Bài
tập 1:
Hải, Hồng, Công cùng nhau góp vốn thành
lập Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Vinh Quang với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
Hải là nhân viên của một công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư
nhân còn Công là Trưởng phòng Tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp nhà nước
chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở tại Tp. HCM.
Trong thỏa thuận góp vốn, Hải góp 500 triệu, Hồng góp 1 tỷ, Công góp 500 triệu.
Trong Điều lệ công ty quy định Hồng là Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.
Sau khi hoạt động được 1 năm, 3 thành viên ký hợp đồng với Dương, trong đó thỏa
thuận kết nạp Dương làm thành viên của công ty. Tài sản góp vốn của Dương là
chiếc xe ô tô được các bên định giá là 300 triệu đồng.
Do có khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho
công ty nên các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển quyền sở
hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã chi 100 triệu sửa chữa,
nâng cấp xe ô tô. Mọi giấy tờ, biên nhận đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang.
Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và logo của Công ty TNHH Vinh Quang.
Sau một thời gian hoạt động, công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những mâu
thuẫn nhất định. Dương, trong một lần đi giao dịch liền giữ lại 100 triệu đồng
tiền của công ty và tuyên bố đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó
đơn phương rút khỏi công ty và lấy lại luôn chiếc ô tô.
Hồng, với tư cách là đại diện theo pháp luật của công ty nộp đơn ra tòa kiện
đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của công ty và 100 triệu đồng mà Dương đã
lấy.
Tòa kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ việc trên.
Câu hỏi:
1. Hải, Hồng, Công cùng nhau thành lập Công ty TNHH Vinh Quang là hợp pháp hay
không hợp pháp? Vì sao?
2. Dương có được xem là thành viên chính thức của công ty không? Vì sao? Thủ
tục gia nhập và góp vốn trong công ty TNHH?
3. Theo bạn tòa án sẽ giải quyết yêu cầu của công ty như thế nào?
Bài tập 2:
An, Bình, Chương, Dung cùng nhau thành lập
công ty TNHH Phương Đông kinh doanh thủy sản với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Trong
đó, An góp 200 triệu tiền mặt, Bình góp một ô tô được các bên định giá là 200
triệu, Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh được các bên định giá là 500 triệu,
Dung góp 100 triệu tiền mặt.
Theo Điều lệ, Chương làm Chủ tịch HĐTV, Bình làm Giám đốc, An làm Phó giám đốc.
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau 1 năm hoạt động, giữa Bình và Chương xảy ra mâu thuẫn. Với tư cách là Chủ
tịch HĐTV và là người có nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức giám
đốc của Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế.
Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó,
với danh nghĩa của công ty Phương Đông, lại là người đại diện theo pháp luật
của công ty, Bình ký 1 hợp đồng vay 700 triệu với công ty Trường Xuân (tổng gái
trị tài sản của công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là
1,3 tỷ) và khi công ty Trường Xuân chuyển số tiền trên cho công ty Phương Đông,
Bình lập tức chuyển số tiền vào tài khoản của mình.
Chương nộp đơn kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình hoàn trả lại số tiền 700 triệu và
bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho công ty.
Công ty Trường Xuân kiện công ty Phương Đông ra tòa yêu cầu công ty Phương Đông
hoàn trả 700 triệu và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tòa Kinh tế TAND Tp. Hồ Chí Minh thụ lý hồ sơ.
Câu hỏi:
1. Việc Chương cách chức Bình và bổ nhiệm An làm giám đốc thay thế là đúng hay
sai? Vì sao?
2. Hợp đồng do Bình ký với Công ty Trường Xuân có hay không có hiệu lực? vì
sao?
3. Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp
trên?
Bài
tập 3:
Vương, Hùng, Thu
góp vốn thành lập công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh gas, khí
đốt với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong đó, Vương góp 1 tỷ tiền mặt, Hùng góp 3 tỷ
gồm mặt bằng, nhà xưởng được các bên định giá 2 tỷ và 1 tỷ tiền mặt, Thu góp 1
tỷ tiền mặt.
Theo Điều lệ, Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch HĐTV và cũng là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi được cấp GCNĐKKD, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã
nhượng lại phần vốn góp cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch HĐTV, là người
đại diện theo pháp luật của công ty và cũng là người góp nhiều vốn nhất nên đã
không thông báo việc chuyển nhượng vốn của mình cho 2 thành viên còn lại. Hùng
lập một hợp đồng chuyển nhượng vốn, trong đó Hùng vừa ký tên với tư cách là
người chuyển nhượng vốn, vừa ký tên với tư cách là người đại diện theo pháp
luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng có công chứng nhà
nước.
Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến lúc này thì
giữa các thành viên phát sinh mâu thuẫn. Vương kiện Hùng ra tòa không thừa nhận
phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng,
Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu sang cho công ty. Đồng thời, Vương
yêu cầu bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của
Hùng cho Liên là bất hợp pháp.
Hùng kiện lại, không thừa nhận phần vốn góp của Vương vì cho rằng chưa có chứng
cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty.
Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây
dựng với công ty xây dựng Thanh Bình trong đó công ty Lửa Việt là một bên đứng
tên trên hợp đồng. Ngoài ra, Hùng có toàn bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà
xưởng đều mang tên Công ty Lửa Việt do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh cấp.
Hùng cho rằng đây là chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.
Vương cho rằng mình cũng đã góp đủ 1 tỷ đồng, bằng chứng là tờ Phiếu thu trong
đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn đã nộp.
Câu hỏi:
1. Việc Hùng chuuển nhượng phần vốn của mình cho Liên theo thủ tục nêu trên là
đúng hay sai? Vì sao?
2. Theo bạn, Hùng và Vương đã hoàn thành việc góp vốn vào công ty chưa? Vì sao?
3. Bạn hãy tư vấn cho công ty để có thể giải quyết các mâu thuẫn nêu trên.
Bài
tập 4:
Thân, Tý, Thìn
cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công ty được cấp
giấy chứng nhận ĐKKD. Vốn điều lệ đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân góp 400
triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu.
Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tý làm Tổng
giám đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty.
Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có
năng lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người
góp nhiều vốn nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc
của Tý và bổ nhiệm Thìn là Tổng giám đốc mới.
Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và
danh nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu
của Ngân hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500
triệu. Tý đã đem số tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.
Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và
khởi kiện Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân
hàng kiện công ty Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh.
Những vấn đề đặt ra:
1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH?
2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên?
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?
4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên?
Bài tập 5:
Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành
lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp
vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc
góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300 triệu, mặc dù giá trị thực tế
của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn bằng một ngôi nhà
được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê ngôi nhà
cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc làm
thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty.
Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám
đốc công ty.
Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau
hơn 1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.
Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công
ty và góp thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm
thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc
nhờ Luật sư tư vấn và Luật sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp
đồng mua bán nhà.
Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày
21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi
nhà đó trên thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với
hợp đồng mua bán nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài
sản của công ty chỉ còn khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc.
Những vấn đề đặt ra:
1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không?
2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên
khác không phản đối hay không?
3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục
ký kết các loại hợp đồng này như thế nào?
4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty
có phải bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không?
Bài tập 6:
Công
ty CP A kí hợp đồng với nhà máy dệt tỉnh B 50 000 m vải các loại (trong đó có
30000 m vải thun và 20000 m vải lanh. Trị giá lô hàng là 230 triệu đồng. Theo
thỏa thuận hàng được giao làm 2 đợt:
Đợt
1: từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 2007 với số lượng là 30000 m vải với số
lượng là 20000 m vải thun và 10000 m lanh.
Đợt
2: từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 4 năm 2007 với số lượng còn lại.
Ngày
1/2 /2007 nhà máy dệt đã giao cho công ty CP A 15000 m vải trị giá 70 triệu
đồng (trong đó có 10000 m vải thun và 5000 m vải lanh. Nhưng đến ngày 25/5/
2007 nhà máy dệt mới giao tiếp cho công ty thương nghiệp 35000 m vải còn lại
trong đó có 20000 m thun và 15000 m lanh, Công ty chỉ thanh toán tiền hàng
70 triệu ngày 10/1/2007 nhưng không thanh toán số tiền hàng ngày 25/5/1998. Nhà
máy dệt đã làm đơn khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hỏi:
-
Hợp đồng trên có hiệu lực không vì sao?
-
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vì sao?
-
Hướng giải quyết như thế nào?
