1 – Người không gây thiệt hại cho
nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định SAI =>
Vì việc mang tư cách bị
đơn hay không không phụ thuộc vào việc
người đó có gây thiệt hại cho bị đơn trên thực tế hay không mà phụ thuộc vào
việc người đó bị nguyên
đơn khởi kiện do nguyên đơn cho rằng có sự xâm phạm quyền lợi của
người đó đối với mình.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
2 – Bị đơn là người gây thiệt hại cho
nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện
Nhận định SAI =>
Vì Theo khoản 3 Điều 68 quy định về Đương sự trong vụ việc dân sự thì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền
và lợi ích hợp
pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm,
không cần đòi hỏi là phải gây thiệt hại cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
Nhận định SAI =>
Vì theo Điều 296 BLTTDS 2015 thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì hoãn
phiên tòa, trường hợp họ có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường họp triệu tập hợp lệ lần thứ hai,
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt và không có
đơn đề nghị xét xử vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc
lập. Lúc này Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của
người đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015.
4 – Người không gây thiệt hại cho nguyên
đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định SAI => Căn cứ Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015 quy định về Đương sự
trong vụ việc dân sự thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi
kiện. Do đó, chỉ cần Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm
và khởi kiện, thì người bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể
đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015
5 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại
phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định SAI =>
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo quy định tại
Điều 72 khoản 4 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thời điểm Bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố đối với nguyên đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015). Do vậy, Bị đơn
không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 200 khoản 3 BLTTDS 2015
6 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị
thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định SAI =>
Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS 2015 ta có: tư cách tố tụng của đương sự được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là
người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; Bị đơn là
người bị nguyên đơn khởi kiện; Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là
người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ.
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn
khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này
bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị
đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68, BLTTDS 2015
7 – Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên
đơn mới có thể trở thành bị đơn.
Nhận định SAI => Căn
cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì bị đơn chỉ cần là người mà
nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị bị
đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có
thể trở thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị đơn không gây thiệt hại cho
nguyên đơn vẫn có thể trở thành bị đơn, trong trường hợp bị đơn đó bị nguyên
đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
8 – Một người có thể đại diện cho nhiều đương
sự trong vụ án dân sự.
Nhận định ĐÚNG =>
Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một cách đơn
giản, một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân
sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự
trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được
đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho
nhiều đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS
2015
9 – Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ
Nhận định ĐÚNG =>
Theo nguyên tắc Điều 6 BLTTDS 2015, đương sự đưa yêu cầu thì phải có quyền và
nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 BLTTDS 2015.
10 – Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Nhận định ĐÚNG =>
Căn cứ Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015 thì: Quyết định công nhận sự thỏa thuậncủa các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận
đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã
hội.
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015
Nhận định SAI => Ở
giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự
thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự. Mà phải hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý
kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điểm 1 khoản 1 Điều 212 BLTTDS
2015
Nhận định SAI =>
Về nguyên tắc thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có
mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, đối với trường hợp đương sự khong có mặt khi
tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo không được tính bắt đầu
từ ngày tuyên án, mà bắt đầu tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được
niêm yết.
Cơ sở pháp lý: đoạn 1 khoản 1 Điều 273 BLTTDS
2015
Nhận định SAI =>
Ủy ban Thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh không giám đốc thẩm những bản án quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Thẩm
quyền giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
nhân dân cấp huyện bị kháng nghị thuộc Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 337 BLTTDS
2015
14 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
Nhận định SAI =>
Biên bản lấy lời
khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại
khoản 1 Điều 94. Theo đó Biên bản lấy lời khai được xem là nguồn của chứng cứ
theo quy định tại là tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95,
Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao
có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cung cấp, xác nhận.
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải
là bản chính hoặc bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không
được xem là chứng cứ theo quy định tại Điều 93 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 93, khoản 1 Điều 94,
khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015
15 – Nếu đương sự vắng mặt không có lý do
chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải.
Nhận định SAI =>
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 thì mặc dù đã được Tòa án
triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố tình vắng mặt (kể cả trường
hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không chính đáng) thì vụ án bị
coi không tiến hành hòa giải được. Hay nói cách khác, Tòa án không hoãn phiên hòa
giải trong trường hợp này.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015
16 – Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố
tụng dân sự.
Nhận định SAI => Căn cứ vào quy định tại
khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có
mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành
đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người
làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách khác, nếu không có
yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương
sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng
dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015
17 – Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định SAI =>
Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án đều ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết mà chưa tìm thấy
người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015. Trường hợp, nguyên đơn chết mà đã tìm thấy người
thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án tiếp tục giải quyết
vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết mà không có người thừa kế quyền và
nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó Tòa án mới ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015.
Do đó, Nếu nguyên đơn chết, không phải trong
mọi trường hợp, Tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS
2015, điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015.
18- Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia
xét xử hai lần một vụ án.
Nhận định SAI => Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015
thì trường hợp Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản
án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham
gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự.
Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai
lần trong cùng một vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015
19 – Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện
kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự.
Nhận định SAI => Theo nguyên tắc tại Điều 6 và khoản 7 Điều 70
BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ
không thể thu thập được, có quyền đề nghị Tòa án thu thập những tài liệu, chứng
cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự. Ngoài ra,
theo quy định tại Điều 21 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự thì không quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay cho đương sự khi
đương sự có yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 21 và khoản
7 Điều 70 BLTTDS 2015.
Có thể nói thêm rằng: Trong quá trình tiến
hành tố tụng Viện
kiểm sát chỉ tiến hành hoạt động kiểm sát của
mình, Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong trường
hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị của mình đối với các Bản án,
Quyết định của Tòa án.
20 – Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi
phí giám định.
Nhận định ĐÚNG =>
Căn cứ vào quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015 thì trừ trường hợp các bên đương
sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ
chịu chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc được quy định tại các
khoản 1,2,3,4,5 tại Điều 161 BLTTDS 2015. Do đó, trong trường hợp đương sự có
thỏa thuận về việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định
được xác định theo thỏa thuận của các bên. Hay nói cách khác, các đương sự có
quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 BLTTDS 2015
21 – Người chưa thành niên không thể trở
thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
Nhận định SAI =>
Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, người làm chứng chỉ cần có điều kiện
là người không mất năng lực hành vi dân sự. Do vậy người chưa thành niên (người
chưa đủ 18 tuổi) vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành người làm chứng.
Cơ sở pháp lý: Điều 77 BLTTDS 2015.
22 – Thẩm phán không được tham gia xét xử
nhiều lần cùng một vụ án dân sự
Nhận định SAI =>
Vì nếu thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND TC hoặc Ủy ban
thẩm phán TAND TC thì họ vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái
thẩm.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015.
23 – Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất
cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Nhận định SAI =>
Theo quy định tại Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015 thì: Việc xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự có Hội
thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ
luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Nói cách khác, Hội thẩm
nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 khoản 1 BLTTDS 2015
Nhận định SAI => Chỉ có những biện pháp
khẩn cấp tạm thời tại các khoản 6,7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS thì
người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mới phải thực hiện biện pháp
bảo đảm.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015.
25 – Phó Chánh án TAND có thể trở thành người
tiến hành tố tụng trong TTDS.
Nhận định ĐÚNG => Phó Chánh án TAND vẫn có thể tham gia giải quyết vụ việc dân sự
với tư cách là một thẩm phán thông thường. Trong trường hợp này, Phó Chánh án TAND vẫn là người tiến hành tố tụng trong TTDS.
Nhận định SAI => Tòa án vẫn có quyền tự
mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cẩn tạm thời ngay cả khi đương sự
không có yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đối với các biện pháp khẩn cẩn tạm
thời được quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 114 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 111 BLTTDS và
Điều 135 BLTTDS.
27 – Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết,
người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.
Nhận định SAI =>
Bởi lẽ nếu rơi vào trường hợp khoản 3 Điều 192 và điểm c khoản 1 Điều 217
BLTTDS 2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015.
Nhận định ĐÚNG =>
Về mặt nguyên tắc khi có 2 người tiến hành tố tụng là người thân thích thì chỉ
cần thay đổi 1 người là có thể đảm bảo được tính khách quan trong việc giải
quyết vụ việc.
Cơ sở pháp lý: Điều 54 + Điều 60 BLTTDS 2015.
29 – Khi có yêu cầu của các đương sự, Tòa án
sẽ triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Nhận định ĐÚNG =>
Vì người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thông qua 3 con đường:
tự mình đề nghị, đương sự khác đề nghị và Tòa án đưa vào.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.
30 – Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh.
Nhận định ĐÚNG =>
Cơ sở pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
31 – Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại
phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Nhận định SAI =>
Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền giao nộp tài
liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng
không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Do đó, về
nguyên tắc đương sự không có quyền nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc
thẩm do thời điểm này đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Trường hợp tại
phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới giao nộp chứng cứ thì phải chứng minh được lý
do chính đáng của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Chỉ những tài liệu, chứng cứ
mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà
đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ
thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp
giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết
vụ việc dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015.
32 – Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu
giám định
Nhận định SAI => Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS
2015 thì ngoài Tòa án, đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong
trường hợp khi họ đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối
yêu cầu của họ.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015.
33 – Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử
lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định SAI => Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc
thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo,
kháng nghị. Vì vậy Tòa án cấp thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã
xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo, kháng
nghị một phần Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 293 BLTTDS 2015
34 – Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của
đương sự
Nhận định SAI =>
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký tòa án không có nhiệm vụ lấy lời khai
của đương sự. Thư ký tòa án chỉ có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai đương sự
theo quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015.
35 – Người đại diện theo ủy quyền của
đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự
Nhận định SAI => Theo quy định tại Điều 86
quy định về Quyền và nghĩa vụ của người đại diện và Điều 271 quy định về Quyền
của người kháng cáo thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự vẫn có quyền
kháng cáo trong trường hợp trong nội dung văn bản ủy quyền, đương sự có ủy quyền cho người đại diện
theo ủy quyền cho mình có quyền kháng cáo.
Cơ sở pháp lý: Điều 86, Điều 271 BLTTDS 2015.
36 – Thư ký Tòa án có quyền chủ trì
phiên hòa giải tại Tòa án.
Nhận định SAI =>
Bởi vì:
Thứ nhất: căn
cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án và Thẩm phán ta thấy:
Trong tất cả các quy định tại Điều 51 BLTTDS
2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký Tòa không có quyền
chủ trì phiên hòa giải.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 48 BLTTDS 2015
quy địnhvề nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán thì tại khoản 10 có quy định về
thẩm quyền Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự
của Thẩm phán.
Thứ hai: Căn
cứ vào khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015 quy định về Thành phần tham gia phiên họp
hòa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ là người
ghi biên bản phiên họp.
Căn cứ Điều 210 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán là
người chủ trì phiên họp, là người công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và tiến
hành hòa giải.
Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề
các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Do đó, Thư ký Tòa án không có quyền chủ trì
phiên hòa giải tại Tòa án.
Cơ sở pháp lý: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều
209 , Điều 210 BLTTDS 2015
Nhận định SAI => Căn cứ theo quy định tại Điều 296 BLTTDS 2015, Tòa
án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa
phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn
phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội
đồng xét xử không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Nếu
người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo. Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm
đối với yêu cầu kháng cáo của người đó. Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng
mặt thì Hội đồng xét xử không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử
vắng mặt họ.
Do đó, không phải mọi trường hợp, nếu người
kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử
phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015
Nhận định SAI => Vì theo quy định tại Điều 332 BLTTDS 2015, trường
hợp người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án
như: Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm.
Trường hợp người đã kháng nghị như Chánh án
Tòa án nhân dân cấp cao có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 332 BLTTDS 2015.
Nhận định SAI =>
Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 quy định về Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự và khoản 4, 6 Điều 58 quy định về Nhiệm vụ quyền
hạn của Kiểm sát và Điều 262 về việc Phát biểu Kiểm sát viên được quy định trong BLTTDS 2015. Theo đó, Kiểm
sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án bắt buộc có sự tham gia
của đại diện viện kiểm sát như đương sự là người chưa thành niên, mất năng lực
hành vi dân sự. Và đại diện Viện kiểm sát khi tham gia phiên tòa có quyền phát
biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán và giải quyết vụ
việc theo quy định của Bộ luật này, tuy nhiên ý kiến này không phải làm căn cứ
để Hội đồng xét xử giải quyết.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 21, khoản 4, 6
Điều 58, Điều 262 BLTTDS 2015.
40 – Việc thay đổi người tiến hành tố
tụng do Thẩm phán quyết định
Nhận định SAI => Theo điểm c khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015, trước khi
mở phiên Tòa, việc thay đổi người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thư ký Tòa án thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án. Còn tại phiên
tòa, quy định tại khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015, thì quyết định thay đổi người
tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản
2 Điều 235 BLTTDS 2015
41 – Đại diện Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
Nhận định SAI =>
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không bắt buộc phải tham
gia tất cả phiên tòa dân sự.
Ở phiên tòa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát
chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm
đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở
hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 khoản 2 BLTTDS 2015
42 – Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh.
Nhận định SAI =>
Về nguyên tắc vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 35
BLTTDS 2015 thì vụ việc có dân sự ở nước ngoài trong trường hợp giải quyết các
vấn đề về việc ly
hôn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ vợ chồng,..
giữa công dân việc Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp huyện.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015.
43 – Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã
nộp tạm ứng án phí.
Nhận định SAI =>
Tòa án không chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí mà Tòa án có
thể thể thụ lý vụ án ngay cả khi đương sự không nộp tạm ứng án phí trong trường
hợp người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng
án phí theo quy định tại khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015. Khi đó, mặc dù người
khởi kiện không nộp tạm ứng án phí, Thẩm phán (Tòa án) vẫn phải thụ lý vụ án
khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015.
44 – Chi phí giám định do người yêu cầu
giám định chịu.
Nhận định SAI =>
Căn cứ vào quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015 trong trường hợp các bên không có
thỏa thuận, pháp luật không có quy định khác thì người giám định chỉ chịu chi
phí giám định trong trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ là
không có căn cứ. Trong trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ
chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu
của họ đã được chứng minh là không có căn cứ. Nếu kết quả giám định chứng minh
yêu cầu của họ là có căn cứ thì học không phải chịu chi phí giám định.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 BLTTDS 2015.