Đề số 1:
Câu 1: Phân biệt tranh chấp
lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể?
Câu 2: A học nghề miễn
phí tại công ty X (tại Hà Nội) với cam kết sau khi học xong thì sẽ kí HDLĐ với
công ty trong thời hạn 3 năm.
Hỏi những trong những trường
hợp sau thì trường hợp nào A phải bồi thường chi phí dạy nghề?
Công ty X chỉ đồng ý kí
HDLĐ với A trong thời hạn 2 năm, A không đồng ý và không kí kết HĐLĐ.
A kí kết hợp đồng không xác định thời hạn với
công ty X. Nhưng sau khi làm việc tại công ty X 1 năm thì A bị sa thải (quyết định
sa thải hợp pháp).
A làm việc tại công ty X
được 3 năm thì A tự ý bỏ việc
Đề số 2:
Câu 1: HĐLĐ và đặc điểm của
HĐLĐ
Câu 2: Trong một phiên họp
xét tính hợp pháp của một cuộc đình công của tập thể lao động công ty X , Tòa
lao động TAND tỉnh D đã đưa ra quyết định:cuộc đình công là bất hợp pháp, buộc
phải ngừng đình công ngay và yêu cầu NSDLD phải trả lương cho toàn bộ NLD trong
thời gian ngừng việc để đình công(vì lý do NSDLD là có lỗi để xảy ra cuộc đình
công đó). Hãy nêu nhận xét của em về việc giải quyết đình công trên của Tòa lao
động TAND tỉnh D?
Câu hỏi phụ:
1.
Nếu
cuộc đình công đó là hợp pháp thì NSDLD phải trả toàn bộ lương cho NLD trong
thời gian ngừng việc để đình công không?
2.
Điểm
khác biệt lớn nhất của HĐLĐ với HDDS?
3.
Quyền
đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLD?
Đề số 3:
Câu 1. Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp cá nhân
Câu 2. K là công nhân làm việc trong doanh nghiệp S có
hành vi trộm cắp tài sản của
doanh nghiệp.hãy nêu hình thức kỷ luật ( cao nhất ) mà K phải chịu, và hãy nêu
các thủ tục để quyết định kỷ luật đó đúng pháp luật ?
Đề số 4:
Câu 1: Nêu trình tự
và thủ tục giải quyết đình công.
Câu 2: Khi tiến hành thanh tra công ty X,
Thanh tra sở LĐ-TB-XH phát hiện thoả ước lao động tập thể của
công ty là do Phó Giám đốc công ty ký. Hãy bình luận về giá trị pháp lý của
thoả ước lao động tập thể trên.
Các trường hợp đình
công bất hợp pháp.
Đề số 5:
Câu 1. Các khẳng
định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a.
Liên
đoàn lao động cấp tỉnh có quyền lãnh đạo đình công.
b.
Mọi
cuộc đình công hợp pháp chỉ là các cuộc đình công được công đoàn lãnh đạo.
c.
Hòa
giải viên cơ sở được tham gia giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh
nghiệp có công đoàn cơ sở.
Câu 2. Anh P làm việc trong môi trường độc hại thuộc
doanh nghiệp G từ năm 1990, tới tháng 11/2008 anh P chấm dứt hợp đồng lao động
với DN G. DN thanh lý hợp đồng và tính số ngày nghỉ phép của anh P là
15 ngày theo Nội quy lao động.
Hỏi: DN G giải
quyết vấn đề nghỉ phép cho anh P đúng hay sai? Tại sao?
Hỏi thêm:
1.
Nếu hết
năm dương lịch mà người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì số
ngày nghỉ đó được giải quyết thế nào? Cách tính?
2.
Quan điểm của
em về việc dự thảo BLLĐ2010 đồng ý cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh lãnh đạo
đình công.
3.
Theo em
có nên để một thêm cơ quan khác ngoài Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp tập thể về quyền và các tranh chấp cá nhân hay không? Tại sao?
Đề số 6:
Câu 1. Các trường
hợp đình công bất hợp pháp ?
Câu 2. Anh A giao
kết hợp đồng làm nhân viên kế toán với công ty Y có thời hạn 6 tháng. Hết 6
tháng, công ty Y thanh lý hợp đồng với anh A, anh A cho rằng công ty làm thế là
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu là A, anh (chị) hãy đưa ra cơ sở pháp lý chứng minh rằng hành vi của công ty Y là trái quy định của pháp luật ?
Hỏi thêm: Phân biệt
trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc
Gợi ý câu hỏi thêm, phân biệt trên các tiêu chí sau:
§
Cơ sở
pháp lý để được hưởng trợ cấp
§
Mức trợ
cấp, mức tối thiểu
§
Nguồn
hình thành
Đề số 7:
Câu 1 (3 điểm) Phân
tích và chứng minh: Thỏa ước lao động tập thể được coi là “luật của các doanh
nghiệp”
Câu 2 (3 điểm)
Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1.
Đặc
điểm quan trọng nhất để phân biệt quan hệ lao động với quan hệ dân sự là đặc điểm về quyền
quản lý lao động
2.
Cơ chế điều
chỉnh của pháp luật đối với quan hệ lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động là quy
định cụ thể về quyền và và nghĩa vụ của các bên
3.
Trong
mọi trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động đến lần
thứ ba, người sử dụng lao động đều phải giao kết hợp đồng lao động không xác
định thời hạn
4.
Đình
công là một trong những biện pháp giải
quyêt tranh chấp lao động
5.
Trong
mọi trường hợp, người sử dụng lao động đều không được xử lý kỉ luật lao động
người lao động vì lý do tham gia đình công
6.
Người
lao động được tạm ứng tiền lương khi bị tạm giữ, tạm giam nếu việc tạm giữ, tạm giam đó liên quan đến quan
hệ lao động
Câu 3 (4 điểm)
Công ty X đóng trên
địa bàn thành phố HCM là công ty liên doanh 100% vốn nước ngoài. Ngày
02/03/2005 công ty kí hợp đồng cung ứng lao động với công ty vệ sĩ H thuê 5
nhân viên bảo vệ, mức luơng 2 triệu đồng/ người/tháng. Tiền này sẽ chuyển cho
công ty H để công ty tự thanh toán với nhân viên và đóng bảo hiểm xã hội cho
họ. Sau khi hết hạn hợp đồng cung ứng hợp đồng lao động với công ty H ( Ngày
02/01/2007), công ty X đề nghị kí hợp đồng trực tiếp với 5 nhân viên và họ đã
đống . Ngày 02/02/2007,, công ty X kí hợp đồng với 5 nhân viên bảo vệ. Các điều
khoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ được giữ nguyên(
bao gồm tiền lương 2 triệu đồng/ tháng và việc đóng bảo hiểm xã hội do người
lao động tự lo). Về thời hạn hợp đồng lao động hai bên thỏa thuận sẽ do yêu cầu
thực tế của công ty X. Ngày 03/03/2009, 5 nhân viên bảo vệ nói trên đều có đơn
đồng loạt yêu cầu công ty nâng lương cho họ 2 triệu rưỡi/ tháng. Và thanh toán
cho họ bảo hiểm xã hội từ ngày họ vào làm việc cho công ty X ( ngày 02/03/2005)
đến ngày làm đơn ( ngày 03/03/2009) Với mức tiền BHXH là 15% tiền lương hàng
tháng. Theo anh ( chị):
1.
Việc
công ty kí hợp đồng lao động với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trên là
đúng hay sai? (1 điểm)
2.
Công ty
phải xử lý như thế nào với những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ nói trên (1
điểm)?
3.
Giả định công
ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động vào ngày 1/4/2009 thì liệu có
được không? (1 điểm)
1.
Giả
định công ty tiếp tục sử dụng 5 nhân viên bảo vệ này và muốn kí lại HĐLĐ, hãy
xác định những nội dung của hợp đồng lao động mới đó ? (1 điểm).
Đề số 8:
Câu 1. Khẳng định
đúng sai:
a.
Trong
mọi trường hợp hội đồng trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích
b.
DN bị
cấm đình công là DN thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân
c.
Chỉ có
TAND mới có quyền kết luận đình công bất hợp pháp
Câu 2. Anh A được
sắp xếp làm thêm h vào ngày nghỉ hàng tuần: 4 giờ (từ 8h-12h). Hôm sau đc sắp
xếp nghỉ bù 4h. Tính tiền làm thêm h của anh A. Biết lương tháng của anh là
2080.000 đồng, làm 8h/ngày, 26 ngày /tháng
Hỏi thêm: Thành phần của hội đồng trọng tài, số lượng?
Đề số 9:
Câu 1: Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động.
Câu 2: A làm việc
theo HDLĐ tại công ty X, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của mình, A
đã mang máy điều hòa lắp vào phòng làm việc của mình. Khi chấm dứt HDLĐ, A cho
thợ tới tháo máy mang về thì C là bảo vệ (được lệnh của giám đốc) không cho A
mang máy điều hòa ra khỏi công ty . A có thắc mắc thì giám đốc cho rằng đó là
tài sản của công ty. A đưa vụ việc này ra tòa
Hỏi: đây là loại tranh chấp gì? tại sao?
Đề số 10:
Câu 1. Điều kiện để
1 người có thể tham gia quan hệ pháp luật lđ với tư cách là người lao động
Câu 2. Tháng 2/2008
tập thể lđ công ty X tranh chấp với NSD công ty X về lợi ích. Sau khi đã hòa
giải ở HĐHG và trọng tài, người lao động vẫn không đồng ý. Hơn 50% số lao động
trong công ty X đồng ý phương án Đình công nhưng BCH công đoàn không chấp nhận.
Tập thể người lao động đã cử ra đại diện để tiến hành đình công. Tập thể người
lao động đã tuân theo các thủ tục: lấy ý kiến, gửi quyết định đình công đến 3
nơi sau đó tiến hành đình công.
Hỏi:
1.
Đây có
phải là đình công không? Tại sao?
2.
Nếu là
đình công thì đây là cuộc đình công hợp pháp hay bất hợp pháp. Tại sao?
Đề số 11:
Câu 1. Trình tự thủ
tục kí kết thoả ước lao động tập thể?
Câu 2. Công ty A có 100 công nhân, do áp dụng dây
chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được đào tạo để làm việc ở dây
chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số còn lại bị công ty chấm dứt
hợp đồng lao động. 22 công nhân này đã liên hệ với BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận lại.Tuy nhiên công ty không
nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân làm đưa vụ
việc ra TAND.
Hỏi: tranh chấp
trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao
Câu hỏi thêm:
1.
Thời hạn khởi kiện đối với tranh chấp trên?
2.
Thủ tục
giải quyết tranh chấp trên?
3.
Trình
tự thủ tục hoà giải lao động cơ sở, kết cấu của hội đồng hoà giải cơ sở?
4.
Điểm
khác biệt cơ bản nhất trong trình tự thủ tục hoà giải của hoà giải cấp cơ sở và
hội đồng trọng tài? (Nâng điểm)
Đề số 12:
Câu 1. Nguyên tắc ký kết Thỏa
ước lao động tập thể
Câu 2. Bài tập tình
huống về tranh chấp lao động tập thể. Yêu cầu xác định loại tranh chấp và giải
thích tại sao?
Câu hỏi thêm
1.
Biểu
hiện tính công khai của Thỏa ước lao động thể?
2.
Tại sao
Thỏa ước lao động phải có tính công khai?
3.
Trình
tự ký kết thỏa ước lao động tập thể khác gì với Giao kết hợp đồng?
4.
Thẩm
quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (chú ý không bỏ sót
TAND vì TAND có chức năng giải
quyết tranh chấp ở 1 số DN không được đình công)
5.
Trình
tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể khác gì vs trình tự giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân?
Đề số 13:
Câu 1. Tạm hoãn hợp
đồng lao động?
Câu 2. Công ty S kí thỏa ước lao động tập thể với ng
lao động và có hiệu lực 5/2008. Thỏa ước áp dụng nội quy ngày làm 8h và
6ng/tuần với người lao động. Trên địa bàn của công ty S có các doanh nghiệp
khác cũng hoạt động kinh doanh áp dụng cho người lao động
nghỉ thêm giờ. Thấy vậy nhiều người lao động trong công ty S viết đơn lên BCHCĐ
đòi sửa đổi nội dung thỏa ước về thời gian nghỉ ngơi. BCHCĐ gửi đơn lên yêu cầu
NSDLĐ nhưng NSDLĐ không chấp nhận thương lựong và từ chối đơn yêu cầu. BCHCĐ đã
gửi đơn lên ban hòa giải cơ sở…
Hỏi: Vụ tranh chấp
trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể? Tại sao?
Câu hỏi thêm: Điểm
khác nhau cơ bản giữa quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động và
ng sử dụng LĐ? NSDLĐ khi chấm dứt HDLĐ với người lao động phải thông báo cho
những ai?…
Đề số 14:
Câu 1. Người lao
động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Câu 2.
Ngày…công nhân của công ty X đến làm việc thì được thông báo là do có sự cố nên
giờ làm việc sẽ lùi lại 3h và kết thúc muộn hơn 3h. Một số công nhân ra quán
uống nước đánh bài, một số xin bảo vệ được vào trong để ngồi chờ, một số thì bỏ
về. Đến thời gian bắt đầu làm việc thì chỉ còn lại 1/4 số công nhân có mặt
nhưng số này sau khi làm việc cũng bỏ về không làm hết thời gian như đã thông
báo.
Hỏi: Hiện tượng
trên có phải là đình công hay không? tại sao?
Câu hỏi thêm:
1.
Có phải
tất cả các cuộc đình công đều xuất phát từ tranh chấp lao động không?
2.
Nêu đặc
điểm của đình công?
3.
Mối quan hệ của
đình công và tranh chấp lao động tập thể?
Đề số 15:
Câu 1. Tiền lương và các bộ phận cấu thành tiền lương.
Câu 2. Công ty Y có trụ sở chính ở Hà Nội. ba chi nhánh A, B,C. tháng
5 – 2008, 100 công nhân ở chi nhánh B tại Thành phố Hồ chí Minh đình công đòi
tăng lương. Hai tháng sau, trưởng chi nhánh B tai HCM city ( có sự ủy quyền của
giám đốc công ty ) gửi đơn yêu cầu TAND HCM city xét tính hợp pháp của cuộc
đình công. Tòa án ND HCM trả đơn với lý do cuoc dình công dã ngừng?
Hãy nhận xét về việc làm của các chủ thể có liên quan
trong vụ việc trên
Câu hỏi thêm:
1.
Nêu mối
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tiền lương.
2.
Mối
quan hệ giữa đình công và tranh chấp lao động
Đề số 16:
Câu 1. Quyền lợi của người
sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Câu 2. Ngày…công nhân của
công ty X đến làm việc thì được thông báo là do có sự cố nên giờ làm việc sẽ
lùi lại 3h và kết thúc muộn hơn 3h. Một số công nhân ra quán uống nước đánh
bài, một số xin bảo vệ được vào trong để ngồi chờ, một số thì bỏ về. Đến thời
gian bắt đầu làm việc thì chỉ còn lại 1/4 số công nhân có mặt nhưng số này sau
khi làm việc cũng bỏ về không làm hết thời gian như đã thông báo.
Hỏi: hiện tượng trên có
phải là đình công hay không? tại sao?
Đề số 17:
Câu 1. Nguyên tắc phân phối theo lao động trong chế định tiền lương ?
(Hỏi thêm: Ý nghĩa của nguyên tắc này; 1 số vấn đề về tiền lương tối thiểu: ai quy định,
căn cứ xác định, mức, loại theo quy định hiện hành ?)
Câu 2. Thỏa ước lao
động tập thể của công ty S được ký kết và đưa vào thực hiện từ tháng 05/2008.
Toàn bộ người lao động trong công ty S đều được thực hiện chế độ làm việc
8h/ngày, 48h/tuần theo như trong thỏa ước. Thời gian gần đây, trên địa bàn công
ty S hoạt động, có rất nhiều công ty khác cho công nhân của mình nghỉ thêm nửa
ngày đến 1 ngày/tuần. Thấy vậy, một số lao động của công ty S có kiến nghị lên
BCHCĐ yêu cầu lãnh đạo công ty giảm giờ làm. BCHCĐ sau đó đã có văn bản đề nghị
ban lãnh đạo công ty sửa đổi 1 số nội dung trong thỏa ước tập thể về thời giờ
làm việc và nghỉ ngơi của công nhân. Lãnh đạo công ty kiên quyết không thay
đổi. BCHCĐ đã đưa vụ việc ra Hội đồng hòa giải ở cơ sở.
Hỏi: Tranh chấp
trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể ? Tại sao
Hỏi thêm: Tiêu chí
phân biệt tranh chấp lao động tập thể với tranh chấp lao động cá nhân?
Đề số 18:
Câu 1. Làm thêm giờ
và chế độ đối với người lao động?
Câu 2. Ngày…công
nhân của công ty X đến làm việc thì được thông báo là do có sự cố nên giờ làm
việc sẽ lùi lại 3h và kết thúc muộn hơn 3h. Một số công nhân ra quán uống nước
đánh bài, một số xin bảo vệ được vào trong để ngồi chờ, một số thì bỏ về. Đến
thời gian bắt đầu làm việc thì chỉ còn lại 1/4 số công nhân có mặt nhưng số này
sau khi làm việc cũng bỏ về không làm hết thời gian như đã thông báo.
Hỏi: hiện tượng
trên có phải là đình công hay không? tại sao?
Câu hỏi thêm:
1.
Em hãy
sửa tình huống ở câu 2 thành tình huống đình công và giải quyết nó.
2.
Tính
thời gian làm thêm giờ vào ngày 2/9 và vào ban đêm với 1h=10000đ
Đề số 19:
âu 1. Trách nhiệm của ng sử dụng lao động với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Câu 2. Công ty A có
100 công nhân, do áp dụng dây chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được
đào tạo để làm việc ở dây chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số
còn lại bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. 22 công nhân này đã liên hệ với
BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận lại.Tuy nhiên
công ty không nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân
làm đưa vụ việc ra TAND.
Hỏi: tranh chấp
trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao
Câu hỏi thêm: theo
tình huông đề bài, thì công ty phải có trách nhiệm gì với 22 công nhân trên
Đề số 20:
Câu 1. Nội quy lao
động và thủ tục ban hành nội quy lao động
Câu 2. Tình huống: Ngày 10/1/2007 công ty X họp kỷ
luật lao động đối với anh H. Sau khi thống nhất thì giám đốc công ty X ra quyết định sa thải đối với anh H. Quyết
định sa thải có hiệu lực từ ngày 15/1/2007. Sau đó, anh H đã đi làm ở công ty Z
một thời gian. Một lần anh nghe luật sư của công ty tư vấn về trường hợp sa thải của anh H là trái pháp luật.
Ngày 30/1/2008 anh H gửi đơn yêu cầu giải quyết đến Toà án nhân dân huyện S (
nơi công ty X có trụ sở chính).
Vậy Toà án ND huyện
S có thụ lý đơn khởi kiện của anh H không? Tại sao?
Câu hỏi phụ: Điều
kiện có hiệu lực của Nội quy, tiêu chí để quyết định sa thải của NSD LĐ có hiệu
lực đối với NLD
Đề số 21:
Câu 1: Trắc nghiệm
đúng sai? Tại sao?
1.
Thời
gian làm việc 40h là bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
2.
Trong
các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Người sử dụng LĐ được quyền tự
đưa ra thang lương bảng
lương.
3.
Khi bị
tai nạn lao động lần đầu người sử dụng lao động phải trả mọi chi phí lương và
các chi phí chữa trị cho người lao động ngay cả trong trường hợp người lao động
có lỗi.
Câu 2: Tháng
3. 2004 Công ty Y có tranh chấp lao động tập thể về vấn đề tăng ca làm việc. Họ
đưa tranh chấp này qua giải quyết tại Hội đồng trọng tài nhưng tập thể công ty
Y đã không đồng ý với kết quả của Hội đồng trọng tài. Ngày 20/4/2004 Ban chấp
hành công đòan đã gửi yêu cầu đến Giám đốc Công ty, Sở lao động và Liên đòan
Lao động tỉnh.
Ngày 24/4/2004 Tòan
thể Công ty Y ngừng làm việc.
Hỏi:
§
Đây là
có phải là hiện tượng đình công không?
§
Nếu là
đình công thì là bất hợp pháp hay hợp pháp.
Hỏi thêm:
1. Nêu điều kiện để người lao động tham gia quan hệ pháp luật lao động.
2. Phân biệt quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao
động. phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích.