình thức xử lý vi phạm kỷ luật ( nặng nhất) là gì cho hợp lý. Nêu thủ
tục để việc ra quyết định đó hợp pháp?
Hỏi phụ:
1. Hậu quả pháp
lý của đình công bất hợp pháp và hợp pháp khác nhau thế nao?
2. Phân biệt sa
thải, cách chức; cách chức và chuyển làm công việc khác có thời hạn?
3. Vai
trò của Công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động
4. Công ty Z sa
thải C. C khởi kiện.TAND tuyên kỷ luật sa thải trái pháp luật, hủy QĐ sa
thải.Bản án đã có hiệu lực pháp luật.Giải quyết quyền lợi của C trọng vụ
việc này?
Bài tập 4:
Ngày 24/2/2015,
bà Trần Thị A ký hợp đồng lao động có thời hạn hai (2) năm với Công ty TNHH
Anpha (có trụ sở tại Quận M thành phố H). Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ
ngày 01/3/2015.
Ngày 21/2/2017,
Giám đốc Công ty Anpha yêu cầu bà A bàn giao toàn bộ công việc và hồ sơ, tài liệu
cho người có thẩm quyền để công ty làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do hợp
đồng sẽ hết hạn vào ngày 28/2/2017. Tuy nhiên, do bà A chưa hoàn tất một số
công việc nên sau ngày 28/2/2017, Giám đốc Công ty Anpha yêu cầu bà A tiếp tục
làm việc cho đến khi hoàn tất những công việc này. Vì vậy, bà A tiếp tục làm việc
cho Công ty Anpha cho đến hết ngày 15/6/2017 thì nghỉ sinh.
Ngày 20/8/2017,
Giám đốc Công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà A với lý
do hợp đồng lao động đã hết thời hạn.
Ngày 20/10/2017,
bà A quay trở lại Công ty Anpha yêu cầu được nhận lại làm việc và được trả đủ
lương trong thời gian nghỉ sinh. Công ty Anpha không đồng ý vì cho rằng hợp đồng
lao động đã hết hạn.
Anh/chị hãy cho
biết ý kiến của mình về tình huống trên.
Bài tập 5:
Chị A vào làm tập
vụ cho Công ty X theo HĐLĐ có thời hạn 3 tháng (từ ngày 01/05/2017 đến
31/7/2017). Hai bên thỏa thuận không đóng BHXH mà Công ty sẽ trả hết vào lương
cho chị A. Sau khi hợp đồng hết hạn, chị A vẫn tiếp tục làm việc và được trả
lương như cũ nhưng các bên không ký kết hợp đồng mới.
1 .Theo pháp luật,
hợp đồng lao động trên phải được giao kết theo hình thức nào?
2. Thỏa thuận về
BHXH trong hợp đồng trên có đúng pháp luật không?
3. Ngày
31/7/2019, Công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với chị A từ ngày 01/8/2019 vì
lí do hợp đồng hết hạn. Hỏi quyết định chấm dứt HĐLĐ này có đúng pháp luật
không? Hãy cho biết hậu quả pháp lý của QĐ chấm dứt HĐLĐ này.
Bài tập 6:
Công ty X sử dụng
3000 lao động. Đầu năm 2014, Công ty nhập về một dây chuyền công nghệ mới dẫn đến
dôi dư 100 người lao động. Công ty đã thực hiện việc đào tạo, sắp xếp việc làm
mới cho 15 người lao động, còn dôi dư 85 người lao động.
1. Công ty có quyền
cho 85 người lao động dôi dư thôi việc không?
2. Công ty phải
giải quyết chế độ gì cho những người lao động này?
3. Nếu không đồng
ý với quyết định cho thôi việc đó, người lao động có thể yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động ở đâu?
4. Nếu cả 85 người
lao động đều không đồng ý, đều yêu cầu tòa án tuyên bố quyết định chấm dứt HĐLĐ
của công ty là trái luật thì đây là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp
lao động tập thể.
Bài tập 7:
Anh Bình là nhân viên văn phòng của
Công ty TNHH Bình Minh theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày
01/10/2010. Thời gian gần đây, anh Bình thường xuyên không chấp hành tốt kỷ luật
của công ty. Cụ thể: trong tháng 01/2019 anh có hành vi đánh bài ăn tiền tại
nơi làm việc; ngày 5/5/2019 anh có hành vi say rượu và gây gổ với đồng nghiệp
trong giờ làm việc; ngày 13/5/2019 anh lại có hành vi say rượu trong giờ làm việc,
trong tháng 6/2014 anh có 3 lần đi làm trễ và 3 ngày nghỉ việc không có lý do.
Tất cả các hành vi vi phạm kỷ luật này của anh Bình đều đã được Công ty lập
biên bản vi phạm. Phần hình thức kỷ luật trong Nội quy lao động của Công ty
Bình Minh có quy định: hành vi đi trễ có
thể áp dụng hình thức khiển trách; hành vi say rượu trong giờ làm việc có thể
áp dụng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức;
hành vi gây rối tại nơi làm việc, hành vi say rượu từ hai lần trở lên trong một
tháng, hành vi đánh bạc tại nơi làm việc có thể áp dụng hình thức sa thải. Nội
quy lao động này đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng
quy định của pháp luật. Ngày 01/9/2019, Công ty mở phiên họp xử lý kỷ luật anh
Bình. Hỏi:
1. Công ty có thể áp dụng hình thức kỷ
luật gì với Anh Bình? Tại sao?
2. Giả sử khi mời lên xử lý kỷ luật,
anh Bình trình bày, vợ anh mới sinh con nhỏ được 3 tháng, anh xin được Công ty
xem xét để giảm kỷ luật cho anh. Trong trường hợp này, Công ty có quyền xử lý kỷ
luật anh Bình không? Vì sao?
3. Trong suốt thời gian làm việc cho
công ty, anh Bình và Công ty phải tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội nào
cho anh Bình?
Bài tập 8:
Anh Bình là công
nhân của công ty TNHH X theo chế độ hợp đồng lao động. Ngày 13/6/2019, trong
khi đang ăn giữa ca tại doanh nghiệp thì anh bị chiếc quạt trần rơi trúng làm
gãy cách tay phải. Anh phải nghỉ việc để
điều trị tại bệnh viện 1 tháng, tổng số tiền viện phí là 22.000.000 đồng. Sau
đó, anh được đưa đi giám định, kết quả là bị suy giảm khả năng lao động 27%. Hỏi:
1. Công ty có
trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Bình?
2. Anh Bình có thể
được hưởng chế độ BHXH nào?
3. Sau tai nạn, sức
khỏe của anh có giảm sút nên không phù hợp với công việc tại công ty. Anh có sẵn
nghề may nên mở một tiệm may làm việc ở nhà.
a) Anh/chị hãy tư
vấn để anh Bình có thể nhận chế độ BHXH một lần
b) Anh/chị hãy tư
vấn để anh Bình có thể nhận chế độ hưu trí hàng tháng.
c) Anh/chị hãy tư
vấn để anh Bình có thể nhận chế độ hưu trí hàng tháng ở mức cao nhất.