Câu 1: Quy luật giá
trị và phương hướng vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam?
- Khái niệm:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán cho xã hội. Cơ sở để các chủ
thể kinh tế trao đổi sản phẩm cho nhau là giá trị xã hội. Giá trị xã hội mang
trong nó lợi ích của cả người bán và người mua, họ đồng ý trao đổi sản phẩm cho
nhau tức là lợi ích của người bán và người mua được thực hiện. Quan hệ này là
quan hệ bản chất, mang tính phổ biến của kinh tế hàng hóa nên được gọi là quy
luật giá trị.
- Nội dung: Quy luật giá trị
yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội hay
phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
xã hội cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường, giá trị xã hội có hình
thức biểu hiện là giá cả thị trường, do vậy quy luật giá trị đòi hỏi: các chủ thể kinh
tế phải lấy giá cả thị trường làm căn cứ, làm đối tượng để tiến hành sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng.
- Chức năng:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
#Điều tiết sản xuất là
điều hòa, phân bổ các nguồn lực sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế. Cung giá trị→ khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng
cung→tư liệu sản xuất và sức lao động được di chuyển vào ngành này tăng lên.
Cung> Cầu: hàng hóa bán không chạy→giá cả thấp hơn giá trị→sản xuất có thể
bị lỗ vốn→người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư ở
những ngành có giá cả cao, lãi nhiều.
#Điều tiết lĩnh vực lưu
thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường: sự biến động của giá cả thị
trường có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao và
do đó làm cho sản xuất và tiêu dùng giữa các vùng có sự cân bằng tương đối.
+ Kích thích cảo tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm: hàng hóa sản xuất trong những điều kiện khác
nhau có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng
hóa đều được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Nếu người sản
xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần
thiết thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp thì lãi càng nhiều. Điều này kích
thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải
tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... Nhằm tăng năng suất lao động, hạ
chi phí sản xuất để thu được lợi nhiều hơn.
+ Bình tuyển sự tiến bộ, đào thải sự lạc hậu,
phân hóa người sản xuất:
# đối với người lao
động: tự hoàn thiện mình toàn diện nếu không sẽ bị đào thải.
# đối với chủ doanh
nghiệp, bạn hàng, đối tác: quy luật giá trị thực hiện sự chọn lọc tự nhiên, rất
khắt khe theo nguyên tắc " thương trường là chiến trường".
* Phương hướng vận
dụng quy luật giá trị ở Việt Nam:
- Ở tầm vi mô ( gắn liền với doanh nghiệp)
+ Lựa chọn đối tượng sản xuất: sản xuất mặt hàng
nào có lợi nhất, và để biết được điều đó thì doanh nghiệp cần khảo sát
giá cả của mặt hàng đó thông qua khảo sát nhiều thị trường, nhiều mặt hàng. Khi
tiến hành khảo sát giá, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những mặt hàng có giá cao và bỏ
lại sau lưng những mặt hàng có giá thấp. Khi tiến hành khảo sát giá như thế
giúp doanh nghiệp dự toán được thời gian sản xuất hàng hóa và số lượng hàng hóa
một cách hợp lý.
+ Lựa chọn nguồn lực sản xuất: lựa chọn nguyên
nhiên vật liệu sản xuất.
+ thực hiện các quyết định cung ứng hàng hóa hiệu quả nhất: theo đó, chủ sản
xuất sẽ biết được nên tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất trong các trường
hợp: giá thành lớn hơn giá cả; giá thành bằng giá cả; giá thành nhỏ hơn giá cả;
và giá thành lớn hơn giá cả trong một khoảng thời gian dài.
- Ở tầm vĩ mô ( nhà nước): từ việc nghiên cứu
quy luật này, nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế một cách hợp lý: (phần này
không chắc lắm, nên tìm hiểu lại ^.^)
+ Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp vào
giá cả bằng việc định giá tối đa ( giá trần) và giá tối thiểu (giá
sàn).
# Giá sàn là giá thấp nhất mà Chính Phủ đặt ra,
giá sàn luôn cao hơn giá thị trường.
Ví dụ đối với lúa gạo thì CP đặt ra giá sàn, tức là giá thấp nhất mà người nông
dân có thể bán. Trong trường hợp này để chống sự tụt giá của lúa gạo, từ đó có
thể bảo vệ lợi ích của người nông dân sản xuất ra lúa gạo. Như vậy CP đặt ra
giá sàn để hướng về người sản xuất, bảo vệ người sản xuất.
# Giá trần là giá cao nhất mà CP đặt ra, giá trần luôn thấp hơn giá thị trường. Chẳng
hạn như đối với giá thuê nhà, nhà nước đặt ra giá trần để các chủ nhà không lạm
dụng việc nâng mức giá. Như vậy đặt ra giá trần có thể bảo vệ người mua, người
tiêu dùng.
+ Nhà nước có thể can thiệp gián tiếp vào giá cả hàng hóa thông qua sử
dụng công cụ thuế.
# Nhà nước đánh
thuế cao đối với những mặt hàng xa xỉ, ít phục vụ cho nhu cầu thường ngày của
người dân. Ví dụ như xe ô tô, nhà nước dánh thuế cao một mặt vì nó không phải
là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, một mặt vì nếu xuất hiện quá nhiều mặt
hàng này sẽ dẫn đến kẹt xe, ô nhiễm môi trường...
# Nhà nước giảm
thuế đối với những mặt hàng thiết thực, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường
ngày của người dân cũng như những mặt hàng mà đóng vai trò thiết yếu trong mục
đích chung to lớn của toàn xã hội. Chẳng hạn như giảm thuế đối với văn phòng
phẩm, gạo, muối...
Nhà nước thu thuế(
đánh cao thuế hay giảm thuế) một phần tạo thu nhập để phân phối chi tiêu cho
một số lĩnh vực, hoạt động, một phần để đáp ứng quy luật giá trị, điều tiết thị
trường, ổn định, bảo đảm cuộc sống cho người dân.
Câu 2: Quy luật lưu
thông tiền tệ và ý nghĩa của quy luật này?.
-Khái niệm: Quy luật lưu thông
tiền tệ là quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
-Nội dung tổng quát: số lượng tiền
cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả
hàng hóa trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của
tiền tệ trong thời kỳ đó.
Nội dung này được
biểu đạt thông qua công thức sau: MD=(P.Q)/V
MD: số lượng tiền
cần thiết cho lưu thông.
P: mức giá cả
Q: khối lượng hàng
hóa và dvụ đem ra l thông
V: số vòng lưu
thông trung bình của tiền tệ
Sự phát triển của
kinh tế hàng hóa tất yếu nảy sinh quan hệ mua bán chịu và do đó tiền có chức
năng thanh toán. Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông vừa làm chức
năng phương tiện thanh toán thì khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông được
xác định như sau:
1=[2-(3+4)+5]:6
1: khối lượng tiền
cần thiết cho lưu thông
2: tổng giá cả hàng
hóa dịch vụ trong lưu thông
3: tổng giá cả hàng
hóa bán chịu chưa đến kỳ thanh toán
4: tổng giá cả hàng
hóa khấu trừ cho nhau trong thanh toán
5: tổng giá cả hàng
hóa bán chịu đến kỳ thanh toán
6: tốc độ quay vòng
bình quân của tiền tệ.
Trong thực tế, cung
và cầu tiền không bao giờ cân bằng, giữa MS và MD luôn có 1 khoảng cách. Khoảng
cách naỳ có thể giả định bằng những tỷ số sau:
+ Giả sử MS=MD
→MS/MD=1 có nghĩa là số lượng tiền trong lưu thông bằng số lượng tiền cần
thiết. Điều này biểu hiện tiền và hàng cân đối trong lưu thông.
+ Nếu MS+ Nếu Ms>MD→MS/MD>1
có nghĩa là tiền trong lưu thông nhiều hơn khối lượng tiền cần thiết→lạm phát.
* Ý nghĩa của quy luật lưu thông tiền tệ: Nắm vững quy luật này có ý
nghĩa to lớn trong điều tiết vĩ mô, trong quản lý sản xuất kinh doanh và cho
phép lý giải nhiều hiện tượng xã hội. Cụ thể, khi nghiên cứu quy luật này, nhà
nước có những giải pháp thay đổi MS để điều tiết nền kinh tế ( chống lạm phát,
chống thiếu phát, chống thất nghiệp và kích thích nền kinh tế phát triển).
+ Để chống lạm phát,
thông thường CP và ngân hàng sử dụng các hình thức thu hút vốn vào quỹ ngân
hàng như sau:nâng cao mức lãi suất gửi tiết kiệm vào ngân hàng, ấn định giá hối
đoái, thực hiện nghiêm ngặt điều kiện quản lý ngoại hối giúp ngân hàng nhà nước
thu về một khối lượng tiền tệ đáng kể trên thị trường nhằm tăng ngân sách, phát
hành xổ số kiến thiết với quy mô mở rộng.
+ Để chống thiếu phát:
cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như
tăng lượng cung tiền, giảm thuế hay điều chỉnh lãi suất.
+ Thay đổi MS là kích cầu, đầu tư công để tạo ra sản xuất, chống thất nghiệp.
+ Đối với kích thích nền kinh tế
phát triển:
Câu 3: Hàng hóa sức lao động và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ở VN?
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Sức lao động chỉ trở
thành hàng hóa khi có đủ 2 điều kiện sau:
- người có sức lao động phải là công dân tự
do về thân thể.
- họ không có hoặc không còn TLSX và các của cải khác.
Hàng hóa sức lao động có 2 thuộc tính:
- giá trị của hàng hóa
sức lao động:
+giá trị toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo ra năng lực lao
động của chính người lao động và duy trì cuộc sống của gia đình họ.
+chi phí đào tạo, huấn luyện để người lao động có thể lao động được.
+ bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch
sử của từng thời kỳ, từng nước kể cả điều kiện địa lý, khí hậu.
+ khi biểu hiện bằng tiền được gọi là tiền công hay tiền lương.
- giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động: khi đi vào tiêu dùng nó có khả năng tự nâng giá trị cao hơn giá
trị ban đầu.
* Vai trò của hàng hóa sức lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở
VN?
Tích cực:
- tác động từ phía cung lao động:
+người lao động phải k ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+người lao động phải xác lập ý thức tổ chức, kỹ thuật lao động cho tốt.
- tác động từ phía cầu lao động:
giúp hình thành cơ chế tuyển dụng lao động hợp lý, hiệu quả.
- tác động ở tầm vĩ mô:
+giúp hình thành cơ chế đào tạo mở, linh hoạt.
+giúp cho quá trình di dân hiệu quả hơn.
Tiêu cực:
+thất nghiệp
+tệ nạn XH, trật tự XH k ổn định.
Câu 4: Trình bày tác dụng và ý nghĩa của việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư
bản?
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển có tác dụng to lớn đối với việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của tư bản:
- nâng cao tốc độ chu chuyển của tư
bản cố định cho phép tăng nhanh quỹ khấu hao, làm cho khối lượng tư bản
sử dụng tăng lên, mặt khác tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa, giảm được
hao mòn hữu hình và vô hình, đổi mới nhanh được máy móc thiết bị.
- nâng cao tốc độ chu chuyển của tư
bản lưu động sẽ làm tăng lượng tư bản sử dụng trong năm, cho phếp tiết
kiệm được tư bản ứng trước ( bộ phận tư bản mua nguyên nhiên liệu được sử dụng
nhiều lần hơn), tiết kiệm được chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí cải thiện
điều kiện làm việc ( như vệ sinh, ánh sáng, thông gió...)
- đối với tư bản khả biến, nâng
cao tốc độ chu chuyển sẽ trực tiếp làm tăng
thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư ( mà thực
chất là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh).
(Ý nghĩa: Để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, thu hồi vốn nhanh
cần phải tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy
móc, thiết bị. Phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng để đưa công trình, máy móc vào
sản xuất càng sớm càng tốt . Quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh sẽ góp
phần phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển
tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp phù hợp để tăng tốc độ chu
chuyển vốn và đó chính là quá trình tái sản xuất vốn. Tái sản xuất vốn mở rộng
dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường. Từ đó góp phần tích cực đến sự phát triển của doanh
nghiệp cũng như của nền kinh tế đất nước. Đối với nước VN ta hiện nay, để nâng
cao tốc độ chu chuyển tư bản cần:
+ rút ngắn thời gian sản xuất
+ áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động
+ nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân để họ sản xuất ra sản phẩm nhanh hơn
với chất lượng tốt hơn
+ cải thiện bộ máy tổ chức và quản lý lao động, làm việc có hiệu quả hơn, tránh
tình trạng cồng kềnh, chồng chéo.)
* Các biện pháp cơ bản nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản: giảm thời
gian sản xuất và thời gian lưu thông:
- Ở tầm vĩ mô:
+ CP tạo môi trường kinh tế và pháp lý để phát triển cho thị trường công nghệ
và thị trường vốn
+ CP phải xây dựng và phát triển cho được cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
lưu thông hàng hóa.
- Ở tầm vi mô:
+Để rút ngắn thời gian lưu thông, các chủ thể kinh tế phải xây dựng và thực
hiện cho được chiến lược khách hàng với các mục tiêu: gia tăng số lượng người
mua, gia tăng khả năng mua sắm và gia tăng sự ham thích mua sắm.
+hoàn thiện mình theo sự tiến bộ của thương mại hiện đại để tăng nhanh được tốc
độ tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là con đường "sinh tồn" của các
chủ thể kinh tế vi mô.
Câu 5: Trình bày công ty cổ phần và thị trường chính khoán?
a/ Công ty cổ phần:
- Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà tư bản của nó được hình thành trên cơ
sở liên kết nhiều tư bản cá biệt và tiền tiết kiệm của cá nhân thông qua việc
mua cổ phiếu.
- Cổ phiếu là loại chứng khoán có giá, ghi nhận sự đóng góp vốn vào công ty của
cổ đông, bảo đảm cho cổ đông là người sở hữu cổ phiếu được quyền nhận một phần
thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phiếu (cổ tức).
Cổ phiếu phổ thông: lợi tức là đại lượng k cố định, nó phụ thuộc vào kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty
Ưu đãi: lợi tức là đại lượng được xác định trước, không phụ thuộc vào kết
qủa sản xuất kinh doanh.
- Mệnh giá cổ phiếu là trị giá ban đầu của cổ phần được ghi trên cổ phiếu.
- Thị giá cổ phiếu là giá cả mua bán cổ phiếu trên thị trường. Thị giá cổ phiếu
còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố: tâm lý/ sự đánh giá, sự phân tích của các nhà đầu
tư đối với tình hình sản xuất, kinh doanh của một công ty cổ phần nào đó.
- Cổ đông: người mua cổ phiếu. Về danh nghĩa, cổ đông có quyền tham gia đại hội
cổ đông, bầu ra hội đồng quản trị và thông qua mọi quyết định của công ty.
Nhưng số phiếu biểu quyết trong đại hội cổ đông được quyết định bởi số lượng cổ
phiếu. Thông thường một số lớn cổ đông có ít cổ phiếu không đủ cơ hội tham gia
đại hội cổ đông, nên những tư bản lớn chỉ cần nắm giữ được số cổ phiếu khống
chế là sẽ thap túng được mọi hoạt động của công ty.
- Ngoài cổ phiếu, khi cần vốn cho kinh doanh, công ty còn phát hành trái phiếu.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu là giấy ghi nhận khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Người mua trái phiếu gọi là trái chủ. Trái chủ sẽ nhận được khoản cổ tức cố
định và được hoàn trả vốn sau thời hạn ghi trên trái phiếu. Trái chủ k được tham
gia đại hội cổ đông.
b/ Thị trường chứng khoán:
- Thị trường chứng
khoán là nơi mua bán các chứng khoán.
- Thị trường chứng
khoán thị trường sơ cấp:
thị trường mua bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu tiên. Thị trường sơ
cấp tạo điều kiện tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế và là nơi cung ứng
chứng khoán vào lưu thông.
- Thị trường thứ cấp:
thị trường mua bán lại các chứng khoán đã được giao dịch lần đầu tiên trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp k làm thay đổi quy mô vốn đầu tư trong nền
kinh tế, nhưng nó giúp cho các nguồn vốn vận động đến nơi đầu tư có lợi hơn.
Thị trường thứ cấp là điều kiện để thị trường sơ cấp phát triển, ngược
lại thị trường sơ cấp là cơ sở để hình thành thị trường thứ cấp.
Trong thực tế, thị trường thứ cấp thường được tổ chức theo 2 cách:
+ thị
trường tập trung: các hoạt động giao dịch được thực hiện tại sở giao dịch,
chứng khoán được mua bán tại đây phải thỏa mãn các tiêu chuẩn niêm yết.
+ thị
trường phi tập trung: thực hiện ở mọi nơi, việc mua bán được thực hiện qua
đường dây viễn thông hoặc hệ thống computer.
Thị trường chứng khoán là loại thị trường phản ứng rất nhạy bén đối với các
thay đổi của nền kinh tế, vì vậy ng ta thường ví nó là " phong vũ
bão" của nền kinh tế.
Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán là những tất yếu kinh tế, nó luôn
mang lại sức mạnh kinh tế mới cho các quốc gia qua việc khai thác tốt các ưu
thế trong cơ chế quản lý của công ty cổ phần và qua khai thác tốt các chức năng
vốn có của thị trường chứng khoán cho nhu cầu phát triển.