Câu hỏi định hướng chủ thể pháp luật dân sự


Câu hỏi định hướng chủ thể pháp luật dân sự


1.    Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

2.    Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân;

3.    Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá nhân;

4.    Xác định các quyền nhân thân của cá nhân về hôn nhân và gia đình

5.    Xác định quyền nhân thân của cá nhân về hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người;

6.    Xác định quyền nhân thân của cá nhân về xác định lại giới tính;

7.    Xác định quyền nhân thân của cá nhân về nơi cư trú;

8.    Xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân

9.    Xác dịnh các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với tư cách là chủ thể của quan hệ;


10. Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết;

11. Điều kiện để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

12. Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết;

13. Xác định quyền nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về;

14. Xác định quyền về tài sản của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về;

15. So sánh quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện cho người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự với đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự;

16. Phân biệt giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử;

17. Xác định thứ tự giám hộ trong trường hợp người được giám hộ có nhiều người thuộc diện giám hộ đương nhiên cho họ;

18. Xác định các hậu quả pháp lý trong trường hợp người giám hộ vi phạm các nghĩa vụ của người giám hộ; Phân tích điều kiện một tổ chức là người giám hộ cho một cá nhân;

19. Các trường hợp chấm dứt giám hộ;

20. Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân;

21. Xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân có Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc;

22. Xây dựng lý lịch một pháp nhân cụ thể;

23. Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài;

24. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh;

25. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép;

26. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo qui định pháp luật;

27. Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo ý chí của chủ thể;

28. Phân biệt giữa: chia pháp nhân với tách pháp nhân;

29. Phân biệt giữa hợp nhất pháp nhân và sát nhập pháp nhân;

30. Chứng minh cá nhân, pháp nhân là các chủ thể phổ biến trong các quan hệ pháp luật dân sự Việt nam;

31. Xác định trách nhiệm tài sản của pháp nhân do vi phạm nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự;

32. Phân biệt giữa chấm dứt hoạt động pháp nhân do bị giải thể và do bị tuyên bố phá sản;

33. Xác định tính chất đặc biệt của Nhà nước với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự;

34. Xác định các điều kiện để một tổ chức là hộ gia đình;

35. Xác định trách nhiệm tài sản của Hộ gia đình trong giao dịch;

36. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên của hộ gia đình;

37. Xác định các giao dịch dân sự mà Hộ gia đình có thể tham gia xác lập, chấm dứt;

38. Xác định điều kiện thành lập tổ hợp tác;

39. Xác định trách nhiệm tài sản của Tổ hợp tác;

40. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ hợp tác;

41. Xác định các giao dịch mà Tổ hợp tác có thể tham gia xác lập, chấm dứt.

42. Phân biệt trách nhiệm tài sản của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và pháp nhân.

43. Phân tích mối quan hệ pháp lý trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là một tổ chức.

44. Ý nghĩa của việc xác định trụ sở của pháp nhân.

45. Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch pháp nhân.

46. Cho biết sự khác biệt trong đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có Hội đồng quản trị và tổ chức kinh tế không có Hội đồng quản trị.

47. Dựa trên điều kiện của pháp nhân hãy chứng minh Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

48. Phân biệt giữa trách nhiệm hữu hạn trong pháp nhân với trách nhiệm vô hạn trong Hộ gia đình và Tổ hợp tác.

49. Phân biệt hậu qủa pháp lý của tuyên bố một cá nhân mất tích (tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố) với hậu qủa pháp lý của việc tuyên bố một cá nhân là đã chết (đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố.

50. Hãy cho biết căn cứ nào pháp luật qui định khi người tuyên bố chết lại trở về và vợ, chồng của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên phục hồi.

51. Các điều kiện pháp lý để xác định lại giới tính.

52. Các điều kiện pháp lý về hiến xác, hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người.

53. Xác định quyền có họ, tên của người bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ.

54. Xác định quyền về dân tộc đối với người là con nuôi, người có cha mẹ mang dân tộc khác nhau.

55. Xác định nguyên tắc trong xác định họ, dân tộc của cá nhân.

56. Phân biệt giữa tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư cách pháp nhân.

 

  

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn