Đề 1
Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai theo quy định của luật NSNN hiện
hành? Giải thích.
1. Việc lập, phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là
Quốc hội thực hiện.
2. HĐND các cấp có quyền quyết định mức thu phí trên địa bàn mình quản lí.
3. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả thiên
tai.
4. Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải được quốc hội thông qua trước ngày
15/11 của năm trước.
5. Số tăng thu NSNN dùng để thưởng cho các cấp NSNN được thực hiện theo quyết
định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 2:
1. Việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được thực hiện
trong trường hợp nào? Việc này có vi phạm nguyên tắc “ nhiệm vụ chi thuộc ngân
sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo” trong quản lí thu chi ngân sách Nhà
nước hay không?
2. So sánh Đạo luật ngân sách Nhà nước thường niên với đạo luật ngân sách nhà
nước.
Bài làm
Câu 1:
1. Nhận định sai.
Giải thích: căn cứ khoản 4 điều 19 luật NSNN 2015, Quốc hội chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn “quyết
định dự toán ngân sách Nhà nước” chứ không có nhiệm vụ lập dự toán ngân sách
nhà nước. Việc lập dự toán Ngân sách nhà nước là nhiệm vụ của Chính Phủ, Bộ tài
chính phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, các bộ- cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương. (căn cứ các điều 25,
2. Nhận định sai.
Giải thích: căn cứ khoản 2 điều 4 Luật phí và lệ phí 2015: “Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Bộ
trưởng bộ tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các
khoản phí trong danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lí và sử dụng các
khoản phí, lệ phí”. Như vậy, chỉ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm
quyền quyết định mức thu phí trên địa bàn mình quản lí.
3. Nhận định sai.
Giải thích: căn cứ điều 10, điều 11 luật NSNN 2015. Dự phòng ngân sách Nhà
nước với mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp được Nhà
nước sử dụng để “chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh, cứu đói...” (điểm a khoản 2 điều
10). Quỹ dự trự tài chính chỉ được sử dụng trong trường hợp “thực hiện các
nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên
diện rộng, với mức độ nghiêm trọng..” ngoài ra
4. Nhận định sai
Giải thích: căn cứ khoản 1 Điều 51 luật NSNN: “trong trường hợp vào đầu năm ngân sách , dự toán ngân sách và phương
án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan
tài chính và cơ quan kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp
ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được..”. Như vậy, dự toán
ngân sách nhà nước có thể không được thông qua vào ngày 15/11 của năm trước vì
những lí do khách quan, và trong trường hợp này sẽ được tạm cấp ngân sách.
5. Nhận định sai.
Giải thích: căn cứ khoản 4 điều 59 luật NSNN,
Câu 2:
1. Bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm: Bổ sung cân đối thu,
chi ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để
thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh được giao; bổ sung có
mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật. (điều 19 luật NSNN 2015)
Thực hiện việc việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và
phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân
sách các cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để
đảm bảo công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ
sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Như vậy, sau khi bổ sung, khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên đã trở thành
khoản thu của ngân sách cấp dưới nên nhiệm vụ chi đã thuộc về ngân sách cấp
dưới. Do đó, không vi phạm nguyên tắc “ nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do
ngân sách cấp đó đảm bảo” trong quản lí thu chi ngân sách Nhà nước.
2.
Nêu khái niệm:
Đạo luật NSNN thường niên:
Đề 2:
Câu 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài
chính của đơn vị.
2. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội
chi NSNN.
3. Quan hệ phát hành trái phiếu chính phủ là quan hệ pháp luật NSNN.
4. Năm ngân sách là thuật ngữ chỉ thời gian có hiệu lực của dự toán NSNN sau
khi được Quốc hội thông qua.
Câu 2: Thế nào là bội chi NSNN? Trình bày các biện pháp nhằm khắc phục tình
trạng bội chi NSNN? Việc giải quyết bội chi NSNN theo quy định của luật NSNN
hiện hành được thực hiện như thế nào, tại sao?
Bài làm:
Câu 1:
1. Nhận định sai.
Giải thích: Căn cứ điều 72 luật NSNN 2015 thì:
+ Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để chi trả
nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước. Trường hợp còn kết dư ngân
sách thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu
ngân sách năm sau; trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi
ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
+ Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm
sau.
Như vậy, kết dư ngân sách cấp huyện, xã sẽ không được trích 50% vào quỹ dự
trữ tài chính mà được hoạch toán vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách
trung ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính sau khi
đã dùng để chi trả nợ gốc và các khoản vay của ngân sách nhà nước mà vẫn còn
kết dư. Còn các đơn vị dự toán trực thuộc NSTW, NS ĐP nếu có kết dư phải trả
lại cho đơn vị cấp trên của mình (?)
2. Nhận định sai.
Giải thích: Căn cứ khoản 4,5 điều 7 luật ngân sách nhà nước 2015.
+ Bội chi NS trung ương được bù đắp từ các nguồn vay trong nước và ngoài
nước.
“Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính
phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định
của pháp luật;
Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ
các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị
trường quốc tế, không bao gồm
các khoản vay về cho vay lạ”
+ Bội chi NS địa phương được bù đắp từ các nguồn vay trong nước.
“Bội chi ngân sách địa
phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản
vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;”
Như vậy, phát hành thêm tiền là để đảm bảo lượng tiền lưu thông và để thực
hiện các chính sách vĩ mô của nhà nước chứ không phải biện pháp để giải quyết
bội chi ngân sách. (???)
( Ở một số nước, việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước
phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm
phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc
biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu
tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài
chính của quốc gia.)
3. Nhận định sai.
Giải thích: Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước và
các quỹ tiền tệ khác của nhà nước được các quy phạm pháp luật ngân sách nhà
nước điều chỉnh. (quan hệ pháp luật ngân
sách về phát hành trái phiếu chính phủ mới là quan hệ pháp luật NSNN, quan hệ
phát hành trái phiếu chính phủ chỉ là quan hệ vay tiền- là việc huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phục vụ đầu tư phát triển của ngân sách trung
ương??)
4. Nhận định sai ?
Giải thích: Năm ngân sách là khoảng thời gian khép kín một chu kì ngân sách
do pháp luật quy định để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của một quốc gia.
Năm ngân sách nhà nước còn gọi là tài khóa quốc gia.
Câu 2:
Đề 3:
Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích.
1. Quan hệ pháp luật NSNN luôn được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh
quyền uy.
2. Tất cả các khoản thu từ phí, lệ phí đều phải nộp vào NSNN.
3. Mức bội chi NSNN được xác định bằng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm
ngân sách.
Câu 2: Việc lập dự toán NSNN 2016 của tỉnh C do Sở tài chính của tỉnh thực
hiện. Trong quá trình lập quyết toán NSNN của tỉnh, giám đốc Sở tài chính đã ra
một số quyết định:
1. Chuyển toàn bộ các khoản chi dự toán NS năm 2016 nhưng hết năm 2016 mà chưa
thực hiện được sang năm 2017 để tiếp tục thực hiện.
2. Sử dụng toàn bộ số tăng thu NS của tỉnh để hỗ trợ chương trình “Cơm có
thịt” cho trẻ em mầm non trên địa bàn tỉnh.
3. Cho phép các đơn vị dự toán NS thuộc NS cấp tỉnh được giữ lại 50% kết dư NS
để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
Anh chị hãy cho biết các quyết định trên của giám đốc Sở tài chính tỉnh C
đúng hay sai theo pháp luật NS hiện hành? Tại sao?
Câu 3: phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống
NSNN.