Bài tập tình huống luật môi trường-Học viện Tòa án (Có đáp án)


Bài tập tình huống luật môi trường-Học viện Tòa án (Có đáp án)


Câu 1:

Qua công tác thanh tra, Đoàn Thanh tra do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh A làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Phú Quý đóng trên địa bàn tỉnh và phát hiện Công ty có hành vi thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 1,5 lần so với lưu lượng khí thải từ 55.000 m3/giờ. Vi phạm Điểm u Khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, có mức xử phạt ghi trong Nghị định là phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.

Anh (chị) hãy xác định mức phạt tiền có thể áp dụng với doanh nghiệp? thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về ai? Giải thích tại sao? (Lưu ý có thể đổi lại là do P. Chánh thanh tra thì lúc này thẩm quyền xử phạt sẽ thay đổi ntn).

Bài làm

Mức phạt tiền:

Cơ sở pháp lý: Điểm u Khoản 3 Điều 15, Điều 5 NĐ 155/2016/NĐ-CP.

 

Vì Công ty TNHH Phú Quý là một tổ chức nên theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mà theo quy định tại Điểm u Khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2016/NĐ-CP mức phạt đối với cá nhân là phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. Cho nên trong trường hợp này mức phạt tiền có thể áp dụng với Công ty TNHH Phú Quý là từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. Theo Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC: “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó…” vậy tiền phạt có thể áp dụng đối với Công ty TNHH Phú Quý là 750.000.000 đồng.

 

Thẩm quyền xử phạt:

 

Thẩm quyền xử phạt: Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giải thích:

Đoàn Thanh tra do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh A làm trưởng đoàn. Nhưng Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tình A không có thẩm quyền xử phạt vì theo Điểm b Khoản 2 Điều 50 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ được phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì đối với tổ chức (Công ty TNHH Phú Quý) sẽ được phạt tiền đến 100.000.000 đồng. Mà như phân tích ở trên thì mức phạt tiền đối với Công ty TNHH Phú Quý là từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. Nên đã vượt quá thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tình A. Cho nên việc xử phạt sẽ được chuyển trực tiếp lên cơ quan cấp trên để thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Lúc này, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là người có thẩm quyền xử phạt.

 

Câu 2:

          Qua công tác kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành do Chủ tịch UBND tỉnh B làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra hoạt động của Công ty Cổ phần Thịnh Phát trên địa bàn tỉnh B và phát hiện Công ty có hành vi không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước. Vi phạm Điểm c Khoản 2 Điều 20 Nghị định 33/2017/NĐ-CP, có mức xử phạt tiền ghi trong nghị định là từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

          Anh (chị) hãy xác định mức xử phạt tiền có thể áp dụng đối với doanh nghiệp? Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về ai? Giải thích vì sao?

 

Bài làm:

 

Mức xử phạt tiền:

Vì Công ty Cổ phần Thịnh Phát là một tổ chức nên theo Khoản 2 Điều 24 Luật XLVPHC thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mà theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 20 Nghị định 33/2017/NĐ-CP mức phạt đối với cá nhân là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng. Cho nên trong trường hợp này mức phạt tiền có thể áp dụng với Công ty Cổ phần Thịnh Phát là từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng. Theo Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC: “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó…” vậy tiền phạt có thể áp dụng đối với Công ty Cổ phần Thịnh Phát là 220.000.000 đồng.

 

Thẩm quyền xử phạt:

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND tỉnh B

Giải thích:

Hành vi không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước thuộc về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo Điểm h Khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC mức phạt tiền tối đa đến 250.000.000 đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ tối đa đến 500.000.000 đồng. Theo Điểm b Khoản 3 Điều 38 Luật XLVPHC thì Chủ tịch UBND tỉnh B có quyền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng được quy định tại Điều 24 Luật XLVPHC tức là có thể phạt tối đa đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tối đa đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Và Chủ tịch UBND tỉnh B còn làm trưởng đoàn kiểm tra hơn nữa mức phạt tiền có thể áp dụng với Công ty Cổ phần Thịnh Phát là từ 200.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng (nằm nên thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh B

 

Câu 3:

Qua đơn thư phản ánh của nhân dân, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh D ra quyết định thành lập đoàn thanh tra giao Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn, tiến hành thanh tra hoạt động của Công ty TNHH Thanh Thái. Đoàn thanh tra đã phát hiện công ty có hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản. Vi phạm Khoản 4 Điều 21 Nghị định 33/2017/NĐ-CP. Với mức phạt tiền được quy định trong nghị định là từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng

Anh (chị) hãy xác định mức xử phạt tiền có thể áp dụng đối với doanh nghiệp? Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về ai? Giải thích vì sao?

Bài làm:

Mức xử phạt tiền:

Vì Công ty TNHH Thanh Thái là một tổ chức nên theo Khoản 2 Điều 24 thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mà theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 33/2017/NĐ-CP mức phạt đối với cá nhân là phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng. Cho nên trong trường hợp này mức phạt tiền có thể áp dụng với Công ty TNHH Thanh Thái là từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng. Theo Khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC: “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó…” vậy tiền phạt có thể áp dụng đối với Công ty Cổ phần Thịnh Phát là 170.000.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt:

Thẩm quyền xử phạt: Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giải thích:

Đoàn Thanh tra do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh D làm trưởng đoàn. Nhưng Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tình D không có thẩm quyền xử phạt vì theo Điểm b Khoản 2 Điều 46 Luật XLVPHC quy định Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ được phạt tiền không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và theo Khoản 2 Điều 24 thì đối với tổ chức (Công ty TNHH Thanh Thái) sẽ được phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ là 100.000.000 đồng. Mà như phân tích ở trên thì mức phạt tiền đối với Công ty TNHH Thanh Thái là từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng. Nên đã vượt quá thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tình A. Cho nên việc xử phạt sẽ được chuyển trực tiếp lên cơ quan cấp trên để thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Lúc này, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là người có thẩm quyền xử phạt.

Câu 4:

Qua công tác kiểm tra, Đoàn kiểm tra do Chủ tịch UBND huyện K tỉnh E làm trưởng đoàn phát hiện Công ty cổ phần Đại Dương đóng trên địa bàn có hành vi vi phạm sau: Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong Giấy phép quản lý chất thải nguy hại. Vi phạm Điểm a Khoản 5 Điều 23 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, có mức xử phạt ghi trong Nghị định là phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.

Anh (chị) hãy xác định: Mức xử phạt có thể áp dụng đối với doanh nghiệp? thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này thuộc về ai? Giải thích vì sao?

Bài làm

Mức xử phạt:

-Cơ sở pháp lý: Điều 5;Điểm a Khoản 5 Điều 23; Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

-Vì Công ty cổ phần Đại Dương là một tổ chức nên mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính bằng 2 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cho nên trong trường hợp này mức phạt tiền có thể áp dụng với doanh nghiệp là từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Thẩm quyền xử phạt:

- Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Giải thích:

+ Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng suy ra đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng của Chủ tịch UBND tỉnh còn đối với Chủ tịch UBND huyện nếu là cá nhân 50.000.000, tổ chức là 100.000.000 đồng. Do mức xử phạt vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện cho nên việc xử phạt sẽ được chuyển trực tiếp lên cấp trên. Lúc này, sẽ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định xử phạt đối với Công ty cổ phần Đại Dương vì trong thẩm quyền của mình.

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn