Câu 1: Trình bày khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự điều khiển chỉ đạo một hệ thống hay quá trình để nó vận
động theo phương hướng đạt mục đích nhất định căn cứ vào các quy luật hành
chính, luật nguyên tắc tương ứng.
Điều kiện quản lý:
- Phải có quyền uy.
- Có tổ chức
- Và có sức mạnh cưỡng chế .
Quản lý nhà nước là hoạt
động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp., hành pháp và tư pháp nhằm thực
hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước là sự tác
động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước chủ yếu bằng pháp luật tới các đối
tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của nhà nước chủ
quan của quản lý nhà nước là tổ chức hay mang quyền lực nhà nước trong quá
trình hoạt động tới đối tượng quản lý.
Chủ thể quản lý nhà nước bao
gồm: Nhà nước. Cơ quan nhà nước tổ chức nhà nước xã hội và cá nhân được nhà
nước uỷ quyền thực hiện quyền quản lý nhà nước .
Khách thể của quản lý nhà
nước: Là trật tự quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức
hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và uỷ quyền các cơ quan hành
chính nhà nước .
Tính chấp hành thể hiện ở
chỗ bảo đảm thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà
nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật .
Tính chất điều hành để đảm
bảo cho các văn bản pháp luật các cơ quan quyền lực nhà nước được thực
thi.Trong thực tế các chủ thể của quản lý nhà nước tiến hành hoạt động tổ chức
và hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.
Cơ quan hành chính nhà nước
ban hành mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý phải thực hiện. Như
vậy các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước điều
khiển hoạt động của các đối tượng quản lý. Hoạt động điều hành là nội dung cơ
bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước.
Chủ thể của quản lý hành
chính nhà nước. Là các cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các
tổ chức xã hội cà cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính.
Khách thể của quản lý hành chính nhà nước
Câu 2. Phân tích các dấu hiệu cơ bản để xác định nguồn luật hành
chính
Định nghĩa nguồn: Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước, có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình
thức nhất định.có nội dung các quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt
buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng
cưỡng chế nhà nước.
Như vậy không phải mọi văn bản pháp luật đều là luật hành chính mà chỉ có những
văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chínhmới là nguồn của luật hành
chính. Còn các văn bản pháp luật không chứa đựng nội dung các quy phạm pháp
luật hành chính thì thuộc các ngành luật khác điều chỉnh,ví dụ:Luật tổ chức
chính phủ, luật bầu cử....Không phải tất cả văn bản pháp luật do nhà nước ban
hành đều là nguồn của luật hành chính .
Những văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với đối tượng có liên quan được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà
nước mà nguồn của luật hành chính thuộc các ngành luật hành chính.
Đặc điểm ban hành các văn
bản pháp luật là nguồn luật hành chính :
Các văn bản pháp luật là nguồn ban hành của luật hành chính chủ yếu do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền độc lập ban hành. Có những văn bản do nhiều cơ quan nhà
nước phối hợp ban hành để giải quyết những công việc có liên quan và cùng nhau
phối hợp giải quyết.Ví dụ: thông tư liên bộ .
Có một số văn bản giả pháp luật liên tịch do cơ quan hành chính nhà nước với tổ
chức cơ bản và chủ yếu vì số lượng rất ít.
Câu 3. Trình bầy các điều kiện làm phát
sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Một quan hệ pháp luật hành chính muốn phát sinh, thay đổi phải
có quy phạm pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lý hành chính và năng lực chủ
thể.
Câu 4. Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà
nước. Hiến pháp1992 quy định ở điều 4 “Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội mang tính tất yếu.
- Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương
hướng hoạt động của bộ máy nhà nước là để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nướctạo
điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước. Lãnh đạo quản lý
nhà nước trước hết bằng các nghị quyết trong đó vạch ra đường lối chủ chương,
chính sách nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Phương hướng hoàn thiện hệ thống các
cơ quan quản lý về mặt tổ chức cơ cấu cũng như các hình thức và phương pháp
hoạt động chung. Mọi vấn đề quan trọng nhất của quản lý nhà nước kể cả những
vấn đề chiếm lược lâu dài đều được Đảng thảo luận quyết định.
- Với tầm quan trọng như vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà
nước là tính tất yếu.
Biểu hiện: Đảng lãnh đạo theo đường lối, tổ chức cán bộ, kiểm tra.
* Các hình thức lãnh đạo của Đảng:
Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không bao biện làm thay Đảng lãnh đạo thông qua
quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắp xếp phân bổ cán bộ việc bổ nhiệm các chức
vụ quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước đều có ý kiến chỉ đạo của cơ quan
Đảng tương đương.
Sau khi thông qua các nghị quyết chỉ đạo việc phân bổ cán bộ thì trọng tâm sự
lãnh đạo của Đảng chuyển sang hình thức kiểm tra.
Để kiểm tra việc thực hiện công việc trên thực tếvà thông qua công tác kiểm tra
Đảng đánh giá được tính hiệu quả và tính thực tế của chính đường lối của mình.
Thông qua công tác kiểm tra này Đảng nắm được hoạt động thể chế hoá đường lối
của Đảng, của các cấp chính quyền như thế nào.
Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực pháp lý, chỉ có tính bắt buộc
trực tiếp thi hành đối với Đảng viên, nhưng bằng uy tín của Đảng, vai trò gương
mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo to lớn của Đảng đối với hệ thống quản lý nhà
nước bảo đảm hiệu quả hoạt động.
Chính sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước và tổ chức xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia thực
hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý.
Thay các cơ quan hành chính nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan
hành chính thực hiện tốt chức năng của mình
Câu 5: Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ
Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định “ Quốc hội, HĐND các cấp và các cơ quan khác của
nhà nước đều tổ chức và hoạt động của nhà nước ta. Nguyên tắc tập trung dân chủ
”: Đây là nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt độnh của nhà nước ta. Nguyên tắc
này quy dịnh trước hết là sự lãnh đạo tập trung. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ
quan cấp dưới ở địa phương và cơ sở có khả năng thực hiện quyết định của trung
ương đồng thời đảm bảo tính sáng tạo chủ động của địa phương vá cơ sở trong
việc giải quyết vấn đề ở địa phương và cơ sở đó. Tránh tập trung quan liêu cũng
như dân chủ quá trớn. Vô nguyên tắc dẫn đến cục bộ địa phương, phải bảo đảm
quyền làm chủ của các cấp quản lý quyền quyết định của trung ương đói với
nhữngvấn đề then chốt. Những vấn đề có tính chất chiến lược bảo đảm cho sự phát
triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân
chủ :
1/ sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp. Đây là quan hệ Trực thuộc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của cơ
quan quản lý nhà nước trước cơ quan dân cư. Yếu tố tập trung này thể hiện rõ
rệt quan hệ giữa cơ quuan quyền lực và cơ quuan hành chính.
Yếu tố dân chủ còn được thực hiện trong việc cơ quan quyyền lực trao quyền sáng
tạo cho cơ quan hành chính và cơ quan quyền lực không làm.
2/ sự phục tùng của cấp dưới tối đa với cấp trên. Địa phương với trung ương. Có
sự phục tùng đó thì trung ương mới tập trung được quyền lực nhà nước để chỉ
đạo, Giám sát hoạt động của cấp dưới. Sự phân cấp quản lý là phân định, chức
trách, nhiệm vị và quyền hạn của các cấp trong quản lý. Sự phân cấp cho địa
phương tránh cho các cơ quan trung ương phải làm những công việc thuộc quyền
của địa phương .
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị
cấp dưới cụ thể là những khuyến khích sản xuất ra của cải vật chất bảo hộ quyền
sở hữu các tài sản hợp pháp. quyền lực chung của các đơn vị cơ sở. Giúp đỡ về
mặt vật chất hướng dẫn hoạt động .
3/ Sự phụ thuộc 2 chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
Chiều dọc là phụ thuộc các cơ
quan hành chính cấp trên để cơ quan hành chính cấp trên có thể tập trung quyền
lực để chỉ đạo cấp dưới phát huy thế mạnh địa phương hoàn thành nhiệm vụ cấp
trên giao.
Câu 6: ý nghĩa của việc quy định thời
hiệ trong xử phạt vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính thời hiệu dùng để biểu
thị một khoảng thời gian nhất định do pháp luật do pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính quy định, mà hết hạn đó không được xử phạt đối với cá nhân tổ chức
vi phạm hành chính.việc quy đinh thời hiệu có ý nghĩa rất quan trọng. Bơi nó
tạo cơ sở pháp lý thốnh nhất trong việc xử phạt và thi hành quyết định xử phạt
hành chính, góp phần đề cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền xử
phạt hành chính trong việc phát hiện kịp thời.Xử lý nhanh chóng, công minh,
đúng pháp luật những vụ việc vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu lực thi hành và
tác dụng giáo dục phòng ngừa của quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo điều 9 điều 48 điều 56 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thời
hiệu của xử lý vi phạm hành chính nói chung là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành
chính được thực hiện đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài
chính, xay dựng, môi trường nhà ở .... Thì thời hiệu trên được tính là 2 năm .
Trường hợp vụ án có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và hành vi sử
phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 3 tháng kể từ ngày có quyết
định đình chỉ .
Các trường hợp nói trên không áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính cố tình trốn tránh cản trở việc xử phạt hoặc lại vi phạm hành chính mới
khi chưa hết thời hiệu xử phạt cũng như trường hợp trốn tránh thi hành quyết
định xử phạt hành chính.
Câu 7: Phân biệt hoạt động quản lý hành
chinh nhà nước với hoạt động quan lý của tổ chức xã hội
Cơ quan hành chính nhà nước
+ Chủ thể: Nhân danh nhà
nước khi có tham gia vào các quân hệ pháp luật.
+ Đối tượng: Toàn xã hội,
mọi cá nhân
+ Phương tiện quản lý: Nhà
nước quản lý bằng pháp luật
+ Được đảm bảo thực hiện
bằng: Đảm bảo bằng cưỡng chế mang tính cưỡng chế nhà nước.
Tổ chức xã hội
+ Chủ thể: Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình.
+ Đối tượng: Hẹp - chỉ có
các thành viên tổ chức
+ Phương tiện quản lý: Các
tổ chức xã hội quản lý bằng điều lệ
+ Được đảm bảo thực hiện
bằng: Không được đảm bảo bằng Bộ máy nhà nước.
Câu 8: X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm
trái pháp luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải
quyết khiếu lại của X. Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có phát sinh
ra pháp luật hành chính không? Tại sao?
Khiếu lại của X là một yêu cầu hợp pháp do đó quan hệ xã hội
phát sinh cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X là sai về một
trong 3 đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính là: Quan hệ pháp luật hành
chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận
của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc phải có do sự hình thành quan hệ,
khi thấy cần thiết phải kập quan hệ với một chủ thể khác có liên quan để thực
hiện quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chấp hành điều hành chính cụ thể. Khi đó
quan hệ thiết lập hành chính giữa bên yêu cầu và bên được yêu cầu sẽ phát sinh.
KHông cần có sự đồng ý của bên được yêu cầu .
Do vậy khiếu lại của ông X là yêu cầu hợp pháp buộc cơ quan có thẩm quyền phải
thụ lý đơn. Việc thụ lý đpn phải phát sinh quan hệ pháp luật hành chính .
Câu 9: Những trường hợp công dân tham
gia vào quan hệ pháp luật hành chính, để tham gia vào quân hệ phát luật hành
chính công dân có điều kiện gì ? Hãy phân tích điều kiện đó.
Khái niệm : Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực chấp hành điều hành của nhà nước, đièu chỉnh các quy phạm pháp
luật hành chính giữa chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
của pháp luật hành chính . Nhưng trường hợp công dân tham gia vào quân hệ pháp
luật hành chính .
- Công dân thực hiện quyền.
- Công dân thực hiện nghĩa
vụ .
- Công dân không thể thực hiện nghĩa vụ khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm
và họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
+ Điều kiện :
Công dân có năng lực chủ thể
được pháp luật chi phép .
Câu 10: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ ? Tại sao biểu
hiện phụ thuộc hai chiếu chỉ có cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ?
Dưới góc độ pháp lý nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo bắt nguồn từ bản chất
của chế độ được quy định trong pháp luật tạo thành cơ sở cho việc tổ chức, hoạt
động của bộ mát nhà nước và trong các khâu của quá trình quản lý nhà nước
Những nguyên tắc pháp lý nói chung và nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
nói riêng chủ yếu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nó mang tính
khoa học ổn định. Những nguyên tắc này được xây dựng và được rút ra từ cuộc
sống trên cơ sở nghiên cứu những quy luật khách quan và cơ bản của đời sống xã
hội do đó nó phản ánh sâu sắc những quy luật phát triển khách quan đó.
Những nguyên tắc cơ bản không phải là những nguyên tắc đó mànó bất đi bất dịch.
Trái lại sự vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước gắn liền quá
trình phát triên của xã hội, những nguyên tắc sẽ được sửa đổi bổ xung cho phù
hợp quy luật phát triển.
Một trong những nguyên tắc
cơ bản về quản lý hành chính nhà nước là nguyên tắc tập trubg dân chủ. Đay là
một nguyên tắc hiến định. Hiến pháp 1992- điều 6 ghi nhận “Quốc hội HĐNDcác cấp
các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ ”nguyên tắc này bao hàm kết hợp giữa 2 yếu tố:
- Tập trung là thâu tóm quyền lực nhà nước và chủ thể quản ký điều hành, chỉ
đạo việc thực hiện pháp luật. Tập trung ở đây không phải tập trung toàn diện và
tuyệt đối mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản nhất, chính yếu nhất và bản chất
nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cấp dưới và đối tượng khác có khả năng thực
hiện quyết định của trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế của mình như là:
Nhân lực. điều kiện thiên nhiên, khoáng sản, các tiềm năng khác. Đồng thời phát
huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương và của cơ sở đó trong việc giải
quyết những vấn đề này.
- Dân chủ là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập
thể vào hoạt động quản lý, phát huy hết khả năng tiềm tàng cuả đối tượng quản
lý trong quá trình thực hiện pháp luật, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên.
- Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều
kiện cho các hành vi vi phạm quyền công dân, cho các tệ quan liêu tham nhũng,
hách dịch cửa quyền phát triển. Không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất, sự
phát triển của xã hội sẽ trở thành tự phát, lực lượng dân chủ sẽ bị phân tán
không đủ sức để chốnh lại các thế lực phản động , phản dân chủ. Tập trung và
dân chủ là 2 yếu tố có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, có mối quan hệ qua lại phụ
thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước.
Sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ là một yêu cầu khách quan
của”nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng XHCN”.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều( chiều dọc và chiều ngang). Mối phụ thuộc dọc giúp
cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo thực hiện với cấp
dưới tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp
trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo thực hiện với cấp dưới tạo
nên mộy hoạt động chung nhất. Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiẹn cho cấp dưới có
thể mở rộmg dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ
cấp mà cấp trên giao phó.
Sự phụ thuộc 2 chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là khách quan
bảo đảm thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương,
giữa lợi ích ngành với lợ ích vùng lãnh thổ.
Câu 11: Tại sao hoạt động ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hành chính là chính thức cơ bản của hành chính nhà nước,
hoạt động ban hành văn bản áp dụng là chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước.
Có nhiều hình thức quản lý
hành chính nhà nước như hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật,hình théc
ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính...
Hoạt động ban hành các văn bản quy phạn pháp luật hành chính là hình thức cơ
bản và phổ biến, hình thức này quan trọng nhất mang tính chất pháp lý của các
cơ quan hành chính nhà nước nhằm để cụ thể hoá, chi tiết hoá những điều đã được
quy định trong các văn bản của pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Bởi vì các cơ quan quyền lực nhà nước với các văn bản của mình thường chỉ quy
định vấn đề có tính chất cơ bản chung nhất chứ không quy định cụ thể và chi
tiết
Việc các cơ quan hành chính nhà nước cá hình thức ban hành ra các văn bản quy
phạm pháp luật hành chính mhằm thực hiên chức năng quản lý hành chínhtrên mọi
lĩnh vực trên mọi đời sống xã hội. Vì vậy các văn bản quy phạm pháp luật hành
chính được ban hành ra để áp dụng trong thời gian dài, áp dụng nhiều lần vói
các đối tượng có liên quan. Các văn bản này trong đó quy định quyền hạn, trách
nhiêm, nghĩa vụ hoặc quyền quy định việc tổ chức hoạt động...
Ta có thể lấy ví dụ sau để làm sáng tỏ: can cứ vào các văn bản của Quốc hội và
UBTVQH( Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của
UBTVQH). chính phủ đã ban hành ra nghị định 36, nghị định 49 về việc lập lại an
toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị đồng thời phải xử
lý đối với các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.
Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quân hành chính nhà nước
còn gọi là hoạt động xay dựng pháp luật, hoạt động lập quy. Thhông qua hoạt
động đó các cơ quan hành chính nhà nước quy định về nhiều vấn đề như: Nhiệm vụ,
quyền hạn cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước, những thủ tục cần
thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. chỉ có cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mới được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ,và hoạt động cơ
bản và phổ biến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hoạt động ban hành băn bản áp dụng quy pham pháp luật hành chính cũng là một
hoạt động chủ yếu của cơ quaaan hành chính nhà nước. Là một hình thức quản lý
rất quan trọmg không thể thiếu được. Bởi vì đây là những hình thức hoạt động
được tiến hành thường xuyên liên tục bất kỳ ở đâu khi có hoạt động quản lý hành
chính của các cơ quan quuản lý hành chính nhà nước có ban hành ra các văn bản
áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính như: Quuyết định đề bạt, quyết định
bổ nhiêm, thuyên chuyển, bãi miễn...Những văn bản áp dụng này chỉ áp dụng trong
một lần trong trường hợp cụ thể và đối với đối tượng cụ thể nhất định. Đây là
áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành
chính nhà nước trong quản lý hành chính.
Câu 12: Mối quan hệ giữa thuyết phục và
cưỡng chế.
Trước khi vào phân tích mối quan hệ và thuyết phục và cưỡng chế ta cần biết
rằng:
* Phương phát thuyết phục
giáo dục cảm hoá là một trong những phương pháp quản lý quan trọng nhất đem lại
hiệu quả cao nhất. Phương phát này thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN, thể
hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Thuyết phục bao gồm một số những
biện pháp như giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bầy chứng
minh để đảm bảo sự cộng tác, tuân thủ hay phục tùng tự giác của đối tượng quản
lý nhằm đạt được một số kết quả nhất định
Thuyết phục tuy không mang tính bắt buộc cứng rắn nhưng phương pháp này lại
mang tính chất pháp lý ví nó được quy định trong pháp luật được thực hiện bởi
chủ thể mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành trong khuôn khổ pháp
luật.
* Phương pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất
hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất
định do pháp luật quy định đối với tài sản cá nhân hay tổ chức hoạt động tự do
thân thể của các cá nhân đó. Đây là phương pháp không thể thiếu được chỉ áp
dụng khi biện pháp giáo dục cảm hoá không đem lại hiệu quả chỉ áp dụng đối với
những kẻ chống đối lại đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
thông qua 4 loại cưỡng chế: 1 cưỡng chế hình sự 2 cưỡng chế dân sự 3 cưỡng chế
kỷ luật 4 cưỡng chế hành chính.
* Giữa thuyết phục giáo dục cảm hoá với cưỡng chế có mối quan hệ gắn bó:
- Để đảm bảo việc thực thi pháp luật đúng đắn, hợp lý ,có hiệu quả tuỳ trong
từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng trước hoặc sau. không phải lúc nào cũng
coi trọng biện pháp này mà coi lơ là biện pháp kia.
- Để hoạt động đem lại hiệu quả cần phải chú ý đúng mức sự kết hợp giữa cưỡng
chế và thuyết phục.
+ Nếu không có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị lung lay, pháp chế
XHCN không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tệ nạn xã hội phát
triển, kẻ thù giai cấp và kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá cách mạng.
+ Nếu không có thuyết phục thì hoạt động quản lý nhà nước cũng kém hiệu quả,
không động viên được sự tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân, không nâng
cao được ý thức pháp luật và tinh thần tự chủ, không đảm bảo tính chất mềm dẻo
thực hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc, sẽ làm thay đổi bản chất của nhà
nước.
- Nếu chỉ chú trọng cưỡng chế nhà nước sẽ trở thành nhà nước bạo lực, nhà nước
của cảnh sát.
- Do vậy cần phải kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa 2 phương pháp quản lý và cần
phải:
+So sánh mối tương quan giai cấp, tương quan lực lượng.
+ Phải căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể để thuyết phục trước rồi cưỡng chế sau.
Câu 13: “ Phân biệt cưỡng chế hành chính
và trách nhiệm hành chính ”
Để phân biệt trước hết chúng ta cần làm rõ nội dung đặc diểm của
khái niệm này.
* Cưỡng chế hành chính là
gì? Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hành chính
nhà nước cà trong những trường hợp nhất định thì do toà án nhân dân quyétt định
đối với tổ chức hay cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc hay đối với một
số cá nhân hay tổ chức nhất định nhằm ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra hay
ngăn chăn những thiệt hại do thiên tai, dịch hoạ gây ra. Trình tự để áp dung
biện pháp cưỡng chế hành chính cũng phải tuân theo luật. Các biện phát cưỡng
chế hành chính có 3 nhóm
Nhóm xử phạt hành chính.
Nhóm các biên pháp ngăn chặn hành chính.
Nhóm các biên pháp phòng ngừa hành chính.
*Trách nhiệm hành chính là
gì: Trách nhiệm hành chính là hậu quả mà cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính
phải gánh chịu trước nhà nước áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính tức là
nhà nước áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính phùu hợp để giáo dục cá nhân
hay tổ chức vi phạm hành chính đồng thời giáo dục phòng ngừa đối với cá nhân
hay tổ chức khác góp phần bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Câu 14: Phân biệt xử phạt hành chính và
biện pháp ngăn chặn hành chính
Trong cưỡng chế hành chính thì biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp ngăn
chặn hành chính là 2 biện pháp thường được áp dụng nhiều nhất. Tuy đều nằm
trong phương pháp quản lý hành chính cơ bản của nhà nước nhưng giữa 2 phương
pháp này có ngưng điểm khác nhau rõ rệt về mức độ cũng như nội dung của nó
a. Biện pháp xử phạt hành chính
- Khái niệm: Xử phạt hành chính là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức: Có hành vi vi phạm hành chính nhằm truy
cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm hành chính .
Cơ sở xử phạt hành chính: có
vi phạm hành chính xảy ra.
- Nội dung; các biện pháp xử
phạt hành chính :
+ phạt chính : cảnh cáo,
Phạt tiền
+ Phạt bổ sung: tịch thu
tang vật phương tiện vi phạm.
Tước quyền sử dụng giấy phép
.
+ Biện pháp khác: Buộc tháo
dỡ khôi phục tình trạng ban đầu .
Các biện pháp này được quy
định cụ thể tại điều 1,13,14,15,của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
- Chủ thể có thẩm quyền được
quy định trong điều 26 đến điều 37 của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính .
- Trình tự thủ tục: thông
qua ban hành quyết định xử phạt
Mục đích: trừng phạt đối với
vi phạm giáo dục từng người khác
b. Biên pháp ngăn chặn hành
chính
- Khái niệm: Ngăn chặn hành
chính cũng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ
chức có thể: Có vi phạm hoặc không có vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn vi phạm
hành chính có thể xảy ra.
Cơ sở ngăn chặn hành chính
hoặc cũng co thể không vi phạm hành chính, trước khi có vi phạm hoặc vi phạm
đang xảy ra.
- Nội dung bao gồm các biện
pháp hành chính khác và các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm
hành chính quy định trong điều 12 và điều 22 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính có 13 biện pháp có 5 biện pháp tạm giữ người, phương tiện tang vật, khám
người, khám nơi ở giữ tang vật phươnh tiện vi phạm .
Chủ thể: Quy định trong điều
40 lệnh xử phạt vi phạm hành chính .
- Trình tự thủ tục: Tuỳ theo
từng trường hợp cụ thể mà có các quyền quyết định phù hợp
Mục đích : Ngăn chặn vi phạm
hành chính xảy ra khắc phục thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra
Câu 15: “Phân biệt văn bản quản lý hành chính với văn bản là
nguồn của luật hành chính”.
Hình thức ban hành các văn
bản quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.Tông
qua hoạt động này các chủ thể có thẩm quyền có thể đạt ra các quy phạm pháp
luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực chấp hành điều hành
trên mọi mặt của đời sống xã hội. Cũng có thể giải quyết những vấn đề cụ thể
riêng biệt đối với đối cới đối tượng quản lý nhất định. Chúng ta cũng cần phân
biệt rã những văn bản quản lý hành chính vói văn bản được coi là nguốn của luật
hành chính.
a. Văn bản coi là nguồn của
luật hành chính
- Khái niệm: là những văn
bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
thủ tục trình tự nhất định có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành
chính. Có hiệu quả bắt buộc thi hành, đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
nhà nước.
- Chủ thể ban hành :
+Các cơ quan quyền lực nhà
nước
+Các cơ quan nhà nước khác
như toà án, Viện kiểm sát hoặc thủ trưởng các cơ quân xét xử, kiểm sát thủ
trưởng các đơn vụ cơ sở ( ban hành quy định nội quy)
+Các cá nhân co thẩm quyền
như chủ tịch nước
+Chủ thể ở đây rộng hơn
- Nội dung: Chỉ chứa đựngquản
lý hành chính nhà nước
- Hình thức văn bản : có thể
là văn bản luật hoặc dưới luật (nghị định, chỉ thị ).
- trình tự ban hành: Theo
hình thức nhất định.
b. Văn bản quản lý hành
chính
- Khái niệm: Văn bản quản lý
hành chính nhà nước là các văn bản dưới luật ban hành trên cơ sở và để chấp
hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà
nước.
Chủ thể ban hành :
+ Các cơ quan quyền lực nhà
nước.
+ các cá nhân có thẩm quyền
như trưởng máy bay, tàu biển, thẩm phán ra quyết định, thủ trưởng, cơ quan toà
án, kiểm sát, thủ trưởng các đơn vị cơ sở.
+ Chủ thể hẹp hơn.
- Nội dung: Chứa đựng quản
lý pháp lý hành chính và các mệnh lệnh cụ thể.
Ví dụ: Nghị định chính phủ,
văn bản cấp đất, cấp nhà.
- Hình thức văn bản: bao giờ
cũng là văn bản dưới luật từ nghị định trở xuống ( để cụ thể hoá, chi tiết hoá
các văn bản của cơ quan quyền lực).
- Trình tự thủ tục ban hành:
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể nhưng không trái với luật.
Câu 16: “Phân biệt viên chức là công chức với viên chức không
phải là công chức. Việc phân biệt có ý nghĩa gì? cũng một vi phạm thì viên chức
nhà nước chịu nhiều nhất là mấy trách nhiệm pháp lý”
Để phân biệt viên chức là
công chức với viên chức không phải là công chức ta cần căn cứ vào định nghĩa
(Khái niệm) và căn cứ vào đặc điểm riêng, tính chất công việc theo bảng so sánh
sau:
a. Viên chức không phải là
công chức
- Định nghĩa: Viên chức nhà
nước là người lao động làm trong các cơ quan nhà nước do được bầu hoặc bổ nhiệm
hay tuyển dụng giữ một chức vụ nhất dịnh hoặc bằng hoạt động của mình góp phần
vào việc thực hiện một chức vụ nhất định hoặc trả lương theo chức vụ hoặc hoạt
động đó,
- Công việc được bầu theo
nhiệm kỳ
- Đối tượng sau đây mới gọi
là viên chức không phải là viên chức
+Sỹ quan, hạ sỹ quan trong
quân đội, bộ đội biên phòng.
+ Là người giữ chức vụ trong
cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ
quan xét xử được bầu hoặc cử theo nhiệm kỳ
+ là người làm việc trong
các đơn vị cơ sow thuộc bộ máy quản lý bộ máy hành chính nhà nước.
- viên chức nhà nước không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng bằng hoạt động của mình họ bảo đảm
việc lãnh đạo kiểm tra quá trình đó. Xác định phương hướng phát triển khoa học
kỹ thuật phục vụ sản xuất. thực hiện biện pháp có tổ chức
- Hoạt động của họ tạo điều
kiện hoặc trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ cụ thể.
b. Viên chức là công chức
- Định nghĩa: công chức nhà
nước là công dân Việt Nam được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng giữ một công việc
thường xuyên trong công sở nhà nước ở trung ương hay địa phương,ở trong nước
hay ngoài nước được xếp vào ngạch bậc và được hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
- Công việc của viên chức là
công chức bao giờ cũng thường xuyên.
- Đối tượng sau đây được gọi
là công chức.
+ là người làm việc trong cơ
quan hành chính nhà nước ở trung ương, tỉnh, huyện và cấp tương đương.
+ Là người làm việc trong cơ
quan đại diện sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài.
+Những người làm việc trong
trwơngd học, viện nghiên cứu, ở đài phát thanh. đài truyền hình, cơ quan báo
chí được hưởng lương từ ngân sách.
+ Các nhân viên dân sự làm
việc trong cơ quan bộ quốc phòng.
+ Những người được tuyển
dụng bổ nhiệm để giữ một công việc thường xuyên trong cơ quan kiểm sát, xét xử.
+ Những người được tuyển
dụng bổ mhiệm để giữ một công việc thường xuyên trong bộ máy nhà nước như: Văn
phòng Quốc Hội.UBTVQH. HĐND các cấp và ngững người khác theo quy định của pháp
luật.
- Hoạt động của họ gián tiếp
làm phát sinh., thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
* việc phân biệt giữa viên
chức là công chức với viên chức không phải là công chức có một ý nghĩa thực
tiễn rất lớn trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy quuản lý nhà nước ta.
Giúp cho các cơ quan chức năng có thể:
- xây dựng và tiêu chuẩn hoá
đội ngũ cán bộ.
- áp dụng chế độ đúng và
chính xác đối với đội bgũ công chức.
- Tạo điều kiện cho công
cuộc cải cách hành chính, thúc đẩy công việc đổi mới của đất nước,
* Cũng một vi phạm thì viên
chức nhà nước chịu nhiều nhất là 4 trách nhiệm là:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm kỷ luật.
- Trách nhiệm hành chính.
Tương ứng với mỗi loại trách
nhiệm là các hình thức cưỡng chế để truy cứu trách nhiệm
Qua đây ta thấy nếu viên
chức nhà nước vi phạm pháp luật có thể chịu nhiều nhất 3 loại trách nhiệm :
hình sự , dân sự , kỷ luật.
Câu 17: “trình bày các trường hợp công dân tham gia vào quan hệ
pháp luật hành chính, lấy ví dụ minh hoạ”
Hiến pháp 1992 điều 49 ghi
nhận “Công dân nước CHXHCNViệt Nam ” ở nước ta công dân có quyền về chính
trị.Quyền công dân được quy định khá cụ thể và thực hiện đầy đủ vì người dân
lao động là người chủ lực của đất nước, có mối quan hệ khá khăng khít bền vững
với nhà nước. Công dân được thực hiện, sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình
khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể trong đó có quan hệ pháp luật
hành chính.Mối quan hệ này được hình thành trong các trường hợp tham gia sau
đây:
a. khi công dân sử dụng
quyền:
Ví dụ : khi công dân thực
hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, làm đơn xin cấp giấy
phép kinh doanh gửi UBND quận , huyện- cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh
doanh.
b. khi công dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ :
Ví dụ: Việc công dân thực
hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính giữa công dân đó và cơ quan quân sự cấp quận huyện.
c. Khi quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân bị xâm phạm,họ đòi hỏi nhà nước phải bảo vệ và phục hồi những
quyền đó.
ví dụ : khi có hành vi trái
pháp luật mọi công chức xâm phạm tới quyền được hưởng tới quyền chế độ bảo hiểm
của công dân, công dân có đơn khiếu nại gửi thủ trưởng trực tiếp của viên chức
đó. Đã làm phát sinh mối quân hệ pháp luật hành chính giữa công dân có đơn khiéu
nại với cán bộ nhà nước có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại.
d. Khi công dân không thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ;
ví dụ : Công dân, buôn bán
theo pháp luật không nộp thuế kinh doanh làm phát sinh quan hệ pháp luật hành
chính giữâ dân đó với UYBND quận, huyện hoặc phòng thuế trực thuộc.
Tóm lại muốn tham gia vào
các quan hệ pháp luật hành chính công dân phải có năng lực chủ thể (năng lực
pháp lý hành chính và năng lực hành vi hành chính). Nhà nước quy định năng lực
chủ thể của công dân trong trong quan hệ pháp luật hành chính thể hiện sự thống
nhất giữa quyền và nghĩa vụ của công dân. Việc bảo đảm thực hiện quyền, bảo đảm
nghĩa vụ đều quan rọng như nhau. Nhà nước quy định những bảo đảm về chính trị,
vật chât, tổ chức pháp lý cần thiết để công dân có thể tham gia đông đảo và đầy
đủ vào quản lý nhà nước nhằm thực hiện quyện và nghĩa vụ của công dân.
Câu 18: “A ở độ tuổi vị thành niên thực hiện vi phạm hành chính
”, hỏi: Nêu những trường hợp A bị truy cứu trách nhiệm hành chính
Những trường hợp a không bị
truy cứu trách nhiệm hành chính.
a. A bị truy cứu trách nhiệm
hành chính trong các trường hợp sau:
- Khi A đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi và tinh thần, thể chất phát triển bình thường, thực hiên vi phạm hành
chính với lỗi cố ý.
- khi A từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi, tinh thânf thể chất phát triển bình thường phải chịu trách nhiệm
hành chính kể cả có lỗi cố ý và vô ý khi thực hiện vi phạm hành chính.
- khi Avi phạm hành chính
không nằm trong các trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hành chính như tình
thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng…..xảy ra.
b. Khi A không bị truy cứu
trách nhiệm hành chính :
- Khi chưa đủ 14tuổi.
- Khi chưa đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi nhưng thực hiện vi phạm hành chính với lỗi vô ý.
- Khi A đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi nhưng việc vi phạm hành chính với lỗi vô ý.
- Khi A đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi thực hiện vi phạm hành chính trong trường hợp miễn truy cứu ttrách
nhiệm hành chính như : Tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng
….
Câu 19: “Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với
công dân”
Đối với công dân đã thành
niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi họ thực
hiện hành vi vi phạm hành chính với điều kiện sau:
- Không mắc bệnh tâm thần,
không bị rối loạn thần kinh, không bị một bệnh nào mất khả năng điều khiển hành
vi.
- Hành vi vi phạm đã được
quy định trong các văn bản co quy định về phạt vi phạm hành chính.
- Thực hiện hành vi vi phạm
không thuộc các trường hợp sau :
Sự kiện bất ngờ, tình thế
cấp thiết, phòng vệ chính đáng, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính.
* Đối với người vị thành
niên :
- Người từ đủ 16 tuổi đến 18
tuổi thực hiên hành vi vi phạm hành chính trong những điều kịên như công dân đủ
18 tuổi trow lên.
- Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành
chính với lỗi cố ý và mức phạt cao nhất chỉ đến …đồng.
- Người chưa đủ 14 tuổi thì
không bị truy cứu trách nhiệm hành chính nếu họ vi phạm hành chính thì chỉ áp
dụng biện pháp giáo dục.