Lý thuyết ôn tập Luật Hiến pháp 2022


Lý thuyết ôn tập Luật Hiến pháp 2022


18. PT các điều kiện để một người trúng cử ĐBQH theo PL hiện hành.

- ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực NN trong QH (Điều 43 – Luật TCQH)

- Điều kiện cần và đủ để một người trúng cử ĐBQH:

+ Công dân VN đủ 21 tuổi trở lên.

+ Đủ tiêu chuẩn của ĐBQH: Điều 3 Luật TCQH

-Được đề cử: Được cơ quan tổ chức đơn vị giới thiệu ra ứng cử. Trên cơ sở đó MTTQ mới hiệp thương. Đoàn Chủ tịch UBND MTTQVN hiệp thương những người ở TW.

- Ban Thường trực UBMTTQ cấp tỉnh giới thiệu người ở địa phương ra ứng cử.

- Tự ứng cử: Phải lấy ý kiến của cử tri nơi người đó cư trú và của cơ quan, đơn vị công tác (nếu có)

- Khi đưa ra bầu phải đạt quá số phiếu hợp lệ và nhiều hơn từ trên xuống (đa số tuyệt đối)

- Được UB thẩm tra tư cách đại biểu, ra Nghị Quyết công nhận đủ tư cách ĐBQH: Tại kỳ họp thứ nhất của QH, QH đã bầu ra UB thẩm tra tư cách ĐBQH. Căn cứ vào kết quả điều tra của UB này, QH phê chuẩn ĐBQH.

24. PT hoạt động chất vấn của ĐBQH theo PL hiện hành. Đánh giá hoạt động chất vấn của ĐBQH trong thực tiễn VN hiện nay.

- ĐBQH: Khoản 1 Điều 79 HP 2013

- Chất vấn: Khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND.

* Bản chất, mục đích và vai trò của hoạt động chất vấn:

- Bản chất, chất vấn là một hình thức được QH áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và các cá nhân được giao quyền. Khi thực hiện chất vấn, ĐBQH nhân danh cá nhân là đại diện quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân nêu ra những câu hỏi thuộc về trách nhiệm của CTN, Chủ tịch QH, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKANDTC đồng thời yêu cầu họ trả lời về trách nhiệm pháp lý, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

-Mục đích, hoạt động chất vấn không nhằm thu thập thông tin hay số liệu mà nhằm làm rõ trách nhiệm của các nhà chức trách. ĐBQH có thể đưa ra chất vấn nhiều lần về một vấn đề cho đến khi nó được giải quyết mới chấm dứt. Bên cạnh đó, hoạt độn chất vấn còn nhằm làm mục đích kiểm tra năng lực của các nhà chức trách trong việc nắm bắt và điều chỉnh lĩnh vực mà họ được giao trách nhiệm quản lí.

- Vai trò, chất vấn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của QH cũng như tinh thần trách nhiệm của các CQNN và cá nhân được giao quyền đối với cử tri.

- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao . Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời bằng văn bản.

* Quy trình chất vấn bao gồm 5 bước như sau: 

- Thứ nhất,  ĐBQH ghi rõ nội dung chất vấn , người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đên Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của ĐBQH để báo cáo UBTVQH.

- Thứ hai, UBTVQH dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo QH quyết định.

- Thứ ba, việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể QH được tiến hành theo trình tự 2 bước sau đây: 

+ Một, người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ các nội dung các vấn đề mà đại biểu quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục.

+ Hai, đại biểu QH có thể nêu lên câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời

- Thứ tư, sau khi nghe trả lời chất vấn nếu ĐBQH không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị QH tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của QH hoặc kiến nghị QH xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. QH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn nếu xét thấy cần thiết.

- Thứ năm, người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp QH, tại phiên họp của UBTVQH hoặc đã trả lời chất vấn của ĐBQH bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các ĐBQH bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.

* Đánh giá hoạt động chất vấn của ĐBQH trong thực tiễn VN hiện nay:

- Hoạt động chất vấn trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới, thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn góp phần xây dựng tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội. Trong kỳ họp này đã có nhiều đổi mới cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, thời gian chất vấn nhiều hơn. Nếu như trước đây đại biểu Quốc hội chỉ có 2,5 ngày để chất vấn các thành viên Chính phủ thì nay đã được tăng lên là 3 ngày.

+ Thứ hai, các đại biểu Quốc hội đã có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện chất vấn. Họ đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu, chuẩn bị câu hỏi chất vấn đích đáng đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của cuộc sống, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

+ Bên cạnh đó, năng lực điều hành của chủ tọa phiên họp Quốc hội cũng được đánh giá cao. Dưới sự điều hành của Quốc hội không khí chất vấn ngày càng dân chủ, thẳng thắn và hiệu quả hơn.

-Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

+ Thứ nhất, hoạt động chất vấn thường chỉ tập chung ở một số đại biểu trong khi có những đại biểu rất ít khi thậm chí là chưa bao giờ thực hiện một lần nào quyền chất vấn của mình.

+ Thứ hai, kỹ năng đặt câu hỏi của đại biểu Quốc hội tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Như về cách chọn vấn đề chất vấn, vẫn còn những câu hỏi tập trung vào những vấn đề mang tính địa phương, thiếu tầm khái quát; về cách trình bày nội dung chất vấn, đặt câu hỏi có hai ý, diễn giải quá dài dòng mà không đi vào trọng tâm hay đặt câu hỏi đóng.

+ Thứ ba, trong các phiên chất vấn còn còn diễn ra sự trùng lặp giữa câu hỏi của các ĐBQH. Và về phía người trả lời chất vấn cũng còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Có những trường hợp Bộ trưởng trả lời còn dài, chưa đi thẳng vào ngay vấn đề, hoặc nói chưa sát những vấn đề mà đại biểu muốn tìm hiểu.

-Muốn khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên chúng ta cần phải đưa ra được những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của những phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn:

+ Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung những điều còn bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chất vấn trong kỳ họp Quốc hội.

+ Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động bầu cử nhằm lựa chọn những đại biểu thật sự xứng đáng là đại diện đấu tranh cho lợi ích của nhân dân, vững vàng về phẩm chất và chuyên môn.

25. UBTVQH có vai trò gì đối với hoạt động của QH theo PL hiện hành.

- UBTVQH là cơ quan thường trực của QH.

- Thành phần: Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH, các ủy viên.

- Vai trò: (Điều 74 HP 2013)

+ Tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các kì họp QH.

+ Ra pháp lệnh về những vấn đề được QH giao.

+ Giải thích HP, luật, pháp lệnh.

+ Giám sát việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

+ Giám sát hoạt động của Chính Phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm Toán Nhà nước, các cơ quan do QH thành lập.

+……

26. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban có vai trò gì đối với hoạt động của QH theo PL hiện hành.

* Hội đồng dân tộc:

- Là cơ quan của Qh, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kì của Hội đồng dân tộc theo nhiệm kì của QH.

- HĐ dân tộc có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được QH hoặc UBTVQH giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

- HĐ dân tộc có quyền kiến nghị UBTVQH những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, các kế hoạch phát triển KT – XH miền núi và các vùng có dân tộc thiểu số.

- Chủ tịch HĐ dân tộc được tham dự các phiên họp của UBTVQH.

* Các Ủy ban của QH:

- Do QH bầu ra, để giúp QH thực hiện được tốt các nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Nghiên cứu, thẩm tra những vấn đề được QH và UBTVQH giao cho.

+ Đề xuất những sáng kiến giúp QH và UBTVQH giải quyết tốt các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình.

-Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên, QH lập ra 2 Ủy ban:

a, UB thường trực: là những Ủy ban hoạt động thường xuyên.

-Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, thẩm tra luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác.

+ Thẩm tra các báo cáo được QH và UBTVQH giao cho.

+ Trình QH chương trình cây dựng luật và pháp lệnh.

+ Thực hiện quyền giám sát trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

+ Kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của văn bản.

b, Ủy ban lâm thời: là ủy ban được QH thành lập ra khi xét thấy cần thiết để thẩm tra hay điều tra về một vấn đề nhất định (Dự thảo HP, Dự thảo sửa đổi HP), (UB kiểm tra tư cách ĐB). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Ủy ban này sẽ giải thể.

 

31. Pt nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo PL; nghiêm cấm cơ quan, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Khoản 2 Điều 103 HP 2013)

1. Nội dung:

* Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập với các CQNN:

- Tòa án là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp, trước và trong phiên tòa, hội đồng xét xử làm việc cần có sự độc lập với các CQNN ở nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp cũng như các cơ quan khác trong hệ thống tư pháp.

- HĐ xét xử không bị phụ thuộc vào quan điểm của các cơ quan này, không bị nhr hưởng chi phối một cách tiêu cực để làm sai trái với sự thật khách quan của vụ án.

- Các cơ quan quản lí theo đó, không được can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm vì công tác xét xử đã được NN giao cho Tòa án.

- Tòa án không lệ thuộc hoàn toàn vào ý kiến của cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Nếu qua phiên tòa, cảm thấy cần thiết, HĐ xét xử có thể xử lí vụ việc khác với bản kết luận, cáo trạng của các cơ quan nói trên theo đúng quy định của PL, đảm bảo tính chính xác, công minh.

- Trong hệ thống Tòa án từ TW đến địa phương, Tòa án cấp trên hướng dẫn Tòa án cấp dưới về việc áp dụng thống nhất PL, đường lối xét xử nhưng không quyết định trước về cách thức, kết quả xét xử một vụ án cụ thể buộc tòa án cấp dưới làm theo.

=> Thẩm phán, Hội thẩm không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, không phụ thuộc vào cáo trạng của VKS, không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tòa án cấp trên. Có như vậy thì tính độc lập, đúng đắn, hiệu quả mới được đảm bảo trong hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa.

* HĐ xét xử độc lập với các tổ chức, cá nhân:

-  Trong nhiều vụ án hình sự, số lượng người tham gia tố tụng lớn với thành phần xã hội phức tạp,  HĐ xét xử cần thiết phải có sự độc lập với các chủ thể này.

- Thẩm phán, Hội thẩm ND không bị chi phối, can thiệp, điều khiển ý chí từ bất kì ai. Họ phải độc lập với yêu cầu của bị cáo, bị hại, người bào chữa cũng như thành viên tham gia tố tụng khác.

- Với tư cách là những người chuyên môn trình độ cao về PL, được giao phó tín nhiệm với sứ mệnh bảo vệ công lí lẽ phải, Thẩm phán, Hội thẩm không được vì bất kì mối quan hệ cá nhân riêng tư nào chi phối đến quá trình giải quyết vụ án. Khi ở vị trí trung tâm, quan trọng nhất ở phiên toà, HĐ xét xử phải trút bỏ hết những lời nhờ cậy, sự cả nể thậm chí là dọa dẫm từ các thế lực xung quanh mà chỉ tuân theo diễn biến của vụ án và quy định của PL để nhanh chóng tìm ra kết luận chính xác, hợp tình hợp lí.

* Cá nhân các Thẩm phán, Hội thẩm độc lập với nhau trong xét xử:

- Các thành viên trong HĐ xét xử độc lập trong suy nghĩ khi làm việc taajo thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập từ việc nhận định vụ án, diễn giải PL, quyết định áp dụng PL và ra bản án.

+ Đối với Hội thẩm, không một yêu cầu hay đề nghị nào của người khác có thể làm ảnh hưởng đến việc Hội thẩm áp dụng đúng PL, theo đúng nội dung và yêu cầu của điều luật đối với các tình tiết cụ thể.

+ Về nguyên tắc, Thẩm phán không được áp đặt ý kiến đối với Hội thẩm khi xét xử. Chỉ có HĐ xét xử mới được tham gia nghị án, khi nghị án, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng.

-Các vấn đề của vụ án đều phải được giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số:

+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không được can thiệp vào các thành viên của HĐ xét xử để buộc họ phải xét xử theo ý chí của mình.

+ Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án đều bị coi là vi phạm PL.

*HĐ xét xử “chỉ tuân theo PL” để giải quyết các vụ án:

- Khi nghiên cứu hồ sơ, quá trình xét xử tại phiên tòa và khi nghị án, Thẩm phán và Hội thẩm phải căn cứ vào các quy định của PL để giải quyết vụ án, không được tùy tiện, áp đặt ý chí chủ quan nào.

- Từng bước của quá trình xét xử vụ án phải dựa trên bản lề chuẩn duy nhất là quy định PL có liên quan điều chỉnh trực tiếp vụ việc đó.

 

2. Ý nghĩa:

-   Là căn cứ giúp cho Tòa án làm cho tốt các chức năng xét xử của mình theo quy định của PL.

- Khẳng định “độc lập” và “chỉ tuân theo PL” là 2 yếu tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo PL. Ngược lại, tuân theo PL lại là cơ sở không thể thiếu để đảm bảo tính độc lập tại phiên tòa.

- Nguyên tắc này không chỉ xác định độc lập và chỉ tuân theo PL là yếu tố cơ bản điều chỉnh hoạt động của HĐ xét xử mà còn thể hiện rõ nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tôn trọng hoạt động này.

32. PT nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ TH xét xử theo thủ tục rút gọn” (Khoản 1 Điều 103 HP 2013)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33. PT chế độ bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp theo PL hiện hành.

- Là người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 Luật TCTAND và đủ các điều kiện dưới đây:

+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên.

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng.

+ Đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.

Người có đủ điều kiện trên trên có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ thuộc Tòa án quân sự.

-Đối tượng được tham gia thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp là người:

+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.

+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác PL từ 5 năm trở lên.

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng.

34. PT tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của TANDTC theo PL hiện hành.

* Cơ cấu tổ chức: (Điều 21 Luật TCTAND)

Bao gồm: 1. HĐ Thẩm phán TAND

                2. Bộ máy giúp việc

                3. Cơ sở đào tạo và bồi dưỡng

1. Hội đồng Thẩm phán TAND: (Điều 22)

- Thành viên: Chánh án, các Phó Chánh án TANDTC là Thẩm phán TANDTC và các Thẩm phán TANDTC. Tổng số thành viên của HĐ Thẩm phán không dưới 13 người và không quá 17 người.

- Nguyên tắc hoạt động: HĐ Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của HĐ Thẩm phán phải được quá ½ tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

+ Viện trưởng VKSNSTC, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của HĐ Thẩm phán TANDTC khi thảo luận, thông qua Nghị quyết.

+ HĐ Thẩm phán được quyền ban hành một loại văn bản PL là Nghị quyết.

2. Bộ máy giúp việc: Gồm các Vụ và các đơn vị tương đương ( Điều 24)

- Cơ cấu giúp việc của TANDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC.

3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: (Điều 25)

- Nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Hội đồng, các chức danh khác của TAND.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của TANDTC (Điều 20)

35. PT mối quan hệ giữa QH và TANDTC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn