A.
BÁN TRẮC NGHIỆM
1.
Người lao động nữ đang nuôi con dưới 07 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được
sử dụng người đó làm thêm giờ.
Đúng. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
155 BLLĐ 2012 “1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc
ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ
tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
2.
Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho
người lao động.
Đúng. Theo khoản 1 Điều 4 BLLĐ 2012 “Người
sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo
và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động
đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề
khác cho mình.”
3.
Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp tập thể về
quyền.
Đúng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 203
BLLĐ 2012:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện).
c) Toà án nhân dân.”
4.
Khi thương lượng tập thể để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bắt buộc phải
có hòa giải viên lao động tham gia.
Sai. Theo khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải
thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án
giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức
sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi
chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người
sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao
động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.”
5.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức
thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại công ty.
Sai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 93
BLLĐ “Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao
động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công
bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời
gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh
doanh của người sử dụng lao động.”
6.
Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
gây ra.
Sai. Theo quy định tại Điều 130, điều 131
BLLĐ 2012. “Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất
với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được
áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều
nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại
khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.”
7.
Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ
hàng năm.
Sai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 114
BLLĐ 2012.
8.
Trong mọi trường hợp, khi xử lý kỷ luật lao động, bắt buộc phải có sự tham gia
của người lao động.
Đúng. Điểm c, khoản 1, điều 123 BLLĐ 2012
“Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của
cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;”
9.
Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì không bắt buộc phải
giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản.
Đúng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 16
BLLĐ 2012 “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể
giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
10.
Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
Đúng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18
BLLĐ 2012, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp
đồng lao động. Đồng thời theo quy định tại điều 30 BLLĐ 2012 công việc theo hợp
đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện.
11.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.
Sai. đơn phương chấm dứt HD đúng pháp luật.
Điều 37, điều 43 BLLĐ.
Như vậy, vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi
người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
12.
Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng
các quy định của Luật lao động.
Sai. Điều 1, điều 2 BLLDD 2012 + khoản 3,
đ 240.Một số TH vẫn có thể áp dụng 1 số điều của
BLLĐ 2012.
13.
Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước
thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.
Sai. Không thể tiếp
tục theo Điều 32 BLLĐ và Đ18 NĐ 139/2006.
14.Thỏa
ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.
Sai.
15.
Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết
và thực hiện.
Sai. Có thể ủy quyền
cho người khác. K2 đ18 BLLDD.
16.
Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác
nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.
Đúng. Với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ giao kết d21 BLLDD.
17.
Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động đuợc tính từ
thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Sai. Điều 25 BLLĐ. Có hiệu lực từ thời điểm
các bên giao kết hoặc theo thỏa thuận.
18.
Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động
xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
Sai. Điều 22. 4 lần:
giao kết lần đầu; tiếp tục làm việc và giao kết lần hai (HĐ XĐTH); lần 3 (ký
thêm); lần 4 (HĐ K XĐTH).
19.
Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia
quan hệ lao động là một loại hành vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.
Đúng. Điều 37, khoản
1, điểm g.
20.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn
người lao động cần có lý do chính đáng.
Sai. Phải có lý do
chính đáng thuộc điều 37.
21.
Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt
hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.
Sai. Nếu chấm dứt
trái PL thì k dc trợ cấp thôi việc.
22.
Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sai. Là ngày các bên
ký kết hoặc thỏa thuận. Điều 76
23.
Quỹ GQVL của địa phương chỉ được hình thành từ NS địa phương do HĐBD Tỉnh, TP
trực thuộc TW quyết định?
24.
Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp làm ra SP thì DN trả
lương cho họ bằng mức TL tối thiểu do NN quy định?
Sai. Có thể trả thêm
hoặc thỏa thuận. K2 điều 61.
25.
Luật LĐ điều chỉnh QHLĐ giữa xã viên với HTX.
Đúng. HTX là NSDLĐ. 1 số quan hệ giữa xã viên với HTX được LLĐ điều chỉnh. Ví dụ: vấn đề tiền lương
26.
Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ chỉ áp dụng cho NLĐ sau khi điều trị ổn
định thương tật do tai nạn LĐ bệnh nghề nghiệp? (k4-d152)
27.
NLĐ bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm ko liên quan đến QHLĐ
thì người sử dụng LĐ ko phải tạm ứng TL cho NLĐ? (đúng, k3 –đ13 NĐ 114)
28.
Quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động thuộc
đối tượng điều chỉnh của LLĐ (sai).
29.
Doanh nghiệp VN phải giao kết hợp đồng lao động khi tuyển
dụng lao động là người nước ngoài làm việc ở VN.
Sai. Điều 7, 8, 8b
-10 NĐ 102/2013.
30.
Nếu thuộc TH k thuộc diện cấp giấy phép thì k phải đăng
ký HĐLĐ, kể cả TH cấp giấy phép thì cũng k buộc phải ký HĐLĐ mà có thể là thỏa
thuận ký kết giữa đối tác VN và nước ngoài.
31.
Trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, người sử
dụng lao động có quyền cho những người lao động làm việc trong doanh nghiệp dưới
12 tháng thôi việc. (sai. Đ44)
32.
Thỏa ước lao động tập thể đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong trường hợp doanh
nghiệp hợp nhất. (sai. K1 đ 86).
33.
Khoảng thời gian mà người lao động làm việc ngoài mức 8 giờ/ngày được coi là thời
giờ làm thêm giờ. (sai. K2 đ 104)
34.
Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên. (đúng. 1a-2 luật BHXH).
35. Hợp
đồng lao động là hình thức pháp lý duy nhất làm phát sinh quan hệ lao động thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
(sai, điều 119, 73. Còn thỏa ước LĐ và nội quy lao động).
36.
Luật lao động không được áp dụng đối với các bộ, công chức nhà nước. (sai. K3 điều 240)
37.
Cơ sở dạy nghề không được đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề nếu không có
căn cứ do pháp luật quy định. (sai. Đ 18
NĐ 139 về dạy nghề).
38.
Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước đã ký kết thì không phải tuân theo
thỏa ước. (sai. K1 đ 84)
39.
Người lao động đi nghỉ hàng năm ở trong nước để thăm bố, mẹ, vợ (hoặc chồng),
con thì được người sử dụng thanh toán tiền tàu xe và tiền lương trong những
ngày đi đường. (sai, đ 113)
40.
Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận không trích đóng bảo
hiểm xã hội mà trả vào lương cho người lao động để người lao động tự tích
lũy.(sai, đ 92, 1a-18 luật BHXH)
41. hợp
đồng lao động giao kết với người lao động dưới 15 tuổi mà ko có sự đồng ý trước
bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì vô hiệu. (sai, k2 đ 164)
42.
người lao động làm công việc có tính chất độc hại thuộc danh mục do bộ Lao động
- thương binh - xã hội ban hành thì được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.
43.
người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải người lao động có hành vi gây thiệt
hại về tài sản cho doanh nghiệp khi thiệt hại đó có giá trị từ 5 chai trở
lên. (sai, mục III TT 119 , k1 đ
126).
44.
người lao động được hưởng nguyên lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. (đúng, k2 đ 144)
45.
chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
lao động tập thể liên wan tới tiền thưởng.
(đúng, k2 đ 203)
46.
Người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động nếu người đó trộm cắp tài
sản của công ty. (sai, k1 đ 126)
47.
Người lao động làm việc vào ngày chủ nhật thì được trả 200% lương. (sai, k1c đ
97)
48.
Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn khi đang làm việc thì được
hưởng trợ cấp lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. (sai, k1 đ 144)
49.
Chế độ thai sản chỉ được thực hiện đối với người lao động đang tham gia quan hệ
lao động.
50.
Đình công là một trong những cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
(sai, đ 126)
51.
Người học nghề không phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động.
Sai. Người học nghề là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động,
theo Khoản 1, Điều 2 Bộ luật Lao động.
52.
Người lao động có nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn.
Sai. Người lao động
có quyền gia nhập tổ chức công đoàn chứ không phải nghĩa vụgia nhập tổ chức
công đoàn, theo điểm c Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động
53.
Người sử dụng lao động có quyền thông qua doanh nghiệp cho thuê lại lao động đểtuyển
dụng lao động
Đúng. Người sử dụng
lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụviệc làm, doanh nghiệp
cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, theo Điều 11 Bộ luật Lao động
54.
