Câu 1. Chủ thể quản lý
hành chính nhà nước có thể là người nước ngoài?
Đúng. Vì trong hoạt
động QLHCNN rất rộng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống XH vì vậy để
tiến hành QL được thì NN phải trao quyền cho một số cá nhân nhất định. VD: trên
chuyến bay từ HN – TP Hồ Chí Minh Phi cơ trưởng có thể là người NN và theo quy định
thì phi cơ trưởng có quyền quản lý trật tự, an toàn trên hành trình đó.
Câu 2. Tất cả các quyết
định tuyển dụng của cán bộ, công chức đều không phải là nguồn của Luật hành
chính?
Đúng. Vì đây là quyết
định cá biệt chỉ áp dụng một lần.
Câu 3. Văn
bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
ban hành?
Sai. Vì luật của Quốc
hội, pháp lệnh của UBTVQH, các văn bản liên tịch của hội đồng thẩm phán, ủy ban
thẩm phán, TANDTC, VKSNDTCA… đều là những nguồn của luật hành chính, chúng đều
có chứa các QPPLHC mà không phải do các chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban
hành. Nguồn luật do cơ quan quyền lực ban hành.
Câu 4. Văn bản quy phạm
pháp luật hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính?
Sai. Theo Điều 2 luật
ban hành quy phạm pháp luật.
Câu 5. Cơ quan hành
chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều?
Sai. Cơ quan hành chính
nhà nước được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước. Câu 5 luật tổ chức chính quyền địa phương.
Câu 6. Nghị quyết của
Đảng là nguồn chủ đạo của Luật hành chính?
Sai. Vì nó không chứa
QPPLIC.
Câu 7. Khách thể của
quản lý hành chính nhà nước đồng thời là đối tượng quản lý hành chính nhà nước?
Sai. Đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính là HĐHCNN tức là các lĩnh vực QHXH mang tính chất
chấp hành và Câu hành NN phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động HCNN.
– Khách thể QLHCNN.
Khách thể QLHCNN là những gì mà hoạt động QL hướng tới, tác động tới. Bao gôm:
– Trật tự QL trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH. – Là hành vi hoạt động của con người. Đặc
điểm của khách thể QLHCNN.
– Được phân thành nhiều
loại, mỗi loại có đặc điểm riêng. Phân loại khách thể để có phương pháp QL
riêng cho từng loại.
– Khách thể luôn luôn
vận động, có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh và môi trường
của Câu kiện hoạt động.
– Hiểu được các mặt của
khách thể, công tác QLHCNN tạo được sự vững chắc và ổn định XH, tạo Câu kiện
cho khách thể luôn luôn vận động và phát triển. VD. Là nhu cầu con người của
XH.
Câu 8. Đảng
lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước bằng cả hai phương pháp thuyết phục và
cưỡng chế?
Sai. Đảng lãnh đạo
không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng đường lối chủ chương bằng thuyết
phục công tác tư tưởng, vận động quần chúng, làm gương.
Câu 9. Chỉ cần có một hệ
thống pháp luật hành chính hoàn thiện là sẽ có pháp chế trong quản lý hành
chính nhà nước?
Sai. Cần có kiểm tra
giám sát
Câu 10. Quan hệ giữa
Thanh tra viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh X và công dân A về việc Thanh
tra viên ra quyết định xử phạt công dân A do có hành vi gây ô nhiễm môi trường
là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính?
Đúng. Thuộc nhóm 1 đối
tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ chấp hành và Câu hành
phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Câu 11. Luật hành chính
có thể điều chỉnh quan hệ giữa công dân B và Hội người cao tuổi khi công dân
này xin gia nhập Hội người cao tuổi?
Sai. Tổ chức tự quản k
thuộc nhóm đối tượng điều chỉnh.
Câu 12. Các
bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ thuộc về mặt tổ chức?
Sai. Quan hệ pháp luật
hành chính ngang không có sự trực thuộc nhau về mặt tổ chức. ví dụ trong việc
ban hành quyết định liên tịch tồn tại quan hệ ngang.
Câu 13. Công dân không
thể trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà nước?
Đúng. Vi công dân không
có đủ thẩm quyền, quyền lực để thực hiện chức năng quản lý hành chính, công dân
chỉ là chủ thể của luật hành chính công dân không thể ban hành VBQPPL, chủ thể
quản lý hành chính chủ yếu và xuyên suốt là cơ quan hành chính nhà nước.
Câu 14. Luật hành chính
không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động
của tòa án, viện kiểm sát nhân dân?
Sai. Vì trong phiên tòa
khi một người gây rối trật tự tòa án có quyền xử phạt hành chính đối với người
đó. Ví dụ vụ xét xử Nguyễn Hải Dương….
Câu 15. Mọi văn bản quản
lý hành chính nhà nước đều là nguồn của luật hành chính?
Sai. Văn bản quản lý
hành chính nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng những quyết định và
thông tin quản lý do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với
các tổ chức và công dân. Và như vậy, về mặt nội dung của văn bản: văn bản quản
lý nhà nước chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý nhà nước; văn bản
cá biệt xử lý vi phạm luật giao thông
Câu 16. Mọi nghị định của
Chính phủ ban hành đều là nguồn của luật hành chính?
Đúng. Vì nghị định của
chính phủ là loại văn bản quy phạm pháp luật phổ biến chứa đựng số lượng lớn
các QPPLHC. Tổ chức bộ máy hành chính và quản lý ngành và lĩnh vực.
Câu 17. Đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, Câu hành?
Sai. Vì còn có những
quan hệ chấp hành và Câu hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục
vụ cho hoạt động của QH, CTN, HDND, VKSND, HĐBCQG, KTNN và còn có những QHHC
phát sinh trong hoạt động của các cơ quan KTNN, HĐBCQG, HĐND TAND, VKSND các
cấp, hoặc các TCXH, CQXH khi được nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ chức
năng HCNN.
Câu 18. Chấp hành và Câu
hành là đặc điểm của quản lý nhà nước nói chung?
Sai. QLNN theo nghĩa
hẹp
Câu 19. Luật
hành chính Việt Nam vừa sử dụng phương pháp mệnh lệnh vừa sử dụng phương pháp
thỏa thuận?
Sai. Phương pháp điều
chỉnh chủ yếu của luật hành chính Việt Nam là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
Nó được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
– Một bên được nhân
danh nhà nước sử dụng quyền lực để đưa ra các quyết định hành chính còn bên kia
phải tuân theo những quyết định ấy.
– Quyết định hành chính
phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước,
lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các
bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước.
Từ các phân tích trên,
có thể kết luận được Luật Hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật Việt nam.
Câu 20. Luật
hành chính Việt Nam có điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các tổ chức chính
trị – xã hội?
Sai. Những QHHC phát
sinh trong hoạt động của các cơ quan KTNN, HĐBCQG, HĐND, TAND, VKSND các cấp
hoặc các tổ chức xã hội, cơ quan xã hội khi được nhà nước trao quyền nhằm thực
hiện các chức năng nhiệm vụ hành chính nhà nước
Câu 21. Luật hành chính
Việt Nam không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của Tòa án, Viện kiểm sát?
Sai. Những quan hệ chấp
hành và Câu hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục vụ cho các
hoạt động của QH, CTN, TAND, VKSND, KTNN, HĐBCQG.
Câu 22. Quan hệ giữa Sở tư
pháp tỉnh A và UBND quận B – tỉnh A về “hướng dẫn chuyên môn” là đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính? – Đúng
Câu 23. Luật hành chính
không điều chỉnh các quan hệ của các cơ quan chuyên môn cung cấp?
Sai. Căn cứ vào tính
chất mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính: Quan hệ
pháp luật hành chính dọc Quan hệ pháp luật hành chính chéo
Quan hệ pháp luật hành
chính ngang => là quan hệ bình đẳng giữa các bên không những không trực
thuộc nhau về tổ chức, mà trong đó ý chí của các bên được biểu hiện theo phương
pháp điều chỉnh Luật hành chính có điều chỉnh các quan hệ của các cơ quan
chuyên môn cung cấp.
Câu 24. Luật hành chính
Việt Nam không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành chính và người nước ngoài
mà tất cả đều do luật quốc tế điều chỉnh?
Sai. Luật hành chính
Việt Nam có điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan hành chính và người nước ngoài.
Theo điểm c khoản 1, Câu 5 luật xử lý vi phạm hành chính có quy định về xử phạt
vi phạm hành chính đối vs cá nhân và tổ chức nước ngoài, khoản 2 Câu này còn
quy định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nước ngoài. Ví
dụ như người nước ngoài qua việt nam làm việc vẫn phải trình báo đến cơ quan
hành chính có thẩm quyền để được cấp một số giấy tờ liên quan đến nơi cư trú.
Câu 25. Chỉ có
cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
Sai. Tòa án xử phạt
hành chính trong phiên tòa.
Câu 26. Bầu cử
Hội đồng nhân dân các cấp là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
hành chính Việt Nam?
Sai. Vì đây không phải
quan hệ chấp hành Câu hành phát sinh trong hoạt động của các CQHCNN, và nó cũng
không phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục vụ choo hoạt động của
HĐND,
Câu 27. Mọi
văn bản quy phạm pháp luật đều là nguồn của luật hành chính?
Sai. Ví dụ như luật dân
sự, hình sự, quốc tế, đều là văn bản quy phạm pháp luật nhưng không phải là
nguồn của luật hành chính.
Câu 28. Quyết định bổ
nhiệm ông A làm Giám đốc Sở tư pháp Tỉnh B của Chủ tịch UBND Tỉnh B là nguồn
của luật hành chính?
Sai. Vì đây là quyết
định cá nhân chỉ áp dụng được một lần.
Câu 29. Đảng chỉ lãnh đạo
công tác quản lý hành chính bằng đường lối chính sách?
Sai. Chủ chương, đường lối,
nhiệm vụ cho hoạt động hành chính
Câu 30. Phân cấp quản lý
là biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo?
Sai. Nguyên tắc tập
trung dân chủ
Câu 31. Bộ LĐTB&XH và
TW Đoàn TNCSHCM phối hợp ban hành Nghị Quyết liên tịch về tạo việc làm cho
thanh niên là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam?
Đúng. Nguồn luật hành
chính.
Câu 32. Các quan hệ phát
sinh trong trường hợp A và B khi giao kết hợp đồng đến UBND công chứng thuộc
đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
Đúng, nhóm 1 chấp hành
Câu hành, là quan hệ chấp hành và Câu hành phát sinh trong hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước.