Tiêu chí |
Cố ý trực tiếp |
Cố ý gián tiếp |
Vô ý vì cẩu thả |
Vô ý vì quá tự tin |
Căn cứ pháp lý |
Khoản 1 Điều 10 BLHS
2015 |
Khoản 2 Điều 10 BLHS
2015 |
Khoản 2 Điều 11 BLHS
2015 |
Khoản 1 Điều 11 BLHS
2015 |
Khái niệm |
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; |
Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó
có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra |
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả đó. |
-
Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được. |
Về mặt lý trí |
Nhận thức rõ tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành
vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội |
Nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi
đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội |
Phải thấy trước hậu quả nhưng
lại không thấy trước được hậu quả đó |
Người phạm tội nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy
trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra |
Về mặt ý chí |
Sự lựa chọn hành vi phạm
tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm
tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó |
Người phạm tội không
mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích
phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu
quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra |
Người phạm tội khi thực hiện
hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra |
Người phạm tội không mong muốn
hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Sự không mong muốn
này thể hiện ở việc người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hậu quả không xảy
ra hoặc ngăn ngừa được dựa trên sự cân nhắc, phán đoán trước khi thực hiện
hành vi. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính
của họ |
Nguyên nhân gây ra hậu quả |
Có sự cố ý |
Có sự cố ý |
Do sự cẩu thả |
Do sự quá tự tin |
Trách nhiệm hình sự |
Cao nhất |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Thấp |
Ví dụ |
C và D xảy ra mâu thuẩn, C
dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy
hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. |
B giăng lưới điện để chống trộm
đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong
muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây
là lỗi cố ý gián tiếp |
A là kế toán doanh nghiệp,
khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối
tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là
kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả
không mong muốn. |
A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù
biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết
người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy
nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự
tin. |
Tags:
Luật hình sự