Người lao động được làm việc ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Đúng. Người lao động
được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp
luật không cấm, theo Khoản 1, Điều 10 Bộ luật Lao động
B. TÌNH HUỐNG
TÌNH HUỐNG 1.
Chị H làm việc tại Công ty Phú Thịnh loại hợp đồng có xác
định thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận
1 và mức lương được trả là 3.100.000đ trả vào ngày 30 hàng tháng (tháng, dương
lịch). Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng chị H được lĩnh bị trễ hơn so với thoả
thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, qua 03 tháng làm việc chị H
quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H đã chấm dứt
hợp đồng lao động?
Anh, chị cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là
đúng hay sai? Vì sao? Căn cứ các quy định pháp luật giải quyết trường hợp này
như thế nào có lợi cho người lao động.
Trả lời:
1. Về tiền lương thì Công ty Phú Thịnh trả 3.100.000đ là
không phù hợp quy định tại Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP “Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi
lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề)
phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;” vậy, mức lương Công ty phải trả cho chị H phải là 3.317.000đ
2. Công ty Phú Thịnh thường trả lương chậm trễ hơn so với
hợp đồng lao động mà hai bên thỏa thuận nên chị H đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động chỉ cần báo trước 03 ngày là đúng quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường trên chị H chấm dứt hợp đồng lao
động là đúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 2012 là “Không được
trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng lao động;”./.
TÌNH HUỐNG 2.
Anh An đã làm việc
tại Công ty Đồng Tiến được 10 năm loại hợp đồng không xác định thời hạn (từ năm
2005 đến năm 2015 và Công ty tham gia BHTN cho anh từ tháng 01 năm 2009), vào
tháng 9 năm 2015 anh An lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ việc và đề
nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty?
Được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
theo quy định của pháp luật?
Vậy, Anh, chị hãy cho biết Trưởng phòng nhân
sự phát biểu chỉ trả trợ cấp thất nghiệp là đúng hay sai? vì sao? Công ty có
trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc, BHTN hoặc Công ty trả cho tổng
thời gian anh An làm việc? Cụ thể quy định hiện hành giải quyết trong trường
hợp trên?
Trả lời:
Anh Trưởng phòng nhân
sự thông báo cho người lao động chỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp là không đúng quy
định bởi vì anh An đã có thời gian làm việc tại Công ty từ năm 2005 đến 2015
anh A mới chấm dứt hợp đồng lao động, trong trường hợp này Công ty áp dụng Điều
48 BLLĐ năm 2012 trả trợ cấp thôi việc thời gian từ năm 2005 đến ngày
31/12/2008; đồng thời trợ cấp thất nghiệp cho thời gian từ tháng 01/2009 đến
tháng 9/2015 do BHXH chi trả. Như vậy, trong trường hợp trên anh An được hưởng
cả 02 chế độ vừa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho tổng thời gian
làm việc tại Công ty./.
TÌNH HUỐNG 3.
Anh P làm việc tại Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng từ
01/01/2013 đến 31/12/2014. Đến tháng 02 năm 2014 anh P được bầu làm Chủ tịch
Công đoàn Cơ sở Công ty A, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên
trách). Ngày 15/12/2014 Công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao
động với anh P vào thời điểm 31/12/2014, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa
Công ty với anh P hết hiệu lực. Anh P đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng lao động,
nhưng lãnh đạo công ty không giải quyết?
Theo anh, chị việc
công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai? Nếu đúng, nêu
rõ căn cứ pháp lý? Nếu sai, anh P phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Khi
đó, quyền lợi của anh P là gì?
Trả lời:
+ Việc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn NHH M chấm dứt
HĐLĐ với Anh P là sai.
+ Căn cứ pháp lý: Theo Khoản 6 Điều 192 Bộ luật
Lao động, Anh P được bầu làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ năm 2014-2016,
là cán bộ công đoàn không chuyên trách nên HĐLĐ của anh P được kéo dài đến hết
nhiệm kỳ (2014 – 2016) theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP
+ Để bảo vệ quyền lợi của mình: anh P có quyền yêu cầu giải quyết Hòa
giải viên hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 201 Bộ luật
Lao động) hoặc thực hiện quyền khiếu nại theo Luật Khiếu nại.