BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỰC TẾ LUẬT HÀNH CHÍNH
Bài
1:
Trước những thiệt
hạo to lớn về người và tài sản do thiên tai lũ lụt tại các tỉnh
Miền Trung, ca sĩ Thủy Tiên đã đứng ra kêu gọi và tiếp nhận ủng hộ
của các cá nhân, tổ chức được số tiền khoảng 150 tỷ đồng. Ca sĩ
Thủy Tiên cũng đã thay mặt các nhà hảo tâm trao trực tiếp quà và
tiền cho các gia đình đã bị thiệt hại do bão lũ từ số tiền ủng hộ
này
Việc làm của ca sĩ
Thủy tiên nhận được nhiều lời khen nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây
là việc làm trái với quy định của pháp luật mà chun thể là trái
với Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện
hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng,
các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Hỏi:
1. Việc kêu gọi ủng
hộ, tiếp nhận và cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên có trái quy định pháp
luật hay không? Vì sao?
2. Đánh giá tính
hợp lý của quy định về cơ quan, tổ chức được vận động, tiếp nhận,
phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện trong Nghị định số
64/2008/NĐ-CP
3. Theo em, có nên quy
định cho tất cả các cá nhân, tổ chức được vận động, tiếp nhận, phân
phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hay không?
Bài
làm:
1. Việc kêu gọi ủng hộ,
tiếp nhận và cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên có trái quy định pháp
luật hay không? Vì sao?
v
Trước hết phân tích
quy định của Nghị định 64/2008/NĐ-CP ta thấy:
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì các tổ
chức, đơn vị được tiếp nhận, phân phối tiền, hang cứu trợ bao gồm:
- Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại
chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ
thập đỏ các cấp ở địa phương.
- Các quỹ xã hội, quỹ
từ thiện quy định tại Nghị định 148/2007/NĐ-CP.
- Các tổ chức, đơn vị
ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ
chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp
huyện cho phép.
Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị định này cũng nhấn mạnh: Ngoài các tổ
chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ
chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
Như
vậy, Có thể thấy việc kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và cứu trợ của ca
sĩ Thủy Tiên trái với quy định của Nghị định 64/2008/NĐ-CP
v Phân tích quy định của Bộ luật Dân sự
Còn
về mặt Dân sự thì ca sĩ Thuỷ Tiên không vi phạm vì theo Bộ luật Dân sự, họ là
người trung gian để đem vật chất, tiền bạc của người cho gửi cho người nhận, họ
được ủy thác, theo luật là được phép. Bản chất của việc nhân dân quyên góp tiền
bạc, tài sản để giúp bà con vùng lũ, đó chính là việc: Tặng cho tài sản (Tiền,
hiện vật như nhu yếu phẩm). Đây là một loại giao dịch dân sự phổ biến - là một
quan hệ pháp luật Dân sự. Do đó, quan hệ pháp luật này sẽ do luật Dân sự điều
chỉnh.
Bộ
luật Dân sự 2015 quy định: "Cá nhân,
pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ
sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng".
Vậy
việc kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên không
không bị quy định nào của luật cấm, nên không có gì là trái luật, và đương
nhiên không trái đạo đức xã hội. Không những vậy, việc tặng cho tài sản là hợp
pháp.
Từ
các phân tích trên thì việc làm của ca cỹ Thủy Tiên trái với quy
định của Nghị định 64/2008/NĐ-CP, nhưng Nghị định
64/2008/NĐ-CP là Văn bản do Chính phủ ban hành và chỉ là văn bản dưới
luật. Trong khi Bộ luật Dân sự quy định rõ: “ không vi phạm điều cấm
của Luật” - Tức phải là Văn bản do Quốc hội ban hành, mới có giá trị cấm. Hay
nói cách khác, không thể viện dẫn bất kỳ quy định nào của Nghị định 64, để nói
rằng Nghị định này cấm, nên không được làm. Vì Bộ luật Dân sự do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định của
Chính phủ.
Kết luận: Việc kêu
gọi ủng hộ, tiếp nhận và cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên không trái
với quy định của pháp luật cụ thể ở đây là Bộ luật Dân sự
2. Đánh giá tính
hợp lý của quy định về cơ quan, tổ chức được vận động, tiếp nhận,
phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện trong Nghị định số
64/2008/NĐ-CP
Nghị định 64/2008/NĐ-CP nêu rõ về vận động,
tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc
phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh
hiểm nghèo. Thực tế cho thấy nghị định 64/2008/NĐ-CP có những hạn chế, không
phù hợp thực tiễn, không phát huy hiệu quả nên cần phải sửa đổi. Sau hơn 10 năm
triển khai thực hiện, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập như
sau:
- Thứ nhất, trong thực tế thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra với nhiều
mức độ khác nhau; Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định rõ mức độ thiên tai, hỏa
hoạn, sự cố nghiêm trọng cụ thể để xác định trường hợp nào do Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi, trường hợp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp ra lời kêu gọi.
- Thứ
hai, đối với mỗi đợt thiên tai xảy ra, có nhiều nguồn lực được huy động,
sử dụng để hỗ trợ khẩn cấp cũng như lâu dài cho người dân vùng bị thiệt hại như
ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn vận động
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn hỗ trợ của các Quỹ xã hội,
từ thiện. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước quy định rõ nội dung chi, định mức
chi; Quỹ phòng chống thiên tai chỉ quy định nội dung chi, không quy định mức
chi. Trong thực tế, các hộ gia đình đều được hỗ trợ từ nguồn như ngân sách nhà
nước, Quỹ phòng, chống thiên tai, đóng góp tự nguyện chung (không có địa chỉ cụ
thể); việc không quy định mức chi dẫn đến người bị thiệt hại các đợt thiên tai
khác nhau có mức hỗ trợ chênh lệch lớn (do phụ thuộc vào nguồn vận động, đóng
góp). Ngoài ra, một số hộ gia đình còn được hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức, cá
nhân nên có sự chênh lệch lớn.
- Thứ
ba, Nghị định số 64/2008/NĐ-CP chưa quy định hình thức hỗ trợ (bằng tiền
hay hiện vật) từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để thực hiện các nội dung chi hỗ trợ theo quy định. Khi tổ chức thực
hiện Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc
phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại địa phương như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Hội Chữ thập đỏ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Tài chính…
-
Thứ tư, theo quy định tại điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định các
tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, gồm:
1. Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan
thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2. Các
quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm
2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các
tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài
các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền
tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
4. Đối
với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân
thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai,
hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9
Nghị định này.
Theo quy định trên đã hạn chế đi một nguồn lực rất lớn để
tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ vì đã không quy định cho các
tổ chức, đơn vị, cá nhân khác được quyền tổ chức tiếp nhận tiền,
hàng cứu trợ. So sánh với thực tế hiện nay thì quy định này không
còn phù hợp vì có rất nhiều tấm lòng hảo tâm đến từ các cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác nhau mà không được Nghị định quy định muốn
quyên góp tiền hàng cứu trợ. Ví dụ cụ thể là việc quyên góp tiền
của ca sỹ Thủy Tiên đã vướng phải quy định của Nghị định
64/2008/NĐ-CP khi đã không quy định cho cá nhân Thủy Tiên được tự mình
kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và cứu trợ.
Cùng với đó, Thông tư hướng dẫn số 72/2008 của Bộ Tài chính còn đề ra
thêm hạn chế ngặt nghèo hơn so với Nghị định 64/2008. Theo thông tư này thì
báo, đài chỉ được tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước, ngoài nước chứ không được tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ đó (trừ những
khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo địa chỉ
cụ thể).
Như vậy, nếu căn cứ đúng theo
quy định nêu trên thì xem như ca sĩ Thủy Tiên, nhiều nghệ sĩ khác, những cá
nhân, doanh nghiệp… có nghĩa cử đẹp tương tự đã… vi phạm vào sự cấm đoán của
Nghị định 64/2008. Không chỉ có họ, nhiều báo, đài cũng vi phạm thông tư trên
khi đã và đang tổ chức giao trực tiếp tiền, hàng cứu trợ cho bà con chứ không
giao nộp cho Ban cứu trợ cùng cấp như yêu cầu của thông tư. Theo thời gian, sự
bất hợp lý đó ngày càng lộ rõ và dẫu không muốn vi phạm thì nhiều cá nhân, tổ
chức thật sự có tấm lòng và năng lực quyên góp tiền, hàng cứu trợ cũng không thể
nào máy móc tuân thủ.
Trên những bất cập đã nêu thì tại phiên họp thường kỳ tháng 8 năm
2020, Chính phủ đã thông qua đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về vận động,
tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc
phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; các bệnh nhân mắc bệnh hiểm
nghèo.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như sau: Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì
nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng Nghị định nêu trên để thay thế Nghị
định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong phạm vi trách nhiệm của mình khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Hội Chữ thập đỏ và các cơ quan liên quan hướng dẫn,
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cứu trợ đúng địa chỉ, đúng đối
tượng, đúng quy định pháp luật, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng giữa
các đối tượng hưởng cứu trợ.
3.
Theo em, có nên quy định cho tất cả các cá nhân, tổ chức được vận
động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện
hay không?
Để cho phù hợp với thực tế hiện nay đất nước ta hàng năm
phải gánh chịu rất nhiều thiên tai, bệnh dịch,… thì nhà nước nên có
những quy định mở rộng đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân
phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Chúng ta cần tạo ra
một hành lang pháp lý vững chắc để nhiều tổ chức, cá nhân,… có thể
tham gia nhưng cũng phải đảm bảo rằng các cá nhân này thực hiện đúng
mục đích không có vụ lợi cá nhân. Chúng ta không nên quy định tất cả
các cá nhân, tổ chức đều được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử
dụng các nguồn đóng góp tự nguyện vì có một số ít các cơ quan, tổ
chức, cá nhân đã lợi dụng việc này để chiếm đoạt tiền, hàng cứu
trợ,… làm cho nhân dân cần cứu trợ không nhận được.
Chúng ta cần quy định về nguyên tắc vận động, tiếp nhận, phân phối
nguồn hỗ trợ tự nguyện đối với các cá nhân, tổ chức khác tham gia hoạt động
nhân văn này. Trên những quy định này các cá nhân tổ chức khác nhau có
thể yên tâm với hoạt động vận động cứu trợ của mình. Mục đích của
Nhà Nước khi quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng
các nguồn đóng góp tự nguyện là để cho hoạt động này được minh
bạch và hiệu quả hơn trách vụ lợi cho các bên tham gia. Chúng ta mở rông
đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn
đóng góp tự nguyện nhưng cũng cần phải quy định những điều kiện cụ
thể với các loại đối tượng. Và chỉ những đối tượng nào đủ tiêu
chuẩn mới được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các
nguồn đóng góp tự nguyện. Vì nếu quy định tất cả các đối tượng sẽ
rất sẽ xảy ra việc làm dụng vụ lợi các nhân.
Nhà nước nên khuyến khích cá nhân, tổ chức quyên góp vào các tổ chức
chính thống, nhằm xác định đúng những người cần hỗ trợ nhất, tránh việc trùng lặp.
Có những vùng rất nhiều nhà tài trợ đến nên người dân được hỗ trợ nhiều lần,
trong khi rất nhiều người gặp nạn khác lại bị bỏ qua. Vì vậy khi mở rộng
đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn
đóng góp tự nguyện cần có những quy định rõ các vùng, mức hỗ trợ
hợp lý. Để phù hợp nhất cần quy định sao cho cả cá nhân, tổ chức
và Nhà nước cùng phối hợp thực hiện. Vì nếu tiếp tục cứu trợ tự phát
như vậy sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Họ có thể đi đến vùng lũ, nhưng chưa chắc
vào được những vùng sâu, nơi người dân đang thực sự cần cứu trợ. Từ đó cộng đồng
sẽ sinh ra sự so bì, cảm giác nơi này được quan tâm, nơi khác không được quan
tâm. Hơn nữa, trong mưa lũ, những hoạt động cứu trợ tự phát sẽ gây nguy hiểm đến
tính mạng của họ và những người khác.
Lòng tốt thì không ai hạn chế, nhưng dù là cá nhân hay tổ chức, khi đã
đứng ra kêu gọi quyền góp ủng hộ thì phải theo quy định để đảm bảo an toàn, hiệu
quả. Bởi nếu cá nhân vận động được số tiền lớn nhưng sử dụng không đúng mục
đích cứu trợ thì sẽ để lại hệ quả hoặc gây hoài nghi trong dư luận. Vậy nên, cần
có cơ chế để kiểm tra, giám sát những hoạt động này. Khi mở rộng thêm những
cá nhân tổ chức có thể vận động, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ
chúng ta nên quy định thêm những tổ chức giám sát, hỗ trợ hoạt động
của những cá nhân tổ chức này vừa đảm bảo minh bạch, vừa cùng với
cá tổ chức cá nhân tham gia cứu trợ
Bài
2:
Trên
kênh Youtube của mình anh Nguyễn Văn Hưng đã đăng cảnh nấu cháo gà
nguyên lông. Ngày 10/09/2020, Chánh Thanh tra Sở thông tin và truyền thông
tỉnh Bắc Giang đã xử phạt hành chính anh Hưng bằng hình thức phạt
tiền (7,5 triệu đồng) và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu
quả là gỡ bỏ video đó trên tài khoản Youtube Hưng Vlog. Theo Thanh tra
Sở Thông tin & truyền thông tỉnh Bắc Giang, anh Hưng đã vi phạm các
quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định
15/2020/NĐ-CP. Cụ thể, anh Hưng bị cho là đã lợi dụng mạng xã hội
để” cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục
của dân tộc” theo điểm b khoản 1 điều 101.
Ngay
sau đó, có rất nhiều người không đồng ý với quyết định xử phạt anh
Hưng. Lý do chung là mọi người không thấy hành vi nấu cháo gà nguyên
lông của anh Hưng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc ở
chỗ nào.
Hỏi:
1. Theo
em, việc Thanh tra sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử
phạt Nguyễn Văn Hưng có hợp lý hay không?
2. Có
ý kiến cho rằng, gà chưa làm sạch mà nấu cháo chỉ mất vệ sinh nên
nếu xem thì đừng bắt chước, còn nếu chưa xem thì đừng xem vì chẳng
hay lo gì nhưng Nhà nước không cần thiết phải can thiệp (phạt). Em hãy
bình luận ý kiến trên.
Bài
làm:
1. Theo em, việc Thanh tra sở Thông tin &
Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt Nguyễn Văn Hưng có hợp lý hay
không?
Nguyễn Văn
Hưng ( Hưng Vlog ) đã là một cái tên trở nên khá quen thuộc trong giới trẻ hiện
nay. Nổi lên với những video được đăng tải trên kênh Youtobe của mình. Hưng
nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Sự ăn nên làm ra, thành
công từ mạng xã hội đã giúp cho gia đình anh và anh trở nên đổi đời cùng sự nổi
tiếng, có mức thu nhập lớn. Cùng với sự bình dị, ngoại hình sáng sủa của Hưng
Vlog đã khiến cho khán khả thêm mến mộ, yêu quý anh.
Thế nhưng
sự đồng cảm, mến mộ ấy nhanh chóng bị thay đổi bằng thái độ chỉ trích, lên án
khi anh liên tục ra những sản phẩm video như: nấu cơm bằng nước ngọt có ga
troll mẹ, thả 500 quả trứng vào nhà
troll mẹ…với những video vô bổ, câu view như này dần dần cộng đồng mạng đã kêu
gọi tẩy chay kênh Youtobe của Hưng.
Đỉnh điểm
là việc Hưng quay video làm một nồi cháo gà lớn, nhưng thay vì vặt long, làm sạch
gà thì hưng lại cho nguyên con gà vào nồi cháo để troll em gái mình. Vdeo này của
Hưng Vlog đã khiến cho nhiều công đồng mạng lên án tẩy chay vì video có nội
dùng phản cảm, nhận nhiều chỉ trích như mất vệ sinh, lãng phí thức ăn,…
Ngày
10/9/2020, Chánh Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Bác Giang đã xử
phạt hành chính anh Hưng bằng hình thức
phạt tiền (7,5 triệu đồng) và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là gỡ bỏ
video đó trên tài khoản Youtobe Hưng Vlog . Theo Thanh tra Sở Thông tin &
Truyền thông tỉnh Bắc Giang cho rằng anh Hưng đã vi phạm các quy định về trách
nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 15/2020/ND-CP. Cụ thể, anh
Hưng bị cho là đã lợi dụng mạng xã hội để “ cung cấp, chia sẻ thông tin không
phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc” theo điểm b khoản 1 Điều 101.
Ngay
sau đó đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, nhiều người không đồng ý với
quyết định xử phạt của anh Hưng. Nói về vấn đề này, ông Lê Hồng Việt, Chánh Thanh tra Sở TT&TT tỉnh, cho rằng các ý kiến
phản ánh hay ý kiến trái chiều của dư luận cũng là việc bình thường, không có
vấn đề gì. Ông Việt cho rằng: Quan trọng là quyết định xử phạt tạo được sự đồng
thuận của dư luận xã hội.
Về vụ việc
này, ông Đỗ Đức Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT, nhận định khái niệm
thuần phong mỹ tục không có định nghĩa cụ thể, rõ ràng. Ông Trí cho biết ông
chưa xem video, mới chỉ nghe thông tin nên không có đánh giá cụ thể. Tuy nhiên,
ông cho rằng việc đưa con gà còn nguyên lông vào nấu cháo là việc không hay,
không nên và hành vi này bị xử phạt là đúng.
Theo quyết định xử phạt, Hưng Vlog đã có hành vi vi phạm: Cung
cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy,
không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc (đăng tải trên tài khoản mạng
xã hội YouTube Hưng Vlog) theo điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 của
Chính phủ. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch
điện tử.
Biện pháp
khắc phục là buộc Hưng gỡ bỏ thông tin vi phạm đăng tải trên tài khoản mạng xã
hội YouTube Hưng Vlog video clip “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên
lông và cái kết”.
Để nói về
vấn đề việc Thanh tra sở Thông tin & Truyền thông Bắc Giang có xử phạt hợp
lý hay không trước tin ta cùng tìm hiểu, làm rõ các quy định của pháp luật về
thuần phong mỹ tục.
Dưới góc độ
quan niệm của mỗi cá nhân thì “thuần phong mỹ tục” có thể hiểu là toàn bộ những phong tục, truyền thống, quan niệm đạo đức,
lối sống tốt đẹp, lành mạnh của một dân tộc, được hình thành trong quá trình lịch
sử lâu dài, được xã hội công nhận, giáo dục và lưu truyền từ đời này sang đời
khác.
Bản
thân em thấy dưới góc độ pháp lý thì cần xem xét lại một cách khách quan, cụ thể
hơn về vấn đề vi phạm thuần phong mỹ tục. Như ở trên chúng ta đã biết “thuần
phong mỹ tục” là những gì tinh túy, tốt đẹp được giữ gìn từ xưa đến nay. Nó mang ý
nghĩa là hình ảnh, biểu tượng truyền thống của dân tộc trải qua nhiều thế kỷ.
Như vậy, nếu phạt thì Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang cần lý giải và chỉ rõ trong vụ
việc này người bị coi là vi phạm đã xâm phạm cái gì, xâm phạm như thế nào. Ta biết rằng những gì luật
không cấm, không quy định thì thì người dân được làm. Do đó, ta không
có cơ sở gì để xử phạt anh Hưng khi hành vi của anh không vi phạm truyền thống,
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Chúng
ta biết rằng anh Hưng làm và quay video là để trêu hai người em của mình, nhằm
mục đích câu view, gây ra tiếng cười chứ không phải anh có ý định nấu ra để
cho hai người em ăn.
Nếu
như hai người em của anh Hưng ăn cháo và xảy ra hậu quả là ngộ độc thực phẩm
thì mới xem xét có vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Thực tế thì
mục đích của Hưng là câu view, biết là việc chế biến con gà nguyên lông là
không hợp vệ sinh nhưng nếu nói vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc thì
không thuyết phục. Thực tế trước anh Hưng thì đã có nhiều người vẫn làm và đưa
lên mạng xã hội những món ăn với các con vật còn sống nấu cháo gà, vịt, chim bồ câu để nguyên lông hoặc lẩu
gà nguyên lông đều chung một mục đích là câu like, câu view, gây ra tiếng cười.
Điểm không hay ở đây là anh Hưng tìm cách gây ra tiếng cười phản cảm, không phù
hợp chứ không phải vi phạm thuần phong mỹ tục.
2. Có ý kiến cho rằng, gà
chưa làm sạch mà nấu cháo chỉ mất vệ sinh nên nếu xem thì đừng bắt
chước, còn nếu chưa xem thì đừng xem vì chẳng hay lo gì nhưng Nhà
nước không cần thiết phải can thiệp (phạt). Em hãy bình luận ý kiến
trên.
Theo em, em không đồng
ý với ý kiến này vì nếu video gà chưa sạch đăng lên trên mạng xã
hội là không nên làm mạng xã hội có tính phổ biến, lan truyền rất
nhanh, hơn nữa hiện nay internet rất thông dụng và ai cũng có thể sử
dụng nó dễ dàng. Nên việc đăng tải những video phản cảm lên trên mạng
xã hội sẽ càng kích thích người xem, đặc biệt là trẻ em, học sinh
tạo ra những suy nghĩ, nhận thức không tốt, từ đó sẽ dẫn tới nhiều
hệ lụy về sau. Trẻ em, học sinh là lứa tuổi rất nhạy cảm, chưa có
đầy đủ nhận thức nên việc những yếu tố tiêu cực tác động đến sẽ
không phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là cái tốt cái xấu và
sẽ dẫn đến những nhận thức, suy nghĩ lệch lạc cho giới trẻ. Còn về
những thanh niên, những người trưởng thành rồi họ sẽ biết thế nào
là tốt, thế nào là xấu nên việc nhận thức của họ sẽ khác với
giới trẻ nhưng cũng không nên xem những video gây phản cảm như vậy vì
gây kích thích sự tò mò, từ đó sẽ có những hành động như bắt
chước.
Nhà nước cần phải
can thiệp vào những vấn đề như này, vì nhà nước điều chỉnh tất cả
các quan hệ xã hội, các lĩnh vực của đời sống,… nên việc nhà nước
can thiệp quản lý là hoàn toang hợp lý. Nếu không có sự quản lý
nghiêm ngặt của Nhà nước, thì các cá nhân tổ chức sẽ nhân cơ hội
truyền bá, chia sẻ những thông tin dâm ô, đồi trụy, cổ súy,… gây ảnh
hưởng tiêu cực đến xã hội và tạo ra dư luận không tốt vì thế Nhà
nước đã có những văn bản pháp luật quy định xử phạt và quản lý
nghiêm ngặt đên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc đăng những video
phản cảm lên mạng xã hội, tuyên truyền những cái xấu của cá nhân,
tổ chức phải được Nhà nước can thiệp để giữ an ninh an toàn xã hội,
giúp người dân có những cái nhìn nhận suy nghĩ tích cực thì đất
nước mới văn minh phát triển. Việc gà làm chưa sạch rồi đăng lên mạng
xã hội trước hết là mất vệ sinh an toàn thực phẩm, sau là sẽ có
rất nhiều người xem và nó ảnh hưởng tiêu cực đến hành động và suy
nghĩ của xã hội, dư luận đặc biệt là giới trẻ. Cần có những biện
pháp ngăn chặn sự đăng tải, lan truyền những video có nội dung phản
cảm như vậy. Nhưng ý kiến rằn Nhà nước cần có những chế tài xử
phạt để răn đe ngăn cấm những hành vi như vậy để tạo ra những cái
nhìn tốt đẹp, suy nghĩ tích cực của xã hội, tuyên truyền vận động
lan truyền vân động lan truyền những giá trị truyền thống quý báu
của ông cha, những thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.
Thực tế hiện nay
trên mạng xã hội: Facebook, Youtube,… tràn lan những nội dung không phù
hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí phản cảm dung tục,… nhưng vẫn
có rất nhiều lượt xem. Những người xem nhiều ở đây lại là bộ phận
học sinh, trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức đúng sai dẫn đến lan truyền
những trào lưu văn hóa xấu cho bộ phận giới trẻ. Phạt anh Hưng ở đây
cũng là một lời cảnh tình đối với anh Hưng và cũng là đối với
những người đang làm Youtube hiện nay. Nó khẳng định Nhà nước sẵn
sàng có các biện pháp xử lý khi có chủ kênh Youtube này đăng những
video nhảm nhí với nội dung câu view,…Từ đó làm trong sạch môi trường
mạng xã hội hơn.