CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LUẬT HÀNH CHÍNH HỌC VIỆN TÒA ÁN
I.
Lý thuyết
1, Phân biệt cán bộ với công
chức.
2, Phân biệt công chức với
viên chức.
3, Phân biệt tổ chức xã hội
với cơ quan hành chính nhà nước.
4, Phân biệt cơ quan hành
chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
II.
Các câu khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
1, Chủ thể quản lý hành
chính nhà nước chỉ là các cơ quan hành chính nhà nước.
2, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm
sát nhân dân không thực hiện hoạt động quản lý hành chính.
3, Cá nhân chỉ tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lý (người bị quản lý)
4, Tổ chức xã hội có thể là
chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
5, Quốc hội ban hành Luật
Cán bộ, công chức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
6, Chánh án Tòa án nhân dân
ký quyết định tuyển dụng công chức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
7, Các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý hành chính nhà nước đều do các cơ quan hành chính nhà nước ban
ban hành.
8, Cá nhân đạt đến một độ tuổi
nhất định phù hợp với quy định của pháp luật thì có năng lực hành vi tham gia
vào các quan hệ pháp luật hành chính.
9, Các tổ chức xã hội có
năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính khi thành lập.
10, Các cơ quan nhà nước có
năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính như nhau.
11, Chấp hành quy phạm pháp
luật hành chính chỉ là nghĩa vụ của đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
12, Áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính là quyền của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.
13, Phương pháp cưỡng chế chỉ
được chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng trong trường hợp đối tượng quản
lý vi phạm pháp luật.
14, Trong quá trình xử lý vi
phạm hành chính, người có thẩm quyền không sử dụng phương pháp thuyết phục.
15, Chính phủ ban hành Nghị
định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, đường sát là sử dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý
hành chính nhà nước.
16, Áp dụng biện pháp thay
thế với người chưa thành niên vi phạm hành chính là chủ thể quản lý sử dụng
phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước.
17, TAND có thể là chủ thể
thực hiện thủ tục hành chính.
18, Các cơ quan nhà nước có
thể tham gia vào thủ tục hành chính với tư cách chủ thể tham gia thủ tục.
19, Viện Kiểm sát nhân dân
có thể ban hành quyết định hành chính.
20, Chỉ có các quyết định do
cơ quan hành chính nhà nước ban hành mới là quyết định hành chính.
21, Các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà
nước.
22, Mọi quyết định hành
chính do các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ban hành đều có hiệu lực
trong phạm vi cả nước.
23, Tất cả các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước đều có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính quy phạm.
24, Quyết định hành chính cá
biệt là quyết định hành chính chỉ áp dụng đối với một cá nhân hoặc một tổ chức.
25, Cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung đều tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể.
26, Tổ chức xã hội do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
27, Tất cả những người làm
việc trong các cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức.
28, Việc tuyển dụng công chức
phải thông qua thi tuyển.
29, Nếu viên chức gây thiệt
hại cho cá nhân, tổ chức trong khi thực hiện nhiệm vụ thì viên chức phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
30, Khi xử lý kỷ luật công
chức thì người có thẩm quyền phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
31, Viên chức được thôi việc
trong trường hợp vi phạm pháp luật không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với vị
trí việc làm.
32, Tất cả các hành vi vi phạm
trật tự quản lý nhà nước đều là vi phạm hành chính.
33, Biện pháp khắc phục hậu
quả vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp vi phạm hành chính đã
gây ra thiệt hại thực tế.
34, Xử phạt vi phạm hành
chính chỉ được thực hiện với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
35, Trục xuất là hình thức xử
phạt chỉ áp dụng với cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính.
36, Mức tiền phạt VPHC với
người chưa thành niên luôn bằng ½ mức phạt với người thành niên.
37, Nếu người chưa thành
niên vi phạm hành chính thì cha, mẹ hoặc người giám hộ có thể bị xử phạt.
38, Lập biên bản vi phạm
luôn là hoạt động bắt buộc trong thủ tục xử phạt hành chính.
39, Thẩm quyền phạt tiền được
xác định dựa vào mức phạt cao nhất mà pháp luật quy định với hành vi vi phạm.
40, Thẩm quyền phạt tiền của
Chủ tịch UBND cấp xã không vượt quá 5 triệu đồng đối với một vụ việc vi phạm
hành chính.
III.
BÀI TẬP
Bài 1. Nguyễn A là bác sĩ
trong một bệnh viện công lập, do vi phạm các quy định trong khám, chữa bệnh nên
đã gây ra thương tật cho bệnh nhân mà mình điều trị. Hỏi:
1, Hãy xác định các dạng trách nhiệm pháp lý với A trong trường hợp vi phạm
của A không gây hậu quả nghiêm trọng?
2, Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với A?
Bài 2. H 24 tuổi, điều khiển
mô – tô (xe máy) đi vào đường cấm bị chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm
vụ phát hiện. Theo quy định của pháp luật hành vi của H có thể bị phạt từ 300.000
đồng đến 400.000 đồng theo điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (bị
phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định
100/2014/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, đường sắt.
Hỏi:
1, Hình thức và mức xử phạt với H trong vụ việc này như thế nào?
2, Ai có thẩm quyền xử phạt với H.