Bài
tập 7:
Ngày
15.05.2007 Giám đốc công ty TNHH A gửi đồng thời qua máy fax của công ty đến
công ty CP B và công ty TNHH C thư chào bán một xe xúc đất chuyên dụng trong
xây dựng đề “Kính gửi Quý Công ty” với cùng một nội dung. Thư này đáp ứng đủ
các điều kiện quy định tại Điều 390 BLDS 2005. Trong đó thời hạn giao hàng là 7
ngày kể từ khi bên chào bán nhận được chấp thuận mua hàng, thời điểm cụ thể do
các bên thỏa thuận. Ngày 20.5.2007 công ty TNHH A nhận được một bản fax của
công ty CP B do Giám đốc công ty này ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với
toàn bộ điều kiện ghi trong thư chào bán. Ngày 30.5.2007 Công ty TNHH A lại
nhận được một bản fax của công ty TNHH C cũng với nội dung đồng ý mua với toàn
bộ điều kiện ghi trong thư chào bán.
Giám
đốc Công ty TNHH A đã quyết định bán chiếc xe trên cho Công ty CP B, thời gian
giao xe là ngày 25.05.2007 và tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty
này.
Hỏi:
a.
Các hợp đồng nào đã được xác lập giữa các công ty nào? Tại sao?
b.
Tranh chấp giữa những công ty nào có thể xảy ra, vì sao?
Bài
tập 8:
Ngày 10/3/2000 công ty TNHH Sao Mai (bên A) chuyên kinh doanh
may mặc kí hợp đồng kinh tế số 52/HĐKT bán cho doanh nghiệp tư nhân thương mại
Minh Phương (bên B) số lượng 1000 tấn gạo chất lượng rõ ràng theo thoả thuận.
Trị giá hợp đồng là 4 tỷ VNĐ. Hai bên thoả thuận hàng sẽ được giao vào các ngày
từ 20 đến 25 tháng 4 tại kho chính của doanh nghiệp tư nhân thương mại đồng
thời bên B phải ứng trước cho bên A số tiền là 15% giá trị hợp đồng vào ngày
16/3.
Mặc dù đã ứng trước cho công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Mai.
Nhưng do giá gạo có chiều hướng xuống giá. Doanh nghiệp tư nhân thương mại đã
đề nghị hủy bỏ hợp đồng đã đăng kí với công ty TNHH. Đồng thời bên B yêu cầu
bên A trả lại toàn bố số tiền đã ứng và số lãi suất theo mức lãi suất cho vay
của ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Công ty TNHH Sao Mai đã không chấp nhận yêu cầu của Doanh
nghiệp tư nhân thương mại và làm đơn khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, đồng thời đòi phạt hợp đồng là 400 triệu đồng.
Bằng quy định của pháp luật hiện hành anh chị hãy trả
lời
1, Yêu cầu của các bên có đúng không? vì sao?
2, Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết?
3, Hướng giải quyết như thế nào?
Bài tập
9:
Công ty TNHH An Hải (tỉnh H) kí hợp đồng bán cho DNTN chuyên sửa chữa xe máy
Bình Minh (tỉnh Đ) Một lô hàng xe máy trị giá 2tỷ VNĐ theo tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng kí. Hàng được giao làm 2 đợt :
Đợt 1: 10/3/2006 số lượng 50 chiếc xe máy.
Đợt 2: 25/3/2006 số xe máy còn lại
Số hàng đợt một hai bên đã giao nhận và thanh toán đầy đủ. Số
hàng đợt hai bên công ty TNHH An Hải đã không giao hàng theo thoả thuận , lý do
vì dây chuyền sản xuất gặp sự cố về mặt kỹ thuật , nên không có hàng giao cho
doanh nghiệp như đã thoả thuận và công ty đề nghị doanh nghiệp cho thêm 2 tháng
nữa để khắc phục sự coó máy móc . Bên doanh nghiệp chấp nhận và yêu cầu công ty
phải giảm giá 5% trên giá trị lô hàng chậm giao . Công ty không chấp nhận yêu
cầu đó vì cho rằng đó là lỗi khách quan . Doanh nghiệp tư nhân Bình Minh đã yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết đẻ bảo vệ quyền lợi cho mình.
Hỏi:
1, Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì? Vì sao ?
2, Bên nào đúng bên nào sai ? vì sao ?
3, Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
4, Hướng giải quyết như thế nào?
Bài tập
10:
Tháng 3/2006 Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh
D) kí hợp đồng với công ty chế biến cao su B(tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại
trị giá 1 tỷ đồng Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng . Theo
hợp đồng ngày 1/3/2006 công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá là 400
triệu đồng . Số hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt hai là ngày 10/3/2006.
Đến ngày 25/4/2006 theo giấy báo của công ty B, công ty A đến
nhận hàng . Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hoá không đảm bảo, do vậy từ chối
không nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
Biết rằng trong hợp đồng các bên có thoả thuận :
-Vi phạm về chất lượng hàng hoá phạt 6% giá trị phần hợp đồng
bị vi phạm
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm
cho 10 ngày đầu , 1% cho 10 ngày tiếp theo tổng số không quá 8% .
- Không thực hiện hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi
phạm
Hỏi:
1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì ? có hiệu lực pháp luật
không ? vì sao?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?
3. Hướng giải quyết như thế nào?
Bài tập 11:
Công ty A. chuyên kinh doanh dịch vụ giám
định hàng hóa được yêu cầu giám định một lô hàng hạt điều cho công ty B. Sau
khi giám định, công ty A. đã cấp chứng thư giám định cho lô hàng nói trên. Khi
lô hàng được công ty B bán lại cho công ty C với các tiêu chuẩn về chất lượng
như ghi nhận trong chứng thư giám định do công ty A cấp, công ty C lại yêu cầu
công ty giám định D giám định lại số hàng hóa trên và lần này kết quả giám định
là không giống với kết quả giám định lần trước. Hỏi (3đ)
a. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về chất
lượng lô hàng hạt điều nêu trên?
b. Hãy giải quyết vụ việc nêu trên.
Bài
tập 12: Công ty TNHH A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH B một
lo hàng thực phẩm tươi sống, theo hợp đồng công ty A sẽ giao hàng cho công ty B
tại kho của công ty B.
Công ty A sau đó đã ký một hợp đồng với
công ty TNHH X - một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ logistics để công ty này
tổ chức việc vận chuyển và giao hàng cho công ty B. Trên đường vận chuyển, xe
của công ty X bị trưng dụng để khắc phục hậu quả thiên tai. Vì lý do trên, hàng
hóa khi được chuyển đến kho của công ty B đã trễ 10 ngày, hàng hóa khi giao đã
có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tuy vẫn còn trong thời hạn sử dụng. Công ty
B đã yêu cầu công ty A phải thay thế hàng hóa khác cho mình đồng thời phải bồi
thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ. Hỏi: (3 điểm)
a. Hãy xác định thời điểm chuyển rủi ro
đối với lô hàng nêu trên? Giải thích tại sao?
b. Hãy xác định trách nhiệm của các bên
trong việc thực hiện họp đồng mua bán lô hàng nêu trên?
Bài tập 13: Công ty
thương mại A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B vào ngày
12/07/08 theo đó công ty A đặt mua 100 tấn cà fê với giá 30 triệu đồng/tấn và
thanh toán khi công ty A nhận hàng. Công ty B gửi công văn đề ngày 20/07/08 trả
lời công ty A là cty B đồng ý bán số hàng nói trên cho cty A, nhưng yêu cầu cty
A thanh toán tiền hàng làm 2 đợt :
-Đợt 1 : Khi hợp đồng
được xác lập.
-Đợt 2 : tại thời điểm
cty B giao hàng cho người vận chuyển do cty A thuê.
Ngày 28/7/08 cty A trả
lời chấp nhận yêu cầu trên của cty B. Cùng ngày cty B nhận được lời chấp nhận
của cty A bằng fax.
Hỏi:
1/ Hãy xác định thời điểm
xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa giữa cty A và cty B?
2/ Ai phải chịu trách
nhiệm khi hàng hóa của đợt 2 bị hư hỏng do người vận chuyển hàng hóa gặp bão
lớn mà họ ko thể chống đỡ được và đã thông báo cho cty A?
3/ Hãy cho biết cơ sở
pháp lý áp dụng cho tình huống trên?
Bài tập 14: Ngày 15/03/2009, công ty H kí hợp đồng với công ty M với nội
dung công ty M bán cho công ty H 4 máy thêu vi tính hiệu Feiya với các thỏa
thuận cụ thể sau:
- Máy mới 100%, giao đúng quy cách và bao bì đóng gói của nhà
sx nước ngoài.
- Hàng giao 1 lần tại kho của H trong thời hạn 50 ngày kể từ
ngày lí hợp vđồng
- Tổng giá trị của hợp đồng bao gồm 5% thuế GTGT là 2 tỷ VND.
- Thời hạn bảo hành là 12 tháng, kể từ ngày nghiệm thu bàn
giao
- Thanh toán được thực hiện như sau:
(i) Lần 1: sau khi kí hợp đồng, công ty H trả cho M 10% giá
trị hợp đồng;
(ii)Lần 2: sau khi giao máy, công ty H trả cho công ty M 70%
giá trị hợp đồng;
(iii) Lần 3: sau khi hết thời hạn bảo ành, công ty H trả cho
công ty M 20% giá trị hợp đồng.
Ngày 21/05/2009, công ty M giao 3 máy đồng thời tiến hành lắp
đặt, cân chỉnh máy. Công ty H đã nhận máy và kí biên bản giao nhận hàng hóa với
nội dung xác nhận máy mới 100% đã được lắp đặt vận hành bình thường. Đến ngày
30/05/2009, M giao máy còn lại nhưng tình trạng hông bao bì đóng gói của nhà
sản xuất, nhiều vết xước, không phải máy mới 100% nên H đã từ chối nhận hàng.
Tuy nhiên đối với 3 máy thêu mà công ty M giao ngày
21/05/2009 khi đưa vào sản xuất thì bị một số lỗi về kĩ thuật (moter hỏng, màn
hình báo lỗi, thêu bỏ mũi, khung thêu không di chuyển, trục kim rơi ra) nên H
yêu cầu M đến lập biên bản về sự cố máy và trao trả lại máy nhưng ngày
3/06/2009, M chỉ đưa nhân viên đến sưa. Từ ngày 03/06/2009 đến 25/06/2009, máy
sau nhiều lần sửa chữa vẫn không hoạt động đc và trên thực tế máy thường trong
tình trạng sửa chữa dẫn đến hậu quả hàng hóa gia công của công ty H phải trả
lại cho khách hàng và công ty H phải đóng cửa ngưng hoạt động tù ngày
28/09/2009 đến nay. Công ty H cho rằng 3 máy thêu mà M giao không thể sử dụng
dc nữa nên yêu cầu M phải nhận lại máy và trả 1 tỉ đồng đã nhận từ H. Công ty M
không đồng ý vì cho rằng máy không vận hành tốt là do lỗi của công ty H không
bảo quản máy đúng kĩ thuật, cụ thể: theo biên bản hoàn công ngày 19/06/2009
công ty M cho người đến bảo hành và phát hiện máy bị đứt cáp điều khiển là do
chuột cắn và công ty H cũng xác nhận điều này. ngày 26/06/2009, công ty M cho
ng đến bảo hành máy thì công ty H không cho tiếp cận máy và đòi trả lại máy.
Ngày 01/03/2010, công ty H có đơn khởi kiện công ty M lên Tòa
án nhân dân Thành phố yêu cầu công ty M phải nhận lại máy, trả lại 1 tỉ đồng,
đồng thời buộc M bồi thường thiệt hại, bao gồm: thiệt hại từ đơn hàng gia công
bị trả lại, toàn bộ sp không đạt yêu cầu phải trả lại đề sửa chữa, khoản thu bị
thất thoát khi H ngừng sản xuất, tiền lãi vay ngân hàng để thanh toán các chi
phí trong thời gian H ngừng hoạt động. Công ty M không đồng ý bồi thường vì cho
rằng thiệt hại không thực tế, đồng thời yêu cầu H phải thanh toán số tiền còn
lại theo thỏa thuận và lãi suất chậm trả là 1,5% tháng và công ty M đồng ý khắc
phục những hư hỏng, khiếm khuyết của và cân chỉnh lại máy để máy hoạt động lại
bình thường với sự hợp tác của công ty H trong quá trình khắc phục.
1.
Yêu cầu của công ty H về việc trả lại máy, đòi tiền và bồi
thường thiệt hại có phù hợp với pháp luật TM không? Vì sao
2.
Căn cứ vào các quy định của PL TM, công ty H có vi phạm nghĩa
vụ thanh toán không, vì sao?
Bài tập 15:
Doanh nghiệp Nam
Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ. Công ty
Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của ông Hoàng
và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn điều
lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.
Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành
lập một doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.
Những vấn đề đặt ra:
1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình
doanh nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?
2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?
3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ
bằng cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và
ông Lê Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy
được không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?
Bài
tập 16:
Ông Peter Vũ là
một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm 1975. Sau một
lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng kiến tận
mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam.
Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây:
1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp.
2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy
xây dựng.
3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới.
Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các
loại hình doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
trong từng trường hợp?