Mẫu đề thi môn Luật Sở hữu trí tuệ kèm đáp án chi tiết

Mẫu đề thi môn Luật Sở hữu trí tuệ kèm đáp án chi tiết
PHẦN BÁN TRẮC NGHIỆM

1. Tin tức tài chính, sự kiện chính trị, xã hội không phải là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả.

Đúng: là tin tức thời sự thuần túy đưa tin (Điều 15 Luật SHTT)
2. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu do hai hay nhiều đồng chủ sở hữu có quyền đăng ký và sử dụng nhãn hiệu đó.

Sai: Do tổ chức tập thể đăng ký (các tổng công ty, hội, liên hiệp…) (khoản 3 Điều 87 hoặc khoản 17 Điều 4)


3. Sao chép 1 bản phần mềm máy tính để sử dụng riêng, không nhằm mục đích thương mại là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Đúng: khoản 3 Điều 25; khoản 6 Điều 28

4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
Sai: xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng (khoản 3 Điều 6)

5. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc dạng không độc quyền.

Đúng, điểm a khoản 1 Điều 146

6. Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý đều được sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mà họ sản xuất.

Sai, nếu không được tổ chức quản lý CDĐL cho phép sử dụng hoặc sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng (khoản 4 Điều 121 hoặc điểm a khoản 3 Điều 129)


PHẦN BÀI TẬP (4 điểm)

Trong thời gian là sinh viên trường Đại học sư phạm, anh A có tham gia Câu lạc bộ Thơ của trường và đã sáng tác nhiều bài thơ được công bố…

1. Nếu anh A cho rằng nhà thơ B xâm phạm quyền tác giả của mình thì anh A phải chứng minh những gì? - Tác phẩm của anh A ra đời trước 03 bài thơ của nhà thơ B; - Tác phẩm của anh A đã công bố rộng rãi nên nhà thơ B đã biết đến các tác phẩm của anh A; - 03 bài thơ của nhà thơ B không có sự khác biệt đáng kể (gần như sao chép) bài thơ của A

2. Nêu căn cứ pháp lý để xác định về hành vi xâm phạm quyền tác giả của B (nếu có) - Điều 28 Luật SHTT; Điều 7 NĐ 105

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn