So sánh hành nghề luật sư ở pháp và đức dưới góc độ của luật so sánh


So sánh hành nghề luật sư ở pháp và đức dưới góc độ của luật so sánh


I. Nhận định chung:

          1. Khái niệm luật sư:

          - Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia.

          - Luật sự thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

          2. Nhận định chung về hành nghề luật sư ở Pháp và Đức:

          - Hệ thống pháp luật của Pháp và Đức hà hai hệ thống pháp luật điển hình cho mô hình đa ngành nghề tư pháp của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa (Civil Law)

          - Hoạt động của luật sư ở Pháp và Đức rất giống nhau và các điều kiện trở thành luật sư về cơ bản cũng giống nhau.

          - Mặc dù các quy chế hành nghề không giống nhau nhưng nói chung các luật sư ở Pháp và Đức có thể hành nghề một cách độc lập hay theo nhiều hình thức nhóm, hội khác nhau. Ngoài ra, luật sư có thể ký hợp đồng lao động với các Văn phòng luật sư, công ty luật, công ty luật hợp danh với tư cách là luật sư làm thuê.

II.   So sánh hành nghề luật sư tại Pháp và Đức:

1.    Giống nhau:

-  Thứ nhất, cả hai quốc gia đều có mô hình đào tạo nghề luật cho sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học Luật.

Ở cả Pháp và Đức, muốn hành nghề luật sư thì nhất thiết các cử nhân luật đều phải trải qua 2 giai đoạn đào tạo nghề luật đó là: giai đoạn đào tạo luật và giai đoạn đào tạo nghề luật. Giai đoạn một, sinh viên luật tại Pháp và Đức đều phải trải qua 4 năm đào tạo cơ bản tại khoa luật của các trường đại học. Trong 4 năm này thì sinh viên phải học các môn học mang tính chất cơ sở về khoa học luật như: Lịch sử các học thuyết pháp luật, Lịch sử pháp luật, Triết học, Xã hội học pháp luật và các môn học như tính chất bắt buộc như Luật Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Tố tụng dân sự, … kết thúc chương trình đào tạo này, sinh viên phải thi để có thể nhận đượ tấm bằng cử nhân. Giai đoạn hai, sau khi có tấm bằng cử nhân thì sinh viên luật ở Pháp và Đức đều phải trải qua giai đoạn tập sự.

-            Thứ hai, về điều kiện để có thể được đào tạo nghề luật tại Pháp và Đứ, đó là sinh viên đều phải có bằng cử nhân luật. Sau khi có được bằng cử nhân luật thì sinh viên mới được phép tiếp tục theo học chuyên sâu về các chuyên ngành luật. (Tại Pháp thì sinh viên sau khi ra trường, đậu tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân luật, còn tại Đức thì chỉ có giấy chứng nhận kết thúc đào tạo đại cương thuộc giai đoạn thứ nhất có giá trị tương đương với bằng cử nhân luật). Đây là giai đoạn đào tạo kiến thức chuyên môn về các nghề luật như: nghề luật sư, nghề thẩm phán, nghề công tố…

-            Thứ ba, đều phải trải qua thời kì tập sự.

-            Thứ tư, về tiêu chuẩn hành nghề: Để được hành nghề luật sư thì cần phải có bằng cử nhân luật và chứng chỉ hành nghề luật sư đồng thời phải gia nhập Đoàn luật sư.

-            Thứ năm, về hình thức hành nghề: Ngoài hai hình thức phổ biến (Văn phòng luật sư cá nhân, công ty hợp danh) thì Pháp và Đức cho phép luật sư thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

-            Thứ sáu, về việc quản lý nghề luật sư: Không hoàn toàn giao phó cho các tổ chức nghề nghiệp,  mà trong một phạm vi nhất định, có sự can thiệp quyền lực của nhà nước. Bên cạnh sự quản lý của nhà nước thì hai nước đều chú trọng đến vai trò tự quản của tổ chức nghề nghiệp luật sư. Nhưng vấn đề tự quản đến đâu là do quy định của từng nước.

 

2.    Nguyên nhân dẫn đến sự giống nhau:

- Bởi vì Pháp và Đức đều chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Civil Law nên nghề luật sư ở hai nước này cơ bản giống nhau cả về phần đào tạo và về việc hành nghề luật sư.

- Pháp và Đức là hai nước dân chủ, có nền kinh tế phát triển, luôn chú trọng đến quyền tự do của con người, bảo vệ con người, đặt sự bình đẳng lên hàng đầu.

- Pháp luật ở cả 2 nước chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của pháp luật La Mã, Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp và Bộ luật dân sự Đức đều được hình thành trên cơ sở của việc kết hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã.

- Sự phát triển khá sớm của pháp luật thành văn ở Pháp và Đức nên việc phát triển nghề luật sư ở 2 nước này diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng và chặt chẽ.

 

3.    Khác nhau:

TIÊU CHÍ

NGHỀ LUẬT SƯ Ở PHÁP

NGHỀ LUẬT SƯ Ở ĐỨC

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều kiện bắt buộc để hành nghề luật sư ở Pháp phải là thành viên của Đoàn luật sư địa phương với điều kiện gia nhập là phải có bằng Maitrise về luật, phải có chứng chỉ về khả năng hành nghề luật sư sau đó làm luật sư thực tập trong 2 năm.

 

Sinh viên có thể đăng ký làm luật sư ở cơ quan tư pháp địa phương và được cơ quan này cấp giấy phép hành nghề luật sư một cách đương nhiên (chỉ trừ một số trường hợp do Quy chế luật sư quy định).

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Đào tạo nghề luật lại tách biệt hẳn với giai đoạn đào tạo luật trong các trường đại học. Sau 4 năm học luật muốn trở thành luật sư học viên phải hoàn thành khóa học 12 tháng ở trung tâm đào tạo luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm. Sau khi có bằng luật sư thì sẽ được hành nghề luật sư.

Giai đoạn đào tạo nghề luật là một phần trong chương trình đào tạo ở bậc đại học. Bậc đại học kéo dài 4 năm và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có chứng chỉ phải có tiếp 3 năm thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, tranh tụng,…), nửa năm thực tập tại tòa án, nửa năm thực tập tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc thi quốc gia lần hai. Sau khi tốt nghiệp kỳ thi quốc gia lần thứ hai thì sẽ được hành nghề luật sư mà không cần có bằng luật sư.

 

ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tồn tại mô hình đào tạo nghề riêng biệt, chuyên sâu các nghề: thẩm phán, luật sư, công tố viên… (ví dụ: sinh viên luật ở Pháp, sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có tham vọng trở thành thẩm phán thì phải tiếp tục thi và theo học trong trường đạo tào thẩm phán). Đào tạo luật ở Pháp là mô hình đào tạo riêng biệt, chuyên sâu về từng lĩnh vực luật.

Không  tồn tại mô hình đào tạo nghề riêng biệt, chuyên sâu các nghề: thẩm phán, luật sư, công tố viên… như ở Pháp. Pháp luật của Đức quy định quy trình chung cho đào tạo mọi nghề luật, tức là, các sinh viên luật, sau khi tốt nghiệp đại học có đủ tư cách hoạt động ở mọi nghề liên quan đến lĩnh vực luật. Mô hình đào tạo luật ở Đức là mô hình tổng hợp, toàn diện và thống nhất trên phạm vi toàn liên bang (bao gồm 16 bang).

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

 

 

 

+ THỜI GIAN TẬP SỰ:

 

 

+ SAU TẬP SỰ:

 

 

Sinh viên đã tốt nghiệp phải thi vào Trung tâm nghiệp vụ (luật sư) để học và thi lấy chứng nhận về khả năng hành nghề.

 

 

2 năm.

 

 

 

Phải làm việc với tư cách là cộng tác viên (tư vấn) hoàn thành tốt và nhận giấy chứng nhận hết tập sự và có tư cách làm luật sư chính thức.

 

Sinh viên đã tốt nghiệp phải nộp đơn xin vào tập sự trong các hệ thống tư pháp (3 năm)

 

 

 

3 năm.

 

 

 

Phải thi kỳ thi quốc gia lần 2. Thi đỗ thì sẽ có tư cách luật sư chính thức.

CÁC CƠ SỞ TẬP SỰ

Sinh viên tại Pháp sau khi hoàn thành phần lý thuyết chung cho chuyên môn thì sinh viên chỉ phải thực hành tại một cơ sở phù hợp với định hướng nghề nghiệp của họ, ví dụ như để trở thành thẩm phán thì họ thực tập tại các Tòa án, để trở thành luật sư thì họ thực tập tại các văn phòng luật sư hay các công ty luật…

Những sinh viên luật dù đã định hướng nghề nghiệp thì vẫn phải tham gia tập sự ở tất cả các cơ sở: tập sự ở Tòa án cấp quận, huyện hoặc Tòa án cấp cao trong 6 tháng, ở cơ quan công tố 3 tháng, ở hội đồng địa phương trong 4 tháng và 4 tháng tập sự với một luật sư thực thụ, thời gian còn lại thì sinh viên mới chính thức tập sự về chuyên môn nghề nghiệp trong tương lai của mình.

 

ĐỘ TUỔI

Độ tuổi trên thực tế có thể trở thành luật sư: Từ 22-23 tuổi.

Độ tuổi trên thực tế có thể trở thành luật sư: Sớm nhất là gần 30 tuổi.

 

PHÂN LOẠI

Trước đây, Pháp có 2 nhóm luật sư, đó là luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn nhưng hiện nay thì không phân chia như vậy nữa.

 

Ở Đức thì không có sự phân chia này.

BẢN CHẤT

Ở Pháp luật sư là một nghề tự do phục vụ cho khách hàng, trong trợ giúp và đại diện cho các bên trước tòa với chức năng là người hỗ trợ tư pháp. Có thỏa thuận thù lao với khách hàng.

 

Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công lý, ở Đức thì không được tự ý thỏa thuận, luật sư chỉ được lấy thù lao theo quy định.

TƯ CÁCH PHÁP LÝ

Tham gia tố tụng tại tất cả các tòa (trừ Tòa án Tư pháp và Tòa án Tối cao) mà không cần có sự cho phép của Đoàn Luật sư.

 

Các luật sư muốn biện hộ tại tòa phải có giấy phép của Đoàn Luật sư.

 

 

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO

-Đào tạo tại trường đại học để có bằng cử nhân luật.

 

- Học đào tạo nghiệp vụ.

 

- Làm cộng tác viên.

 

 

- Luật sư chính thức.

 

- Đào tạo tại các khoa Luật tại các trường đại học tổng hợp để có bằng cử nhân luật.

 

 

- Làm đơn để được tập sự trong hệ thống tư pháp.

 

- Luật sư chính thức.

    

4.    Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau:

          - Pháp là một nước có nền dân chủ lâu đời, một nền kinh tế thị trường phát triển, một nền Pháp chế hoàn thiện. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu cuộc sống việ đào tạo nghề nghiệp cho luật sư rất được chú trọng, được tổ chức chặt chẽ và được chia thành nhiều giai đoạn để đào tạo chuyên sâu. Đức là nước có truyền thống đào tạo nghề luật nói chung và đào tạo luật sư nói riêng khá lâu đời. Từ thế kỷ XIV, các trường đại học tổng hợp đầu tiên của Đức, trong đó có khoa luật đã được thành lập – đến nay, các khoa luật này vẫn là những cơ sở đào tạo luật chính thức của Đức. Nên mô hình đào tạo luật sư không có sự chia tách như ở Pháp.

          - Ở Pháp phân chia luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn vì mô hình đào tạo là riêng biệt nên luật sư được chia ra làm 2 lĩnh vực để chuyên sâu giải quyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, hiện nay không phân chia như thế nữa bởi vì hiện nay xã hội ngày càng phát triển nên người luật sư cần phải linh hoạt hơn trong giải quyết các vấn đề. Thứ hai là do người luật sư ở Pháp có trình độ ngày càng nâng cao nên có thể giải quyết mọi vấn đề mà không cần phải tách ra để chuyên sâu.

          - Ở Đức do có mô hình đào tạo không tách biệt, mà đào tạo tổng hợp với nhau nên người luật sư có thể giải quyết mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực, một người để trở thành luật sư sớm nhất cũng phải ở tuổi 30, có thể thấy quá trình đào tạo nghề luật sư ở Đức sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức để giải quyết mọi vấn đề trong mọi lĩnh vực.

          - Về bản chất nghề luật sư ở Đức là một nghề phục vụ công lý bởi vì người Đức có quan niệm nghề luật sự là “Thầy cãi”, hơn nữa nước Đức có truyền thống lâu đời và mọi thứ phải đi vào khuôn khổ nên việc hành nghề luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật.

          - Ở Pháp nền kinh tế ngày càng phát triển: nhiều ngành nghề, lĩnh vực buôn bán hàng hóa, hàng hóa ra đời kéo theo sự phát triển của nghề luật sư để phục vụ những vấn đề phát sinh.  Pháp là một nước tự do, dân chủ và bình đẳng nên người dân có quyền thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

 

          III.  Liên hệ với nghề luật sư ở Việt Nam:

          Nghề luật sư được cho là tiêu biểu nhất và thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Luật sư là những người được trọng vọng trong xã hội bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội.

          Đối với Việt Nam do điều kiện kinh tế và xã hội, do sự hình thành muộn màng của nghề luật sư và các quy định về hành nghề luật sư nên hệ thống pháp luật về nghề luật sư và hàng nghề luật sư chưa được hoàn chỉnh cần bổ sung và hoàn thiện một cách đồng bộ. Luật sư ở nước ta hiện nay đang còn thiếu và mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của xã hội. Số luật sư lại chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, riêng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% tổng số luật sư toàn quốc.

          Về phạm vi hành nghề, theo quy định của Pháp lệnh luật sư được phép tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật các dịch vụ pháp lý khác. Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu các luật sư hiện nay. Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, tư vấn pháp luật cũng là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh.

          Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại hàng hóa có yếu tố nước ngoài…

          Nếu như trước kia, luật sư chỉ được phép hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (thành lập hoặc tham gia thành lập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư, kể cả tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) thì hiện nay họ được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.

          Luật sư của các nước dù là theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hóa một lĩnh vực cụ thể. Chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “luật sư hình sự”, “luật sư thừa kế”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về bất động sản”, “luật sư về hôn nhân và gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về chứng khoán”, thậm chí có “luật sư về bồi thường thiệt hại”, “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”…

          Cơ hội việc làm của ngành luật ngày càng rộng mở bởi có rất nhiều nghề, rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đến những người có kiến thức pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên cuae WTO, tham gia nhiều hiệp hội quốc tế nên càng cần nhiều nhân lực cho việc giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế với toàn cầu này.

 

          IV. Kết luận:

          Từ những đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật Pháp nói chung và đào tạo luật cũng như nghề luật nói riêng, cũng như nhìn nhận dưới góc độ so sánh, đối chiếu với các đặc trưng của ngành luật và đạo luật ở Đức. Có thể thấy rằng ở mỗi quốc gia, đào tạo luật và nghề luật mang trong mình những lợi thế riêng cũng như các hạn chế nhất định. Chính điểm khác biệt này tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi quốc gia. Việc so sánh hai quốc gia không chỉ có ý nghĩa tìm ra sự khác biệt mà còn giúp các quốc gia có thể học tập nhiều điều từ các quốc gia nước ngoài. Tóm lại, dựa vào các cơ sở đã nêu trên ta nhận thấy, tuy ở Pháp và Đức cùng dòng họ pháp luật và là láng giềng của nhau về địa lý, nhưng lại có sự khác nhau khá lớn về mô hình đào tạo luật và hành nghề luật. Chính những điều đó đã làm cho Pháp và Đức có những đặc trưng riêng, tạo nên thế mạnh cho mỗi quốc gia trong lĩnh vực phát triển có tính đột phá, tạo nên cơ sở pháp lý thông thoáng, lành mạnh về cả mô hình tổ chức lẫn phương thức hành nghề phát triển được các thuộc tính vốn có và cần có của chế định luật sư, đẩy lùi hẳn vào quá khứ những dạng mà một thời đã gây nên những phản cảm, ngộ nhận cho chính các luật sư hành nghề và cả sự hiểu nhầm, mặc cảm từ phía người dân khi họ cần đến các luật sư và điều cơ bản là nhằm đưa mô hình tổ chức và phương thức tổ chức hành nghề luật sư tiến sát đến mô hình, phương thức phổ biến và cũng đã thành truyền thống đối với nhiều nước.

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn